Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viên Lộc

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIÊN LỘC

Chứng từ và thủ tục thanh toán Chứng từ kế toán

Phiếu thu (theo Mẫu số 01 - TT): Bộ phận kế toán lập thành 03 liên khi nhận được tiền thanh toán của khách hàng, 01 liên được lưu tại quyển phiếu thu của công ty, 01 liên được giao cho khách hàng, 01 liên được giao cho thủ quỹ để ghi sổ quỹ. Phiếu thu phải được ghi đầy đủ các nội dung, thông tin, sau đó chuyển cho phòng kế toán để kế toán viên phụ trách và kế toán trưởng kiểm tra trước khi trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách ký duyệt. Căn cứ trên phiếu đặt hàng, kế toán lập hoá đơn GTGT chuyển cho thủ kho để thực hiện thủ tục xuất hàng, và đồng thời chuyển cho kế toán để vào sổ kế toán.

Cuối ngày, định kỳ bộ phận bán hàng tập hợp các hóa đơn đã xuất, lập Bảng kê xuất hóa đơn, sau đó chuyển chứng từ gồm hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho và Bảng kê xuất hóa đơn tới phòng kế toán ghi nhận doanh thu. Đối với các khoản thu nhập khác: Tùy thuộc vào từng loại nghiệp vụ, kế toán căn cứ vào vào chứng từ như: biên bản nhượng bán, thanh lý tài sản, hợp.

Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng

Căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến doanh thu bán hàng, kế toán tổng hợp thành các bảng chứng từ gốc, làm căn cứ ghi vào các sổ kế toán.

Chứng từ ghi sổ doanh thu bán hàng

Kế toán chi tiết về doanh thu và thu nhập khác

Trường hợp khách hàng, người mua thanh toán tiền hàng ngay, căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu báo có của ngân hàng hoặc Giấy nộp tiền vào ngân hàng, kế toán nhập số liệu vào chương trình, ghi tăng doanh thu và tăng tài khoản tiền hoặc tương đương tiền tương ứng. Với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tại thời điểm người mua hàng ký hợp đồng và đặt cọc một phần giá trị hợp đồng, kế toán ghi nhận vào sổ kế toán: Ghi Nợ tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đồng thời ghi Có cho tài khoản phải thu khách hàng. Khi hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người mua hàng ký nhận Biên bản nghiệm thu dịch vụ cung cấp, căn cứ vào bộ chứng từ, kế toán ghi Nợ cho TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng đồng thời ghi Có cho TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Khi phát sinh trường hợp khách hàng trả lại hàng hóa do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách, mẫu mã,… kế toán tiến hành ghi giảm doanh thu bằng cách ghi Nợ cho TK hàng bán bị trả lại đồng thời kế toán ghi Có cho TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Với hoạt động tài chính, căn cứ vào các chứng từ liên quan như thông báo lãi của các ngân hàng, biên bản đánh giá số dư ngoại tệ… kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh doanh thu hoạt động tài chính phát sinh sau đó chuyển chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp để ghi sổ cái TK doanh thu hoạt động tài chính.

Kế toán Tổng hợp về doanh thu

Đối với các khoản thu nhập khác phát sinh từ việc bán phế liệu thu hồi, phụ trội từ lượng hàng bán: Vào cuối mỗi tháng kế toán tiến hành kiểm tra kho dựa trên phần mềm kế toán. Theo khảo sát, để theo dừi và hạch toỏn doanh thu khỏc, doanh nghiệp thực hiện mở sổ cỏi TK 711. Cuối tháng, kế toán tập hợp thu nhập khác phát sinh trong kỳ rồi tiến hành kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD.

Sổ cái TK 511

Kế toán giá vốn hàng bán .1. Chứng từ và thủ tục kế toán

Công ty Cổ phần Viên Lộc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để xác định giá vốn hàng xuất kho. Chứng từ phản ánh giá vốn hàng bán bao gồm các chứng từ: Bảng kê phiếu mua hàng, Phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng hóa, lệnh xuất vật tư sản phẩm hàng hóa, Phiếu nhập kho …. Trình tự kế toán: Khi khách hàng có yêu cầu mua hàng, nhân viên phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu xuất hàng và xin phê duyệt lệnh xuất của giám đốc hoặc kế toán trưởng.

