Tác động của Hiệp định Thương mại đến Khả năng Thích ứng của Xuất khẩu Gạo Việt Nam

MỤC LỤC

Mọi yêu cầu, thắc mắc vui lòng liên hệ qua Zalo để được hỗ trợ tốt nhất

Mục tiêu nghiên cứu của luận án 1. Mục tiêu chung

Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, dự báo khả năng tác động đến xuất khẩu gạo của các hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp là thành viên trong tương lai. Thứ tư, trong biến động của thị trường lúa gạo quốc tế và xu hướng tác động của các hiệp định thương mại hiện nay, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo theo hướng thích ứng tốt với tác động của các hiệp định thương mại.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1. Cách tiếp cận

- Trong phân tích định tính, luận án khái quát sự phát triển của ngành gạo (sản xuất và xuất khẩu) từ những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến năm 2017; đánh giá thực trạng tác động của các hiệp định thương mại tới xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 (thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời kỳ Việt Nam liên tục tham gia vào các hiệp định mang tính khu vực và trên thế giới) đến năm 2015 gắn với các mốc thời gian các hiệp định thương mại có hiệu lực; đánh giá khả năng tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia chưa có hiệu lực hoặc đang đàm phán đang đàm phán trong giai đoạn 2000 – 2016, cập nhật thêm thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo tới năm 2017. Luận án kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic là sự kết hợp nghiên cứu sự việc cụ thể với việc phản ánh bản chất đặc trưng của các hiện tượng kinh tế trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại của Việt Nam với các đối tác trong xuất khẩu lúa gạo, nhằm phân tích thành công và hạn chế của xuất khẩu gạo khi tham hiệp định thương mại và rút ra những kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định trong tương lai;.

Những đóng góp mới và hạn chế của luận án 1. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì gạo vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài và vẫn được coi trọng chủ yếu về số lượng nhưng khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại khiến xuất khẩu gạo gắn với nhiều cơ hội và thách thức mới đang đặt ra thì yếu tố chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng gạo cho phù hợp với xu thế hội nhập và các nội dung của các hiệp định thương mại ngày càng được chú trọng, giúp mặt hàng gạo của Việt Nam giữ vị trí vững chắc trên thị trường gạo thế giới. * Luận án đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu khi phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập trong đó tập trung đánh giá tác động của các hiệp định thương mại thông qua sự kết hợp phương pháp phân tích định tính và mô hình định lượng (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc) nhằm đánh giá hướng và mức độ tác động của từng yếu tố đến xuất khẩu gạo, giúp phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ra các nước, từ đó giúp cho việc ký kết các hiệp định phù hợp với điều kiện kinh tế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gắn với lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững cũng như sự ứng phó chủ động với những biến động của thị trường lúa gạo quốc tế hiện nay.

Kết cấu của luận án

Tuy nhiên, với những biến số hiện có trong mô hình, luận án đánh giá được một số chỉ tiêu hệ số co giãn theo thu nhập, sự khác biệt thị trường, phân đoạn thị trường.., kết hợp với những phân tích định tính đối với các yếu tố chưa đưa được vào mô hình, luận án có những đóng góp toàn diện hơn để giúp nâng cao khả năng thích ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam đối với tác động của các hiệp định thương mại trong tương lai.

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu gạo Việt Nam trước tác động của hiệp định thương mại đến năm 2030

