Một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại Trường mầm non

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG

Kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi

Trẻ càng lớn thì môi trường hoạt động của trẻ càng được mở rộng, trẻ không chỉ tiếp xúc với những người thân trong gia đình mà còn được tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau, có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là được chơi, hoạt động với bạn. Trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh, trẻ có thể thi đua để làm ra những sản phẩm khác nhau hoặc các sản phẩm thay thế phù hợp bằng nhiều cách khác nhau mà không có sự thất vọng, chán nản vì những tình huống xảy ra cho phép nhiều sản phẩm ở mức độ khác nhau.

Hoạt động lao động của trẻ 5 – 6 tuổi 1. Mục đích của lao động

Chính nhờ sự hợp tác của trẻ thông qua các hoạt động ở trường mầm non, mà đặc biệt là thông qua hoạt động lao động, đã giúp trẻ có cơ hội được gần gũi bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau thỏa thuận, đàm phán, thiết lập mối quan hệ với bạn cựng chơi, cựng làm việc một cỏch chõn thực và rừ nột nhất. Bờn cạnh đú, giỏo dục lao động góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức như lòng yêu lao động, quý trọng người lao động, sẵn sàng lao động không những cho mình, cho người thân mà còn vì lợi ích chung của tập thể, cho xã hội và từ đó hình thành ở trẻ tính mục đích, tính kiên trì, tính độc lập, tinh thần vượt khó khăn và óc sáng tạo; giỳp trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản; hiểu rừ vai trũ lao động trong đời sống; hình thành các quan hệ tập thể trong lao động, tinh thần tương trợ và niềm vui cho kết quả chung của tập thể.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thể khẳng định rằng: hoạt động lao động có vai trò quan trọng trong việc hình thành kĩ năng hợp tác cho con người và phải bắt đầu giáo dục ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đây chính là thời điểm giáo dục thuận lợi và có hiệu quả. Trên đây là cơ sở của việc tìm hiểu thực trạng hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam và là cơ sở để đề xuất các biện pháp của việc trạng hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

THỰC TRẠNG VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI

Vài nét về trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam

Cơ sở vật chất của trường mẫu giáo Hướng Dương được UBND xã Quế Trung đầu tư xây dựng khang trang, thoáng mát. Sân trường rộng rãi, thoáng mát có nhiều cây xanh bóng mát, vườn hoa, vườn rau, nhiều đồ chơi cho trẻ và cú hệ thống tường rào cổng ngừ cẩn thận.

Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông

Bên cạnh đó, lại có ý kiến người giáo viên có thể vừa là người hướng dẫn trẻ những lúc trẻ cần sự giúp đỡ nhưng không can thiệp sâu vào hoạt động của trẻ, vừa gợi mở tạo điều kiện để trẻ tự mình làm việc, nói chung là cần phải có sự kết hợp về cả hai vai trò mới thực sự hiệu quả. Có 40% GV (4/10 phiếu) cho rằng KNHT giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ và hoàn thành tốt công việc, bởi khi có sự hợp tác trẻ sẽ dễ dàng thực hiện công việc hơn nhờ các mối quan hệ qua lại lẫn nhau, còn 20% GV (2/10 phiếu) đồng ý với ý nghĩa giúp trẻ biết giải quyết mâu thuẫn trong quá trình tham gia hoạt động. Nhưng chính khi trẻ biết cùng nhau làm việc, chia sẻ kinh nghiệm thì chính là lúc hình thành ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết nhất là KNHT, vì vậy giáo viên cần phải nhận thức được rằng hoạt động lao động góp phần quan trọng vào việc hình thành KNHT cho trẻ chứ không chỉ là giúp trẻ biết yêu quý lao động và các sản phẩm lao động không mà thôi.

Như vậy, việc lập kế hoạch hình thành KNHT cho trẻ chưa được chú trọng, qua trao đổi với giáo viên chúng tôi biết được rằng, đối với hoạt động lao động giáo viên không lập kế hoạch mà chỉ lên lớp và yêu cầu trẻ thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.

Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động lao động  đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi

Tiểu kết chương 2

Một phần do chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều điểm bất cập nên chưa tạo động lực để giáo viên rèn luyện, nâng cao tay nghề. Nhưng khi hỏi về việc tổ chức hoạt động, mức độ sử dụng thì hoàn toàn trái ngược, có rất nhiều giáo viên không bao giờ tổ chức hoạt động hoặc mức độ sử dụng rất thấp. + Đa số giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức lao động tự phục vụ và trong sinh hoạt để hình thành KNHT cho trẻ mà chưa chú ý vận dụng hình thức lao động mang tính tập thể cao như lao động trong thiên nhiên hoặc lao động thủ công.