Cán bộ phòng kinh doanh tiến hành lập phiếu xuất kho thành 03 bản: 01 bản chuyển cho đơn vị nhận hàng, 01 bản chuyển cho kế toán, 01 bản lưu tại kho. Tuy nhiên, chi phí mua hàng bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí lương nhân viên lái xe, khấu hao TS CĐ, công cụ dụng cụ, xăng xe… trong quá trình mua hàng được kế toán hạch toán vào chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, điều đó chưa phù hợp trong cách phân loại chi phí và chưa phản ánh đúng giá trị hàng hóa mua về. Toàn bộ giá trị hàng hoá mua về được phản ánh trên TK156 “Hàng hoá”, khi bán hàng, giá trị hàng hóa bán được kết chuyển sang TK632 “Giá vốn hàng bán”.

Cuối kỳ, khi kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán được ghi có trên sổ cái TK 632 và ghi nợ trên TK 911. Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 632 để ghi vào chỉ tiêu giá vốn - tương ứng trên Bảng cân đối số phát sinh. Các chứng từ kế toán trong hạch toán chi phí giá vốn hàng bán trong DN gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng kê mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng hóa, phiếu chi, giấy báo nợ.

Khi mua hàng hóa, căn cứ vào Bộ chứng từ thu mua, kế toán nhập vào chương trình, chương trình sẽ tự động cập nhật vào các tài khoản tương ứng. Khi xuất bán hàng hóa, giá vốn hàng bán được tính bằng đúng giá trị của hàng hóa đó (bao gồm giá hàng mua và chi phí mua nếu có đã phân bổ). Căn cứ vào Phiếu xuất kho, mã hàng hóa xuất bán, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán: ghi nợ TK632 đồng thời ghi có cho TK156.

Kế toán chi phí bán hàng

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. Trong đú, TK 1562 được theo dừi chi tiết cho từng lụ hàng để tính và phân bổ vào giá trị hàng hóa. Công ty áp dụng phương pháp bình quân cuối kỳ để tính giá vốn hàng bán.

Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK xác định kết quả kinh doanh. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Phiếu xuất kho, Các hợp đồng dịch vụ mua ngoài,…. Trình tự kế toán: Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng dựa trên cơ sở các chứng từ hợp pháp như hoá đơn thuế GTGT (hoá đơn mua hàng, các dịch vụ mua ngoài), bảng thanh toán tiền lương, bảng tính khấu hao TS CĐ.

Công ty tiêu thụ sản phẩm do đó chế độ trả lương cho nhân viên không phải tính theo sản phẩm mà tính theo thời gian trả theo tháng. Mức lương phải trả=Thời gian làm việc*Mức lương thời gian/Ngày Trong đó, cụ thể. Mức lương thời gian = Lương cơ bản* Hệ số/Số ngày theo chế độ và các khoản tính vào thu nhập của nhân viên như thưởng, các phụ cấp.

Còn các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính theo đúng quy định: BHXH được tính bằng 18% lương cơ bản, BHYT được tính bằng 3% lương cơ bản, BHTN được tính bằng 1% lương cơ bản, KPCĐ bằng 2%. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí theo khoản mục, tổng lương cơ bản là 247.754.000 đồng, kế toán áp dụng theo đúng quy định của công ty, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Về tính khấu hao TS CĐ: Công ty dùng phương pháp tính khấu hao trung bình hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng. Số khấu hao TS CĐ phải trích trong kỳ = Số khấu hao TS CĐ phải trích kỳ trước + Số khấu hao TS CĐ tăng trong kỳ - Số khấu hao TS CĐ giảm trong kỳ. Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911.

Về chi phí tài chính và các chi phí khác

Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911. Các khoản chi phí khác như chi phí thanh lý, nhượng bán TS CĐ, công ty sử dụng TK 811- chi phí khác để ghi nhận. Căn cứ vào chứng từ thực tế, kế toán nhập vào chương trình, hệ thống tự động cập nhập vào các tài khoản tương ứng. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi định khoản giảm TSCĐ:. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0085557), phiếu chi liên quan đến chi phí sửa chữa thanh lý nhượng bán TS CĐ kế toán định khoản.

Ban thanh lý TSCĐ gồm