Nghiên cứu quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Quốc tế Tico

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Quốc tế TICO, đồng thời đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhằm tối ưu hóa quy trình này. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả vận hành của công ty, giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt trước các thách thức trong quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp phân tích: Căn cứ vào các kết quả dưới dạng thống kê, bảng biểu, phân tích các thông tin, số liệu từ những tài liệu nội bộ của công ty để nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của công ty. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu đã đặt ra để đánh giá các những kết quả đã đạt được và hạn chế, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phẩn Quốc tế TICO.

Kết cấu đề tài

- Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023, từ đó so sánh chỉ ra sự khác nhau, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm. - Phương pháp tổng hợp: Phân tích, đưa ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Một số khái niệm cơ bản

Giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là dịch vụ tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến quốc gia nơi nhận hàng (người nhận hàng) ở quốc gia khác bằng đường biển. Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển không chỉ đơn thuần là nhận dạng được rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độ nguy hiểm của rủi ro và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang đến trong từng nghiệp vụ từ lúc bắt đầu tiếp nhận yêu cầu của khách hàng cho đến khi giao hàng cho khách.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ

Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Quốc tế TICO 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ hải quan, dịch vụ giao nhận hàng xuyên biên giới, kho bãi… Đây là các hoạt động bổ trợ của công ty giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan và vận chuyển, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Nhận thấy được tiềm năng to lớn đó, công ty đã xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân viên chuyên chịu trách nhiệm về thị trường Trung Quốc để có thể đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra được nguồn doanh thu ổn định và có xu hướng ngày càng tăng đến từ thị trường này. Điều này là do những thách thức của sức ép lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm do ảnh hưởng của chiến sự Nga và Ukraine đã khiến công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu đối với dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển.

Bảng 3.2. Thị trường hoạt động của Công ty Cổ phần quốc tế TICO giai đoạn  2021 – 2023
Bảng 3.2. Thị trường hoạt động của Công ty Cổ phần quốc tế TICO giai đoạn 2021 – 2023

Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Điều này là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế được phục hồi sau đại dịch và giá cước vận tải biển bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2023 giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy họ đẩy mạnh hoạt động giao hàng. Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ thành công cho bộ phận kinh doanh bằng cách gửi Booking Confirmation bao gồm các thông tin cần thiết: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (Port of Loading), cảng dỡ hàng (Port of Discharge), cảng chuyển tải (Transshipment), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng (Cut-off time). Nhân viên giao nhận sẽ giao bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định của hãng tàu xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phòng thương vụ bãi và lấy container rỗng vận chuyển đến kho người xuất khẩu đóng hàng.

Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Đối với rủi ro trong quá trình thanh toán, do trước khi ký kết hợp đồng, công ty đã kiểm tra các thông tin từ phía khách hàng nhưng vẫn gặp tình trạng như thanh toán muộn làm ảnh hưởng đến dòng vốn luân chuyển của công ty hay gửi phiếu ngân hàng sai thông tin người nhận khiến công ty bị tính phí đổi tên… Bên cạnh đó, các hợp đồng giao hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu nhận thanh toán bằng đồng tiền USD. Đây là rủi ro rất ít khi xuất hiện và có mức độ tổn thất thấp do nhân viên đã được đào tạo nghiệp vụ về quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện sai sót, và kiến thức về các quy định xuất khẩu do đó có thể kịp thời phát hiện và sửa đổi thông tin chính xác. Mặc dù vẫn còn xuất hiện sai sót trong một số nghiệp vụ do sai sót từ phía nhân viên công ty nhưng tần suất xuất hiện của rủi ro này không nhiều, hơn nữa mức độ tổn thất cũng không lớn do sai sót chủ yếu trong việc nhập liệu dữ liệu mà những sai sót này có thể được khắc phục kịp thời và không gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chung của công ty.

Bảng 3.3. Bảng ma trận đo lường rủi ro trong Công ty Cổ phần Quốc tế TICO
Bảng 3.3. Bảng ma trận đo lường rủi ro trong Công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Ban lãnh đạo công ty cùng các nhân viên chia sẻ, trao đổi về các vấn đề còn tồn tại, cùng nhau nhìn nhận và phân tích, tìm hướng giải quyết để đưa ra các phương án khả thi để ứng phó với các tình huống tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng chiến lược nhằm duy trì và phát triển công tác tài trợ rủi ro trong công ty, đồng thời có chiến lược riêng về quỹ quản trị rủi ro nhằm duy trì, phát triển và hỗ trợ công tác tài trợ rủi ro trong công ty. Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê và phân tích các rủi ro trong quá khứ để nhận diện ra các rủi ro trước mắt mà thiếu sự phân tích và quan sát sâu do đó có những nguy cơ rủi ro luôn xuất hiện và không lường trước được khi rủi ro xảy ra.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH

Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Để làm được điều này, công ty cần hoạch định tốt các kế hoạch quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển để có thể nhận dạng được các rủi ro có thể xảy ra, phân tích và đánh giá và đưa ra các biện pháp né tránh, giảm thiểu rủi ro. Ban lãnh đạo cần mở các cuộc họp quy mô công ty thường xuyên để nhận xét, đánh giá công tác quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu, từ đó đề xuất các định hướng phát triển đúng đắn về quản trị rủi ro trong quy trình này. Thứ tư, đào tạo và cập nhật thông tin thường xuyên về quy định, thủ tục, thuế suất… của Nhà nước cho nhân viên để tránh phát sinh những rủi ro như tăng thuế, không xuất được hàng do không đủ chứng từ, phát sinh phụ phí.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế TICO

Để quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi thì bộ phận kinh doanh và chứng từ cần phối hợp cùng bộ phận kế toán để cùng nhau thực hiện tốt quá trình thanh toán phù hợp với quy trình giao hàng xuất khẩu, tránh những rủi ro không đáng có. Công ty cần đặc biệt chú trọng đến những biến động của môi trường kinh tế, chính trị, biến động tỷ giá để có những biện pháp khắc phục kịp thời rủi ro, sử dụng các công cụ dự báo tiền tệ, đưa các điều khoản về biến động tỷ giá đồng tiền ngoại tệ và nội tệ với các đối tác trong hợp đồng mua bán vận chuyển hàng hóa để khi có rủi ro thì có cơ sở để lấy được tiền. Việc trao đổi thông tin thường xuyên và minh bạch với các cơ quan bộ ngành giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thay đổi về môi trường kinh doanh, chính sách pháp luật, cũng như các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp.

Kiến nghị

Việc phát triển cơ sở hạ tầng thông tin sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận và trao đổi thông tin giữa các bên. Thứ tư, tăng cường các công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp. Tích cực đàm phán và ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh tài trợ cho hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp từ đó giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển.