MỤC LỤC
Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. Bước 4: Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển giao cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Bước 3: Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Bước 5: Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay như quy định.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Khách hàng phải có tín nhiệm với ngân hàng, có mức vốn tự có tham gia tối thiểu theo quy định, có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD có hiệu quả, có khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết. Khách hàng được vay vốn của ngân hàng mà không cần tài sản bảo đảm thì thường khách hàng phải là khách hàng có uy tín đối với ngân hàng, kinh doanh có lãi hai năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay, có dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết, có cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Đồng thời các khoản vay thường bị ngân hàng xem xét là có tính rủi ro cao nên nó được áp dụng mức lãi suất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay áp dụng đối với khoản vay trong các NHTM. Các cá nhân đến xin vay ngân hàng các khoản để đáp ứng tức thời các nhu cầu của họ mà ngay tức thời chưa đủ khả năng chi trả nhưng họ hoàn toàn đủ khả năng chi trả trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trung hạn.
Ngược lại, cán bộ tín dụng quan liêu, xét duyệt cho vay không vô tư, thiếu hiểu biết pháp luật, thậm chí thoái hoá biến chất, báo cáo sai sự thật với cấp trên, đề xuất cho vay sai lầm, không chung thực sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay và rất dễ để lại một hình ảnh xấu về ngân hàng mình trong các doanh nghiệp và như vậy sẽ hạn chế việc các doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn. Song trong thực tế nền kinh tế thị trường luôn có bước phát triển đặc thù của nó vì vậy trong mỗi giai đoạn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đối mặt với những thách thức như: nếu giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh hoặc kinh tế phục hồi thì hoạt động ngân hàng diễn ra thuận lợi, ngược lại giai đoạn suy thoái, khủng hoảng lạm phát, giảm phát diễn ra sẽ khó có thể tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Ý thức được những thuận lợi và khó khăn trên, để phát triển kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường, trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Tây đã nhận thức đầy đủ định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và thường xuyên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh, đề ra nhiều giải pháp kinh doanh phù hợp và đã đạt được nhiều thành công như ngày hôm nay. Đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh đã có đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của Hà Tây nhưng trình độ quản lý còn hạn chế, vốn tự có thấp, sức cạnh tranh yếu, sổ sách kế toán chưa kịp thời, trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vẫn chưa có những dự án, phương án phát triển vững chắc, lâu bền.
Trước tình trạng hoạt động kinh doanh của khối các DNNN làm ăn gặp khó khăn như vậy ngân hàng vẫn phải giữ quan hệ với các doanh nghiệp này để giữ chân khách hàng bởi vì trong tương lai các DNNN sẽ cổ phần hoá chuyển sang công ty cổ phần hạch toán độc lập, làm ăn có hiệu quả hơn. Chính vì những hạn chế trên mà hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này gặp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đối với doanh nghiệp do đó làm hạn chế việc nghiên cứu mở rộng đầu tư tín dụng của ngân hàng.
Trong hoạt động đầu tư tín dụng NHNo&PTNT Hà Tây có nhiệm vụ cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồn vốn. Sở dĩ năm 2005 tổng dư nợ lại giảm như vậy là do trong thời gian đó trên địa bàn tỉnh dịch cúm gia cầm tái bùng phát làm ảnh hưởng lớn đên hoạt động sản xuất kinh doanh của cả khách hàng và ngân hàng.
Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp kiên quyết trong việc thu hồi nợ. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp tíc cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ.
Tìm hiểu các doanh nghiệp là khách hàng của NHNo&PTNT Hà Tây cho thấy: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngân hàng chưa có quan hệ giao dịch, hơn nữa các doanh nghiệp này còn rất ít trên địa bàn tỉnh Hà Tây, các DNNN có quan hệ với ngân hàng ngày càng giảm do quá trình cổ phần hoá, các DNNQD mặc dù có số lượng lớn nhất 3200 doanh nghiệp nhưng chỉ có khoảng gần 800 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Trong những năm qua với những giải pháp và bước đi thích hợp, cơ cấu tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây từng bước được chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, cho vay các doanh nghiệp được NHNo&PTNT Hà Tây thường xuyên chỉ đạo thực hiện và là một trong những mục tiêu ngân hàng hết sức quan tâm, ban lãnh đạo ngân hàng đã tập trung mở rộng cả quy mô cũng như chất lượng cho vay.
Nếu phân loại theo thành phần kinh tế trong thời gian qua ngân hàng vẫn chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất và hộ gia đình và tư nhân, cho vay doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng ngày càng nhiều. Xét cụ thể từng loại hình doanh nghiệp ta thấy: Dư nợ cho vay đối với khối DNNN giảm liên tục qua các năm và giảm mạnh vào năm 2005 với mức giảm là -37%, hiện tại dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây đối với khối doanh nghiệp này chỉ còn 15.689 triệu đồng, ở mức thấp nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Trong thời gian qua tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Hà Tây có nhiều biến động. Nguyên nhân của tình trạng này như đã nói ở trên, hầu hết các DNNN đều làm ăn thua lỗ đang trong quá trình cổ phần hoá thành công ty cổ phần.
Điều này phản ánh mức độ thu hút tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến việc mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội đầu tư vào dự án lớn thì hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây cũng không có điều kiện để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và sẽ làm hạn chế việc đẩy mạnh hoạt động cho vay của ngân hàng.
Phấn đấu 50% các doanh nghiệp trên địa bàn được tiếp cận vay vốn NHNo&PTNT Hà Tây - Cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng doanh nghiệp : tín dụng, bảo lãnh, thấu chi, dịch vụ ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế, thẻ,…. - Tiếp cận doanh nghiệp trên cơ sở tư vấn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp, tư vấn cách sử dụng hiệu quả đồng vốn đi vay cho doanh nghiệp để từ đó nắm bắt được trình độ của những người quản lý doanh nghiệp mà phòng ngừa rủi ro.
- Đổi mới tác phong kinh doanh, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đến quan hệ giao dịch với ngân hàng. - Cố gắng giảm thiểu rủi ro tín dụng nhất là rủi ro về đạo đức để vươn tới sự hoàn thiện về chất lượng tín dụng, nhằm tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng mình trong các doanh nghiệp.