Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế

Như nước ta hiện nay từ một nước có nền kinh tế lạc hậu chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì xu hướng các doanh nghiệp nhà nước giảm dần bằng cách cổ phần hoá hay thay vào đó là xu hướng tăng nhanh của các DNVVN phù hợp với nền kinh tế xã hội của đất nước. Nhận xét: Nhìn vào tổng thể DNVVN của nước ta trong hơn một thập kỷ qua, bên cạnh những hạn chế và khiếm khuyết thì ta cũng thấy được sự bứt phá, dám nghĩ, dám làm của các doanh nhân, sẵn sàng đón nhận những tiến bộ để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm trước những thách thức mới của thị trường trong nước và khu vực.

Bảng 1.1: Tỷ trọng DNVVN ở các quốc gia Châu á
Bảng 1.1: Tỷ trọng DNVVN ở các quốc gia Châu á

Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Trong cho vay ngắn hạn, các ngân hàng thương mại thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua vật tư, nguyên liệu, hoặc trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, đồng thời khi hàng hóa được tiêu thụ, khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ. Vốn này gọi là vốn vay ngắn hạn, nghĩa là phải trả trong vòng một năm là tối đa.như vậy nhờ có vốn vay ngân hàng doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất của mình, kịp thời cung ứng sản phẩm ra nền kinh tế, không làm lỡ mất các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp từ đó có thể có được lợi nhuận cao, lợi nhuận này sau khi trả nợ ngân hàng lại được tích lũy để tiếp tục sản xuất. Thông qua các biến số như tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc…gây ra những biến động không thể lường trước được đối với nền kinh tế, với doanh nghiệp cũng như với ngân hàng, ảnh hưởng đến việc hạn chế hay mở rộng cho vay của ngân hàng.

    GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

    Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

      Theo đó, ngân hàng chấp nhận cho doanh nghiệp vay không cần tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo chưa đủ giá trị khi có sự bảo lãnh của một đơn vị nào đó có uy tín và có vai trò quan trọng như: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam , Quỹ bảo lãnh tín dụng, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ…. Hiện nay trong hoạt động cho vay của ngân hàng toàn bộ quy trình cho vay từ A đến Z đều do cán bộ tín dụng làm mà chưa có phòng thẩm định, điều này làm cho cán bộ ngân hàng phải trực tiếp thẩm định các khoản vay, gặp khách hàng cũng như ký kết hợp đồng, như vậy mất rất nhiều thời gian. + Bên cạnh đó, chính sách Marketing là còn là đảm bảo rằng bộ phận tiếp xúc, làm việc với các DNVVN được đào tạo và hướng dẫn làm như thế nào để có thể làm cho khách hàng hài lòng, xoá bỏ khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là phải xoá bỏ hoàn toàn những thành kiến không hay về DNVVN cũng như thái độ cửa quyền của một số cán bộ.

      Chỉ là một trang Web rất đơn giản nhưng tác dụng của nó thì không nhỏ vì thông qua đó có thể thể hiện được tất cả các hoạt động, tình hình tài chính của ngân hàng một cách rộng rãi, người cần vay vốn cũng có thể tìm hiểu, nghiên cứu dựa trên các hình thức và mức lãi suất cho vay như thế nào là phù hợp mà không cần trực tiếp đến ngân hàng tìm hiểu rồi mới quyết định vay vốn. Trình độ ở đây không chỉ là giỏi nghiệp vụ mà còn được đào tạo về kiến thức marketing đồng thời hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực mà ngân hàng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này như là: Bất động sản, nhà đất, chứng khoán, thị trường các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh (vật liệu, sắt thép, thủ công, len sợi,…), thương mại điện tử, kiến thức về tin học, ngoại ngữ…. Mặt khác về định giá đất đai hiện nay đều tuân thủ theo một khung giá chung của UBND cấp tỉnh chứ không phải do thị trường quyết định, mà một thực tế là khung giá bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, các doanh nghiệp vay vốn mặc dù về thực tế đã có thể vay và ngân hàng đã có thể cho vay vì tài sản thế chấp theo giá thị trường đã đủ để đảm bảo khoản vay nhưng nghiệp vụ trên đã không thể xảy ra vì giá trị tài sản thế chấp được định giá theo quy định.

      Qua thực tiễn phát triển của các khu công nghiệp tại các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam trong 15 năm qua, chúng ta thấy rằng việc phát triển khu công nghiệp góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, tạo việc làm… như vậy đóng góp của khu công nghiệp và khu chế xuất vào phát triển xã hội là không nhỏ. Mặt khác vấn đề mà các ngân hàng quan tâm khi cho vay là mức độ rủi ro của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp và khu chế xuất thấp vì họ có mục đích đầu tư lâu dài, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm và có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

      Một số kiến nghị

        Thứ ba: Một vấn đề mà ngân hàng rất quan tâm trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là năng lực tài chính của doanh nghiệp và sự minh bạch của các bản báo cáo tài chính, do vậy, doanh nghiệp cần phải tăng cường đầu tư, tăng tích luỹ để tăng năng lực tài chính. Thứ tư: Doanh nghiệp phải xây dựng các phương án kinh doanh khả thi, các dự án mang lại hiệu quả cao, tính toán các hệ số tài chính một cách chặt chẽ, xỏc định rừ ràng dũng tiền lưu chuyển, cỏc phương ỏn cũng như dự ỏn không được mang tính chủ quan, áp đặt hay dựa trên các kinh nghiệm chủ quan. -Nên giảm bớt một số giấy tờ có nội dung trùng lặp trong các hồ sơ vay vốn để bớt rườm rà, giảm thiểu thời gian thẩm định, chi phí quản lý và lưu trữ thông tin cũng như giảm được tâm lý e ngại vì giấy tờ quá nhiều thủ tục, quá cồng kềnh khi xin vay.

        -Theo quyết định cho vay số 049/QĐ-NHTM-HĐQT ngày 31/5/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam, em xin kiến nghị một số vấn đề sau nên linh hoạt hơn: Thứ nhất là trong hoạt động cho vay ngắn hạn, quy định “doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tối thiểu là 10%” thực chất nếu cán bộ tín dụng thẩm định thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính trong tương lai sẽ tốt, có nguồn trả nợ và. Thứ hai là quy định cho vay đối với doanh nghiệp “ có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất – kinh doanh có lãi, nếu bị lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ” về quy định này làm khó cho doanh nghiệp vì việc doanh nghiệp bị lỗ phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ hiện nay ở Việt Nam thủ tục rất rườm rà và phức tạp. -Ngân hàng tổ chức đào tạo bộ phận cán bộ chuyên trách về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cho cán bộ tín dụng toàn hệ thống, từ hội sở chính đến các chi nhánh để tư vấn giúp DNVVN xây dựng các phương án phát triển kinh doanh tốt hơn, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu hồi vốn lẫn lãi đúng thời hạn.

        -Ngân hàng nên chủ động tham gia các quỹ bảo lãnh tín dụng, các hiệp hội DNVVN để quan tâm đến tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vốn của doanh nghiệp, thông qua đó ngân hàng có thể nắm được các thông tin về doanh nghiệp chính xác và đầy đủ hơn, từ đó tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn một cách hiệu quả nhất. -Nhà nước phải tích cực hỗ trợ và tăng cường vai trò của dự án phát triển DNVVN (VCA-GTZ) đã phối hợp với viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và tổng cục thống kê đánh giá thực trạng của 184 DNVVN Việt Nam để xác định các hoạt động hỗ trợ cần thiết trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh.