Cải thiện quản lý đất đai ở quận Kiến An, Hải Phòng

MỤC LỤC

HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC 1. Vị trí, vai trò của thanh tra Nhà nước

Hệ thống thanh tra Nhà nước

- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là thanh tra huyện ). Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về.

HỆ THỐNG THANH TRA ĐẤT ĐAI

Hệ thống tổ chức của thanh tra đất đai

Đối với lĩnh vực đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cử người đảm nhiệm chức năng thanh tra đất đai. - Thanh tra cấp xã: thanh tra đất đai cấp xã là một trong những chức năng, nhiệm vụ của UBND xã do cán bộ địa chính trực tiếp giúp UBND xã thực hiện.

Chức năng nhiệm vụ của thanh tra đất đai

- Bước 4: Kết thúc thanh tra: sau khi tiến hành trực tiếp thanh tra căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, đoàn thanh tra phải có văn bản kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó. Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI

Khái niệm về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức do Luật khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. + Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Những hình thức tranh chấp và khiếu nại đất đai thường gặp 1. Những hình thức tranh chấp đất đai thường gặp

* Tranh chấp về lấn chiếm đất đai: Đại đa số loại tranh chấp này xảy ra do lấn chiếm đất đai, một số ít là do chiếm luôn diện tích đất của người khác hay có khi một hoặc cả hai bên không nắm vững pháp luật hoặc trước đú đó sang nhượng đất của người khỏc và khi bàn giao với nhau khụng rừ ràng, cụ thể dẫn đến một bên tự chiếm cho rằng mình đã sang nhượng được. * Tranh chấp về cản trở việc thực hiện quyên sử dụng đất: Thực tế thì loại tranh chấp này là rất ít nhưng nó lại khá phức tạp, thông thường do một bên ở sâu hoặc xa mặt tiền và một bên do có thành kiến cá nhân đã cản trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất ( không cho đi nhờ qua, không bơm nước qua để đến được đất nhà bên kia… ) do đó dẫn đến tranh chấp. * Tranh chấp tài sản gắn liền đất: Các tranh chấp này thường xảy ra dưới các hình thức như tranh chấp về sở hữu, thừa kế, mua bán tài sản… Nó bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính là tranh chấp tài sản.

* Tranh chấp trong vụ án ly hôn: Dạng tranh chấp này thường xảy ra trong các vụ án ly hôn, đặc biệt là những vụ án ly hôn ở nông thôn mà người vợ hoặc chồng là thành viên trong hộ gia đình được quyền sử dụng đất.

HẢI PHềNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN KIẾN AN TRONG NHỮNG NĂM QUA

    Do đó diện tích đất bị thu hồi là tương đối nhiều, nhưng việc thực hiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền trên đất còn tiến hành chậm, giá cả đền bù chưa hợp lý, thực tế có nơi thấp hơn giá thị trường rất nhiều, do đó các vụ khiếu kiện về mức đền bù thường do nhiều người dân khiếu kiện cùng lúc có khi tới vài trăm người, trở thành điểm nóng tại địa bàn nếu không giải quyết kịp thời. Để phát huy quyền làm chủ của người dân, nhằm xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch hơn ngoài sự kiểm tra giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền, thì việc tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai cũng góp phần to lớn vào việc phát hiện và đề nghị xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của người cán bộ cũng như hành vi của những người sử dụng đất gây thiệt hại tới lợi ích của người khác hay lợi ích Nhà nước. Trong những năm gần đây, UBND quận Kiến An nhận được khá nhiều đơn thư tố cáo, nội dung chủ yếu là tố cáo các chủ sử dụng đất có hành vi lấn chiếm đất, ngoài ra còn có các đơn thư tố cáo các cán bộ vi phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước về đất đai, lợi dụng quyền hạn được giao, cố ý làm sai quy định của pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng như giao đất trái thẩm quyền của UBND phường, cán bộ lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt đất đai bán thu lời bất chính, tố cáo các hành vi cố tình gây phiền hà.

    Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất có 16 vụ việc phát sinh khi các chủ sử dụng đất làm thủ tục chuyển nhượng cho nhau, do hợp đồng chuyển nhượng không làm đúng thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật hoặc muôn trốn thuế khi chỉ làm hợp đồng viết tay không có chứng nhận của cơ quan Nhà nước cú thẩm quyền và khụng xỏc định rừ ai phải đóng thuế, hoặc do một trong hai bên không thực hiện đúng giao kết như không trả tiền hay không giao đất đã đến tranh chấp.

    Bảng 9: Kết quả công tác giải quyết khiếu nại của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
    Bảng 9: Kết quả công tác giải quyết khiếu nại của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007

    NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHÂP ĐẤT ĐAI

    Tranh chấp về quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn có 23 trường hợp, các trường hợp này do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, hiện đã giải quyết được 22/23 vụ việc. - Sự phối kết hợp giải quyết giữa các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, vẫn còn có tình trạng cùng một nội dung đơn thư có nhiều cơ quan giải quyết hoặc có nội dung đơn thư lại không có cơ quan nào giải quyết. - Về phía người dân do trình độ dân trí thấp, trình độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật còn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm cho nội dung đơn phản ánh không đúng sự thật hoặc gửi thư nhiều nơi, nhiều cấp không đúng thẩm quyền giải quyết.

    Một tình trạng tương đối phổ biến hiện nay đối với đơn khiếu nại ở lĩnh vực đền bù thiệt hại do giải phóng mặt bằng, mặc dù đã có quyết định đền bù đúng pháp luật, nhưng vẫn khiếu nại với hy vọng được đền bù thêm với tâm lý được thì càng tốt, tuy nhiên hành động này đã làm tốn thêm thời gian và tiền bạc cho công tác giải quyết, đồng thời làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan Nhà nước.

    GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

    GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

    Bốn là: xét trên phương diện người quản lý, các địa phương cần phải công khai, nhất quán các quy hoạch, tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng; điều chỉnh giá đất phù hợp. Trong thực tế việc định giá đất của các địa phương ngay từ đầu đã không đúng giá trị thực, nên khi áp giá đền bù dù có đúng giá quy dịnh thì người dân vẫn khiếu nại về giá, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai vì không thể tăng giá đền bù, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra khiếu nại về giá đền bù trong thời gian qua. Trong thực tế nhiều công dân trong diện này khiếu nại vì không được cấp GCNQSDĐ, lo lắng không được bồi thường, không được bố trí tái định cư… Đồng thời phải có chính sách đảm bảo cuộc sống cho nông dân bị hồi đất, mất đất sản xuất.

    Sáu là: công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật đất đai phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, phổ biến các kiến thức về luật đất đai để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các vụ vi phạm của người dân.