Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel trong quá trình hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

NHỮNG YẾU TỐ LÀM TĂNG VAI TRề CỦA QUẢN Lí ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

Những yếu tố làm tăng vai trò của quản lý

Một là, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả về quy mô, cơ cấu và trình độ khoa học - công nghệ làm tăng tính phức tạp của quản lý, đòi hỏi trình độ quản lý phải được nâng cao tương ứng với sự phát triển kinh tế. Hai là, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao và quy mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu khiến cho quản lý có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự phát huy tác dụng của khoa học - công nghệ với sản xuất và đời sống. Muốn phát triển khoa học - công nghệ, kể cả việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, Nhà nước và các tổ chức phải có chính sách, cơ chế phù hợp.

Trình độ giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn và trình độ văn hóa nói chung của đội ngũ cán bộ, người lao động và các tầng lớp dân cư; Nhu cầu và đòi hỏi của xã hội về vật chất và tinh thần ngày càng đa dạng và phong phú hơn; Yêu cầu dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội, yêu cầu của người lao động được tham gia vào việc quyết định những vấn đề quan trọng trong phát triển đất nước. Bốn là, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, tạo ra những cơ hội to lớn nhưng cũng gây nên những thách thức cho nền kinh tế. Hội nhập quốc tế là quá trình các nhà nước có đủ tư cách quốc gia, vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế khác để hướng đến chia sẻ nhằm mục tiêu chung đạt được lợi ích cho nước mình và các nước, tổ chức quốc tế khác trên cơ sở tuân thủ các khuôn khổ chế định chung.

(ii) Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu (iii) Thu hút vốn đầu tư, nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, công nghệ. Do đó, quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơ chế quản lý phù hợp để phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác về kinh tế và xã hội cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý ở Việt Nam như: sự phát triển dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu; yêu cầu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường xã hội trong phát triển.

Điều đó cũng nói nên rằng để hoàn thành được sứ mệnh đặt ra, vai trò của công tác quản lý quan trọng lớn và nhiệm vụ của công tác quản lý càng to lớn. Nhờ có hoạt động quản lý với tư cách là ý chí điều khiển một cộng đồng người, một tổ chức người mà nó có thể hướng các hoạt động của các thành viên theo một vectơ chung. Vai trò thiết kế liên quan tới các nội dung: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định biên chế, phân công công việc, giao quyền và chuẩn bị các nguồn lực khác.

Thông qua hệ thống chính sách nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực phù hợp và phong cách quản lý hợp lý, hoạt động quản lý là tác nhân tạo ra động cơ thúc đẩy từ đó phát huy cao nhất năng lực của người lao động và tạo điều kiện cho họ khả năng sáng tạo cao nhất. Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quả hoạt động của tổ chức để đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửa chữa những sai lầm, từ đó đảm bảo cho tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra. Bản chất của hoạt động quản lý là nhằm phối hợp các nguồn lực để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung mà sự nỗ lực của một cá nhân không thể làm được.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRề QUẢN Lí ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN VIETTEL

    Xây dựng bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá và quản lý doanh nghiệp Viettel là Tập đoàn Quân đội nên việc quản lý có phần cứng nhắc, mang tính nghiêm khắc, kỷ luật và chưa linh hoạt. Từ đó giúp Tập đoàn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Ðảng và Nhà nước, phát huy vai trò dẫn dắt, kích thích thị trường, tiên phong trong hội nhập quốc tế, đi đầu về trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng suất, chất lượng và hiệu quả, tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển, thiết kế chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, điều tiết vĩ mô, khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, kết hợp kinh tế và quốc phòng an ninh. Công tác đánh giá cần dựa trên cơ sở xem xét đa chiều, lượng hóa các tiêu chí đánh giá phù hợp với tiêu chí sản xuất kinh doanh của đơn vị, đặc biệt xem xét hiệu quả và giá trị đóng góp, mang lại cho tập đoàn.

    Hiện tại Viettel có hai kênh tiếp nhận những ý kiến của khách hàng là qua hệ thống đại lý và qua hệ thống Call Center nên cần thành lập một forum tiếp nhận ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty, đồng thời cũng qua kênh thông tin này công ty có thể giải đáp những thắc mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi, giảm bớt áp lực cho hệ thống tổng đài giải đáp thắc mắc. Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng đặc biệt, bộ phận này có trách nhiệm chăm sóc những khách hàng lớn của công ty, như những khách hàng lâu năm, có mức phát sinh cước cao. Đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, đặc biệt là nhân viên trực tổng đài giải đáp thắc mắc, và nhân viên chăm sóc khách hàng tại các đại lý của Viettel.

    Chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự cho bộ phận chăm sóc khách hàng, phải thực sự là những người có khả năng chịu được áp lực, cũng như khả năng trình bày và điều không kém phần quan trọng là giọng nói. Thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện đang rất thiếu, với tốc độ phát triển và tăng quy mô đến chóng mặt của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và nhân lực làm việc chuyên nghiệp về dịch vụ khách hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp viễn thông cần chú trọng đào tạo thường xuyên lực lượng nhân lực hiện có để nâng cao trình độ làm nguồn cơ sở, thành lập các trung tâm đào tạo, các trường đại học của riêng doanh nghiệp và cử nhân viên đi học tập ở nước ngoài.

    Các nhà quản lý cần phải thay đổi cách quản lý của mình để giúp cho các nhân viên được làm việc trong môi trường năng động hơn, sáng tạo hơn để có thể phát huy hết năng lực của mình cũng như đưa tập đoàn Viettel ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng những công nghệ mới sẽ giúp tập đoàn tiết kiệm được chi phí quản lý, thời gian trao đổi giữa các nhà lãnh đạo và thời gian truyền đạt lại cho những người chịu sự quản lý, gia tăng hiệu quả hoạt động quản lý. Phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đúng nơi đúng chỗ trong doanh nghiệp sẽ tạo kết quả cao về hiệu suất làm việc, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

    Theo đó doanh nghiệp vừa phải tuyển dụng, bồi dưỡng, khuyến khích, trọng dụng nhân lực chất lượng cao vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành quả nghiên cứu. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa người quản lý với người chịu sự quản lý, tài chính của doanh nghiệp cũng như các nguồn lực khác sẽ giúp Viettel ổn định hơn trong quá trình quản lý. Chính vì vậy, việc đồng bộ hóa trong quản lý sẽ giúp tập đoàn dễ dàng hơn trong quá trình quản lý kể cả ở trong và ngoài nước, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của Viettel.