    Biểu hiện của các tác động động mà các hiệp định thương mại mang lại cho các bên tham gia có thể là (i) tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô khi việc cắt giảm thuế quan trong khối cho phép các nước có thể mở rộng quy mô sản xuất, cắt giảm cho phí sản xuất, từ đó tăng năng suất và mở rộng thị trường xuất khẩu (Katsioloudes và Hadjidakis, 2007; Eicher và cộng sự, 2009; Plummer và cộng sự, 2010; Nguyễn Tiến Dũng, 2011..); (ii) là thúc đẩy chuyên môn hóa và cạnh tranh từ đó nâng cao tính hiệu quả khi việc cắt giảm hàng rào thương mại giúp các nước không chỉ tận dụng được lợi thế so sánh, sử dụng có hiệu các nguồn lực và có được sự linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất mà còn làm gia tăng cạnh tranh giữa các thành viên tham gia hiệp định (Eicher và cộng sự, 2009; Plummer và cộng sự, 2010; Jha và cộng sự, 2010); (iii) là thúc đẩy đầu tư khi rào cản thuế quan và phi thuế quan được xóa bỏ tạo ra hiệu ứng thu hút đầu tư lẫn nhau giữa các thành viên (tác động tạo lập đầu tư) và cả với các nước ngoài liên minh nếu đầu tư hiệu quả hơn (tác động chuyển hướng đầu tư) (Plummer và cộng sự, 2010). Về trực quan có thể thấy một số khả năng tương tác như sau: (i) quy mô dân số tăng trong khi diện tích lãnh thổ quốc gia không thay đổi sẽ khiến diện tích đất nông nghiệp trong đó có diện tích trồng lúa giảm, làm giảm quy mô sản xuất lúa nếu như không có biện pháp tăng năng suất bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với thâm canh; (ii) quy mô dân số tăng cũng không làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu gạo từ một quốc gia nào đó khi người dân không có thói quen hoặc không có sở thích tiêu dùng gạo nói chung hoặc không ưa dùng chủng loại gạo mà quốc gia đó xuất khẩu; (iii) lạm phát và tỷ giá hối đoái có liên quan chặt chẽ với nhau, khi lạm phát tăng tức là giá trị đồng tiền trong nước giảm, đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ khiến kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên, đồng nghĩa với việc tuy hai yếu tố lạm phát và tỷ giá hối đoái có tương quan ngược nhau nhưng lại có tính cộng hưởng khi tác động thúc đẩy xuất khẩu; (iv) việc tham gia các tổ chức quốc tế cũng như việc ký kết các hiệp định thương mại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại của các quốc gia, tức là làm tăng quy mô nên kinh tế (GDP) của một quốc gia, từ đó tác động của yếu tố tham gia các mối quan hệ kinh tế và yếu tố quy mô nền kinh tế có tác động cộng hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.

    Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu
    Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu

    Tham khảo thêm ⇒ Mẫu luận văn thạc sĩ hay nhất Tham khảo thêm ⇒ Danh sách luận văn ngành Luật

    Khái quát tình hình phát triển ngành gạo Việt Nam

    Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1981 đến 1999 Giai đoạn 1981 – 1999 đánh dấu một thời kỳ mà ngành gạo Việt Nam có nhiều chuyển biến có tính “kỳ tích” về sản xuất và xuất khẩu gạo nhờ những đổi mới tích cực về chính sách trong nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết đến sự phát triển ngành trước khi nước ta vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại từ năm 2000. Thực sự, bước sang thế kỷ XXI, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam cũng bước sang một giai đoạn mới với nhiều biến động khi xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 2000, hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập môi trường thương mại sâu và rộng, phát huy lợi thế so sánh mà phải nói đến ở đây là thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nông.

    Hình 3.1 Tình hình sản xuất lúa Việt Nam giai đoạn 1989-1999
    Hình 3.1 Tình hình sản xuất lúa Việt Nam giai đoạn 1989-1999

    Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

    (i) Nội dung thuế quan: trong các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết, gạo là sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên gạo không nằm trong Chương trình Thu hoạch sớm và tùy từng quốc gia thành viên, gạo có thể là hàng hóa được xếp trong Danh mục Thông thường (Brunei, Singapo, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam) hoặc trong danh mục nhạy cảm (Lào, Myanma), danh mục nhạy cảm cao (Philippin, Indonesia), do đó một trong những nội dung chính trong các hiệp định thương mại là những quy định về cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo lộ trình đối với các hàng hóa có xuất xứ có liên quan đến xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu đề cập đến ở khía cạnh danh mục mặt hàng thông thường và nội dung này thường tạo ra tác động tạo lập thương mại đối với các nước xuất khẩu gạo. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê (https://www.gso.gov.vn/xnkhh/) Những phân tích từ tiếp cận Khung phân tích lợi ích cho thấy tác động của các hiệp định thương mại đến mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu phù hợp về mặt lý thuyết khi các nước có sự gần gũi với Việt Nam về kinh tế, về sản xuất nông nghiệp, tương đồng về chủng loại gạo tiêu dùng với gạo Việt Nam xuất khẩu và Việt Nam được hưởng ưu đãi hàng rào thuế quan từ các nước thành viên thì hiệp định thương mại ký kết với các nước này mang lại tác động theo hướng tích cực (một số nước ASEAN, Trung Quốc).

    Hình 3.5. Tình hình tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam
    Hình 3.5. Tình hình tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam