MỤC LỤC
Nghiên cứu của Đàm Thị Hải Âu (2010) nghiên cứu về “Một số giải pháp để tăng cường khả năng kiểm soát chi phí sản xuất trong hệ thống kế toán chi phí tại công ty cổ phần Thiết bị điện”. Tác giả đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí gồm: Xây dựng giá thành sản phẩm định mức, lập dự toán chi phí sản xuất, phân tích biến động và kiểm soát chi phí sản xuất, thống kê chi phí sản xuất ngoài dự toán, kiểm soát chi phí trong thời kì biến động giá, kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm quản lý chi phí. Nghiên cứu của Vũ Long Phụng (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty trách nhiệm hữu hạn Global café”.
Tác giả đưa ra các bước để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí là: Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty, phân loại chi phí sản xuất, định mức chi phí sản xuất thực tế cuối kì, phân tích chênh lệch chi phí sản xuất, kế toán xử lý chênh lệch chi phí sản xuất. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Phượng (2013) nghiên cứu về “Hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tâm”, trong đó tác giả đề cập đến nội dung kiểm soát chi phí gồm: kiểm soát chi phí phục vụ cho việc kiểm soát hiệu quả hoạt động thông qua việc xây dựng định mức chi phí, xây dựng dự toán chi phí, phân tích chênh lệch, báo cáo kiểm soát chi phí;.
Các nghiên cứu nước ngoài sử dụng cộng cụ và phương pháp để kiểm soát chi phí như: Chi phí mục tiêu, kế toán trách nhiệm, chi phí định mức, dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả, phân tích chênh lệch…. Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập đến 3 công cụ chính đó là:định mức chi phí, dự toán chi phí và phân tích chênh lệch. Ngoài ra các tác giả còn đưa ra một vài công cụ và khía cạnh khác của kiểm soát chi phí như: tác giả Đàm Thị Hải Âu đề cập thêm vấn đề chi phí sản xuất ngoài dự toán, kiểm soát chi phí trong thời kì biến động giá, các trung tâm quản lý chi phí; tác giả Vũ Long Phụng đề cập đến các thủ tục kiểm soát chi phí; và tác giả Huỳnh Thị Thúy Phượng bổ sung thêm trách nhiệm quản lý và kiểm soát chất lượng.
Qua các nghiên cứu trong nước và thế giới có thể thấy việc thực hiện kiểm soát chi phí được thực hiện khá phong phú và đa dạng, không có một hình mẫu nhất định cho một hệ thống kiểm soát chi phí, tùy tình hình, lĩnh vực, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp mà lựa chọn cách thức kiểm soát chi phí phù hợp. Từ các nghiên cứu nêu trên kết hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp tác giả sẽ vận dụng định mức chi phí, dự toán chi phí, phân tích biến động và trung tâm chi phí để giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại VTTP. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của một hệ thống kiểm soát chi phí, khái quát chung về đặc điểm của ngành Viễn thông để làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của việc kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp trong lĩnh vực Viễn thông.
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng cách thức vận dụng các công cụ kiểm soát chi phí tại VTTP để từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí của mình.
Trong đó định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh lượng vật liệu trực tiếp để sản xuất một sản phẩm trong điều kiện lý tưởng cộng với lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng, định mức lượng nhân công trực tiếp phản ánh lượng thời gian để hoàn thành một sản phẩm nếu quy trình sản xuất sản phẩm có nhiều công đoạn thì định mức về lượng là tổng thời gian thực hiện các công đoạn để sản xuất 1 sản phẩm. Về mặt định mức giá thì định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá mua (trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán ) và chi phí thu mua nguyên vật liệu, giá cả này căn cứ vào giá thu mua trong các hợp đồng kinh doanh và biến động trên thị trường, còn định mức giá nhân công trực tiếp chính là đơn giá tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động tính cho 1 giờ lao động. Trong đó dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thể hiện lượng nguyên vật liệu cần mua để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tồn kho cuối lỳ, dự toán chi phí nhân công trực tiếp thể hiện nhu cầu lao động trong kì sản xuất, dự toán chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất còn lại ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp và được chia thành 2 loại là dự toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung.
• Biến động lượng :là chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với lượng nguyên vật liệu trực tiếp dự toán dùng để sản xuất lượng sản phẩm nhất định đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn đối với chi phí nhân công trực tiếp thì biến động lượng hay còn gọi là biến động năng suất là chênh lệch giữa số giờ lao động trực tiếp thực tế với dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định. Chi phí này thường cụ thể về số lượng, hoặc được xác định bằng một công thức như một tỷ lệ phần trăm nhất định của doanh thu bán hàng… Đầu ra của trung tâm chi phí này khó có thể xác định và lượng hóa bằng tiền, sự khác biệt giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế của những chi phí này không cho thấy hiệu quả mà chúng đạt được, nếu các chi phí thực tế là ít hơn hay nhiều hơn so với dự toán không nhất định có nghĩa là tốt hay xấu. Khác với trung tâm chi phí định mức, các chi phí phát sinh tại trung tâm chi phí dự toán hầu như đều là chi phí sản xuất chung nên để kiểm soát chi phí tại trung tâm chi phí dự toán các nhà quản lý cũng thường sử dụng báo cáo kết quả thực hiện so với dự toán chi phí sản xuất, tuy nhiên các bảng dự toán này sẽ không dựa trên định mức chi phí và dự toán sản xuất mà dựa vào chi phí thực tế phát sinh trong những kỳ trước và điều chỉnh phù hợp với hiện tại như chi phí khấu hao, chi phí bảo trì bảo dưỡng…còn đối với những chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu…các nhà quản lý thường sẽ dựa vào các kế hoạch triển khai từng đợt quảng cáo, khuyến mãi, nghiên cứu… để lập dự toán.
Khi đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí của trung tâm chi phí dự toán chúng ta sẽ chia chi phí thành 2 nhóm đó là chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, các nhà quản lý sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra các sai lệch liên quan đến chi phí kiểm soát được, khi sai lệch xảy ra liên quan đến các chi phí không kiểm soát được thì tùy mức độ, tình hình thực tế và các thuyết minh, giải trình của các nhà quản lý để đánh giá trách nhiệm cụ thể.
Đây chính là yếu tố bên ngoài tác động vào hệ thống kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của quan hệ cung cầu các yếu tố đầu vào được thể hiện thông qua sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào dẫn đến sự thay đổi về.
Một đặc điểm nữa của ngành viễn thông gây trở ngại cho việc kiểm soát chi phí ở doanh nghiệp đó chính là trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, ngành viễn thông trong một thời gian dài hoạt động trong điều kiện độc quyền, tạo nên sức ì trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngành dẫn đến năng suất lao động trong ngành viễn thông của Việt Nam thuộc vào những nước thấp nhất khu vực ASEAN (Trần Đăng Khoa, 2007).