Những kết luận trên chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi làm căn cứ cho việc đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động.

ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA

Đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động

Ví dụ: đối với hình thức giao nhiệm vụ giáo viên đưa ra nhiệm vụ cho trẻ thực như cất cặp, dép, giữ vệ sinh chung, khi uống sữa xong cần bỏ hộp sữa vào sọt rác, không vứt rác bừa bãi, rửa tay rước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa miệng sau khi ăn xong,… đối với hình thức trực nhật giáo viên cần chia nhóm trẻ, phân công công việc mỗi ngày, đến lịch của mình trẻ sẽ tự thực hiện công việc giúp nâng cao ý thức vì tập thể. Ví dụ: giáo viên cho trẻ thực hiện công việc trồng hoa, chia mỗi khoảng đất là một nhóm, trẻ sẽ làm việc cùng nhau, mỗi bạn tùy vào khả năng mà làm những công việc phù hợp với mình, trước khi thực hiện công việc các trẻ ngồi lại thảo luận, phân công công việc để đảm bảo công việc diễn ra tốt hơn, các bạn nam có thể xới đất, các bạn nữ sẽ bỏ cây xuống đất, và cùng nhau lấp đất vào, còn những bạn khác sẽ đi lấy nước đổ vào bình tưới để tưới cây. Như vậy, càng tham gia nhiều hoạt động lao động thì kỹ năng hợp tác của trẻ càng nâng cao, vì trong quá trình tham gia trẻ sẽ biết lắng nghe ý kiến của bạn, của cô; biết thảo luận, bàn bạc với nhau về công việc, phân công công việc hợp lý, cùng nhau hoàn thành, cùng chịu trách nhiệm về công việc, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi một trong các thành viên gặp khó khăn… tất cả điều đó sẽ giúp nâng cao kỹ năng hợp tác cho trẻ.

Các tình huống thường có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ bởi tính có vấn đề, điều này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì hứng thú trong suốt quá trình hoạt động, kích thích trí tò mò ham hiểu biết và sự khao khát, mong muốn được làm những việc có ý nghĩa như: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn giữa các thành viên trong nhóm lớp cũng như với mọi người xung quanh, từ đó kỹ năng hợp tác của trẻ cũng được phát triển.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm 1. Mục đích thực nghiệm

    Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học - Về mặt định tính: Tôi tiến hành phân tích, mô tả, nhận xét, đánh giá mức độ hình thành KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động trên cơ sở các biện pháp đã xây dựng. Mức độ hình thành KNHT cho trẻ trong hoạt động lao động lao động là chưa cao, trẻ còn bị động trong quá trình hoạt động, ít thể hiện kỹ năng hợp tác, trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin, chưa tham gia thảo luận, bàn bạc, chia sẻ, chưa giúp đỡ người khác. Qua quan sát tôi thấy giáo viên khi tổ chức hoạt động lao động có lồng ghép phát triển KNHT cho trẻ, tuy mức độ còn hạn chế, biện pháp mà giáo viên sử dụng còn đơn giản, mang tính hình thức, trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động cũng như tính tích cực hình thành KNHT ở trẻ.

    Những con số trên là kết quả của quá trình tôi vận dụng đề tài nghiên cứu của mình vào lớp TN để đối chứng với lớp chưa vận dụng (lớp ĐC) và có sự tham gia, chứng kiến của các cô giáo trong trường nên kết quả chính xác và khách quan.

    Bảng 3.1. So sánh mức độ hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2  nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm
    Bảng 3.1. So sánh mức độ hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

    Tiểu kết chương 3

    Tuy nhiên, nếu có sự đầu tư vào nhiều tiết tổ chức hoạt động lao động, thời gian tác động lâu hơn và nhận được sự giúp đỡ của nhà trường thì tôi tin rằng quá trình hình thành KNHT cho trẻ sẽ đạt được kết quả như mong đợi. Thông qua kết quả thì tôi nhận thấy rằng những biện pháp và quá trình khảo sát của tôi đưa ra đem lại hiệu quả cao và tác động trực tiếp đến quá trình hình thành KNHT của trẻ thông qua hoạt động lao động. Biện pháp này được lồng ghép trong biện pháp kia cùng nhau hỗ trợ để hiệu quả việc hình thành KNHT được nâng cao, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển bản thân của trẻ.

    Với kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định các biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động mà tôi xây dựng là có tính khả thi, hiệu quả, góp phần phát triển KNHT cho trẻ.