Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

Thị trường hàng may mặc Hoa kỳ

Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng dệt may những tháng đầu năm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dù sụt giảm chút ít so với một số thị trường khác, song đây vẫn tiếp tục là số 1 của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Xuất khẩu hàng may mặc Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm sút nghiêm trọng trong năm 2008 do chi phí sản xuất cao hơn, đồng NDT tăng giá nhanh và cạnh tranh tăng lên từ Việt nam trong khi quota đối với phần lớn các cat nhậy cảm vẫn được duy trì cho tới cuối năm.

Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Hoa kỳ

Người tiêu dùng Mỹ rất phong phú: Trong xu hướng tiêu dùng người Mỹ có sở thích mua những sản phẩm mang phong các cổ điển hơn những sản phẩm mốt thời thượng, mặc dù tỷ lệ khách hàng thích dùng sản phẩm mốt thời thượng khá cao, chiếm khoảng 20% tổng số người tiêu dùng hàng dệt may, đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Đức (30%), hơn hẳn các trung tâm thời trang lớn như Anh và Italia (tỷ lệ này là khoảng 15%), Pháp (17%). Quần áo mang phong cách cổ điển chiếm giữ thị phần đáng kể tại thị trường Mỹ - khoảng 79%, chứng tỏ thị trường tiềm năng này có nhu cầu rất phong phú, đối tượng phục vụ khá rộng: giới sành điệu và cả những ngưòi bình dân.

Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Nhu cầu nhập khẩu: Với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải sợi, nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng 1,8% trong năm 2007. Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đang giảm xuống, thị phần của Trung Quốc đang thu hẹp lại, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Các hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa kỳ

Thời điểm đầu năm 2007 lo ngại Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ hàng dệt may Xuất Khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, các nhà Nhập Khẩu Hoa Kỳ đã rút hợp đồng làm các Doanh Nghiệp dệt may Việt Nam rất khó khăn. Các đơn hàng dệt may từ các nhà NK Hoa Kỳ đã tạo việc làm cho nhiều DN, nhiều hợp đồng đã được ký kết và điều đáng quan tâm là trong những đơn hàng quay trở lại với ngành dệt may, có rất nhiều hợp đồng không thuộc nhóm mặt hàng nằm trong diện bị giám sát từ phía Hoa Kỳ.

Các chính sách thương mại của Hoa kỳ

Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) DOC phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ, và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép sử dụng các phương pháp kinh tế thị trường để xác định giá trị bình thường trong các trường hợp kinh tế phi thị trường nếu như ngành công nghiệp liên quan ở nước bị kiện chứng minh được là ngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường.

TRƯỜNG HOA KỲ

Khái quát chung về Công ty cổ phần may 10

    Năm 1995 đã nhập hàng trăm thiết bị hiện đại của CHLB Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ như: Máy may 1 kim có bộ phận điều khiển bằng mạch IC, dây chuyền gấp áo tự động, dây chuyền giặt hoàn thiện đồng bộ với năng lực giặt bình quân 2500 áo sơ mi/ca sản xuất, hệ thống là áo bằng hơi nước gồm 300 bộ bàn là, hai máy thêu tự động TAJIMA 12 đầu và 20 đầu…. Hai xí nghiệp may Veston được triển khai và đi vào hoạt động là nhờ sự định hướng của tập đoàn Dệt – May Việt Nam về việc phát triển Veston cao cấp mà trực tiếp là sự chỉ đạo của đồng chí Vũ Đức Thịnh - Tổng giám đốc Công ty may nhà bè, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May Việt Nam sau này là Tổng Giám Đốc Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, cộng với sự giúp đỡ của lãnh đạo và CBCNV Công ty May Nhà Bè. Chính nhờ sự giúp đỡ tận tình trong đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ cũng như giúp May 10 các đơn hàng Veston đầu tiên xuất khẩu đi thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, đến nay May 10 không chỉ khẳng định được đẳng cấp về sản phẩm sơ mi mà còn khăng định đẳng cấp về sản phẩm Veston nam nữ trên thị trường Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu.

    Song song với hoạt động đầu tư, May 10 còn đẩy mạnh đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh, tham gia góp vốn thành lập Công ty Kinh doanh dịch vụ vận tải G.I.M, Công ty kinh doanh thiết bị H.N.P, Công ty quảng cáo Mười Thành Công, Công ty may Đông Bình, Công ty chuyên sản xuất Veston cao cấp Vĩnh Bảo, Công ty dịch vụ - bao bì - giặt là,… theo hướng phat triển Tổng Công ty May 10. Như vậy doanh thu trong năm 2007, 2008 đã giảm đi so với các năm trước đó, điều này có thể được giải thích là do Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát đặt biệt đối với hàng dệt may, một số khách hàng truyền thống và ổn định có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng không đặt tại Việt Nam nữa, sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu hàng may mặc lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Đối thủ cạnh tranh trong nước của Công ty cổ phần May 10 đầu tiên có thể kể đến là Công ty May Việt Tiến: Công ty này đã liên doanh, liên kết với bốn công ty ở nước ngoài sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa kỳ, Công ty này cũng có dây chuyền sản xuất sản phẩm rất hiện đại, kim nghạch của họ trên thị trương Hoa Kỳ.

    Bảng số 2.2: Cơ cấu vốn của công ty
    Bảng số 2.2: Cơ cấu vốn của công ty

    Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Hoa kỳ

    Các khách hàng của Công ty trên thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là rất thân thiết và lâu năm như: SUPREME, TARGET, JC PENNEY, K-MART, ONGOOD….Thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ mà các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. Như vậy Công ty không phải mất nhiều chi phí trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua tên tuổi, các thương hiệu rất uy tín của các Công ty thương mại này. Nhưng cũng là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà hệ quả của nó là hầu như không thể làm ăn lâu dài với các đối tác Hoa kỳ mà không biết được những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan.

    Công ty cổ phần May 10 không chỉ phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn sang Hoa kỳ như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc ,Inđônêxia, Bangleđet…mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như các loại hàng ngoại nhập, hàng rởm, hàng kém chất lượng.

    GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ

    Giải pháp từ phía hiệp hội

    Hiệp hội cùng với Công ty cổ phần may 10 tìm kiếm thông tin về thị. Trong việc tìm kiếm đối tác ở Hoa kỳ, hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho công ty May 10, triển khai đàm phán, kí kết với các đối tác của họ. Có kế hoạch để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ Công ty như: Tiến hành quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ cập nhật thông tin thị trường và công nghệ; làm cầu nội giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước giúp cho doanh nghiệp có cơ hội ngày càng khẳng định vị thế của mình hơn.

    Giải pháp từ phía Công ty

    Đầu tiên là phải co các hoạt động nghiên cứu thị trường để có được các thông tin về xu hướng thời trang, phong tục tập quán, nhu cầu thị hiếu của thị trường, từ đó cung cấp các thông tin này cho phòng thiết kế thời trang để nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm các trang phục. Trong những năm gần đây, công ty cổ phần May 10 cũng đã và đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá chủng loại sản phẩm cả về bề rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra sự phù hợp hơn với những nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng và phát triển thị trường. Mở rộng và kinh doanh theo hướng đa ngành nghề như kinh doanh dịch vụ vận tải, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại… thông qua nhiều hình thức: đầu tư hoặc góp vốn liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty.

    Tư vấn về công tác quản lý, tổ chức sản xuất, đào tạo, chuyển giao công nghệ… cho các doanh nghiệp trong nghành, nhằm tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp có trình độ tương đương, có khả năng liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc.