MỤC LỤC
-Thứ hai, là các chính sách về sự tương tác giữa hai chủ thể .Các chính sách này liên quan tới hai hình thức tương tác chủ yếu là đối thoại (khi nói đối thoại trong quan hệ lao động thì hàm nghĩa bao gồm cả thương lượng) và đình công; bế xưởng (bế xưởng là hành động ngược lại với đình công, nghĩa là người thuê lao động đe dọa đóng cửa nhà máy). Ngoài các chính sách điều hành vĩ mô, nhiều chính sách kinh tế - xã hội khác cũng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới quan hệ lao động như chính sách về phát triển khu công nghiệp, về nhà ở cho công nhân, phát triển cơ sở y tế , văn hóa, giáo dục cho công nhân….
Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị tổ chức the quy định của pháp luật. Đây vừa là yêu cầu pháp luật đối với Công đoàn, cũng là chỗ dựa pháp luật của Công đoàn để tiến hành điều chỉnh và ổn định, chỗ dựa pháp luật cơ bản là “Bộ luật Lao động” và “Luật Công đoàn”.Hai văn bản phỏp luật này đó qui định rừ ràng địa vị, chức năng, nhiệm vụ của Cụng đoàn trong việc điều tiết quan hệ lao động.
Thị trường sức lao động nước ta hiện nay, người lao động và người sử dụng lao động đều cần đến nhau và ít nhiều đều bị chi phối bởi những qui luật khách quan, chẳng hạn như qui luật tiền lương tối thiểu, quy luật ngang giá chung khi thực hiện việc mua bán hàng hóa sức lao động… Những quy luật này đang ràng buộc và điều tiết quan hệ lao động ở nước ta. Tâm lý làm thuê là do quyền và lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo, “tăng ca, làm thêm giờ” đang vắt kiệt sức lao động; lạm phát và tăng giá đang ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến đời sống; những tiêu cực của đời sống xã hội đang hàng ngày tác động vào tâm lý của công nhân; thành quả của đổi mới chưa được phân phối công bằng trong xã hội… Các quan hệ xã hội trong quá trình sử dụng lao động làm thuê nhiều khi lại chỉ được lượng hóa thuần túy bằng hợp đồng kinh tế và khi một hợp đồng lao động kết thúc thì công nhân cũng không còn thuộc về một tổ chức nào.
Tổng Giám đốc Công ty Việt Nam Samho cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ Công đoàn thực hiện chăm lo cho công nhân”6. Vừa qua , Liên đoàn Lao động Hà Nội cũng đã khảo sát xét chọn và biểu dương 47 đơn vị văn hóa tiêu biểu Thủ đô, trong đó có trên 50% là các doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau. Người sử dụng lao động ở những đơn vị này đã kết hợp khá nhuần nhuyễn các tiêu chí “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô” với xây dựng đơn vị văn hóa và văn hóa doanh nghiệp. Đây là những điển hình tốt cần được biểu dương và nhân rộng, vì nó xác nhận rằng, sự đồng thuận , chia sẻ những khó khăn cảu doanh nghiệp cung khiến cho bầu không khí xã hội trong doanh nghiệp và cụ thể hơn trong quan hệ lao động có được trạng thái hài hòa, tích cực hơn. Người lao động ở nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn cũng đã chủ động chia sẻ bằng việc chấp nhận tăng ca khi đáo hạn hợp đồng, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu cho doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro khi doanh nghiệp chưa “ ăn nên làm ra”…Sống có tình, có nghĩa là đạo lý của người Việt Nam. Người lao động nước ta hiện nay đang tiếp nối truyền thống cao đẹp ấy. Đó cũng chính là nền tảng văn hóa cần được quan tâm khi xây dựng quan hệ lao động hài hòa. phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước phồn vinh. Lợi ích từ quan hệ lao động hài hòa:. a) Đối với người lao động:. Đối với người lao động, quan hệ lao động hài hòa đem lại nhiều lợi ích:. Về tiền lương và thu nhập, họ sẽ có mức lương hợp lý, phản ánh đúng khối lượng và chất lượng công việc; thu nhập của họ cũng sẽ tăng do hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên và vấn đề phân phối được thực hiện công bằng. Về an toàn- vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sẽ quan tâm hơn đến môi trường và điều kiện lao động, qua đó đảm bảo an toàn- vệ sinh lao động, cung cấp cho người lao động điều kiện làm việc đảm bảo. Về sức khỏe, thông qua việc đảm bảo các chế độ như: ăn giữa ca, bồi dưỡng khi làm công việc nặng nhọc - độc hại hoặc điều kiện làm việc khó khăn, trang bị các thiết bị lao động phù hợp với chất lượng tốt, chế độ thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý… sức khỏe của người lao động sẽ được đảm bảo. Về sự ổn định của công việc và phát triển nghề nghiệp, thông qua việc thực hiện nghiêm pháp luật lao động và các chính sách, thỏa ước lao động … được thống nhất giữa hai bên, người lao động sẽ có việc làm ổn định và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Về môi trường làm việc, quan hệ lao động hài hòa sẽ tạo bầu không khí thân ái, đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa người lao động với nhau, tính hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Người lao động không phải chịu áp lực tâm lý do mâu thuẫn trong quan hệ lao động, các khó khăn, vướng mắc được giải quyết nhanh chóng, ít có những mối bất đồng lớn và tranh chấp lao động. Về đời sống tinh thần, nhờ có các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch tham quan… được đáp ứng những nguyện vọng chính đáng,. được quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ vật chất, tinh thần khi gặp khó khăn,ốm đau, tai nạn… từ người sử dụng lao động nên đời sống tinh thần của người lao động sẽ được cải thiện. Ngoài ra, trong một doanh nghiệp có quan hệ lao động hài hòa, người lao động còn được tôn trọng và tạo điều kiện phát triển cá nhân, được đối xử bình đẳng, công bằng ,được giữ gìn danh dự, nhân phẩm, được tôn trọng ý kiến, phát huy có hiệu quả năng lực, dở trường và văn hóa ứng xử, được nâng cao kiến thức nghề nghiệp và kiến thức xã hội…. b) Đối với người sử dụng lao động. Tạo dựng quan hệ lao động hài hòa, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích:. Doanh nghiệp sẽ có uy tín, vị thế và sức hút cao hơn. Doanh nghiệp sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả, đáng tin cậy, có tiềm năng tài chính, có sức hút cao và có tập thể lao động là những người có tác phong công nghiệp ,có kinh nghiệm làm việc, có văn hóa cao. Đạo đức, trách nhiệm và sự tự giác của người lao động tăng lên. Người lao động coi doanh nghiệp là “mái ấm” của mình, ra sức làm lợi cho doanh nghiệp. Đó là cách thể hiện lòng biết ơn của họ với doanh nghiệp và người lao động hiểu rừ những cố gắng của họ luụn luụn được đền đỏp xứng đỏng. Năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, hạn chế tai nạn lao động. Chất lượng sản phẩm được nâng cao một phần do thái độ tự giác làm việc của người lao động được tạo ra chính bởiquan hệ lao động hài hòa và họ được trang bị những kiến thức và kĩ năng làm việc có hiệu quả và chất lượng. Việc đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, tuân thủ quy trình kỹ thuật công nghệ và có một chế độ làm việc - nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho người lao động có sức khỏe tốt, giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tình trạng lãng phí, tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ được hạn chế. Thái độ tự giác và trách nhiệm cao trong công việc của người lao động giúp giảm. thiểu tình trạng lãng phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, qua đó khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng lên và chính họ là đối tượng hưởng lợi. Thêm vào đó, trật tự trong doanh nghiệp cũng được xác lập và duy trì. Người lao động được rèn luyện tác phong công nghiệp và luôn mong muốn gắn bó với doanh nghiệp. Tranh chấp lao động sẽ ít diễn ra, do lợi ích của các bên thường đạt đến sự cân bằng. Trong doanh nghiệp, điểm nổi bật là sự cảm thông chia sẻ khó khăn giữa người lao động và người sử dụng lao động để cùng sản xuất – kinh doanh. Các bên sẵn sàng hợp tác để tháo gỡ mọi vấn đề nảy sinh, đa số những khó khăn nảy sinh trong công việc được quan tâm giải quyết ngay. Khi các bên chủ trương đối thoại và hợp tác thì việc xảy ra bất đồng sẽ được giải quyết tích cực, nhanh chóng và hiệu quả. Niềm tin của các nhà đầu tư và các đối tác, các khách hàng đối với doanh nghiệp sẽ được xây dựng và củng cố. Các yếu tố của quan hệ lao động hài hòa cũng như lợi ích của hai bên sẽ làm tăng uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, nhờ đó mà các doanh nghiệp mở rộng được các đối tác, thu hút được các nhà đầu tư và các khách hàng. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng do doanh nghiệp đạt được các lợi ích kinh tế-xã hội nêu trên, đồng thời thúc đẩy được lực lượng lao động của doanh nghiệp hợp tác với Ban giám đốc tạo ra sức mạnh tập thể lớn trong việc phát huy tính sáng tạo, khai thác có hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp. c) Đối với xã hội. Người lao động sẽ có việc làm, thu nhập ổn định là cơ sở để đầu tư cho học tập nhằm tăng cao khả năng chuên môn và phát triển nghề nghiệp.Từ đó, đội ngũ lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tăng lên, có tác động làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực trên thị trường lao động quốc tế.
Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của người lao động trong nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được bảo đảm; công tác quản lý nhà nước về lao động còn bất cập; nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có tổ chức Công đoàn, hoặc có tổ chức Công đoàn nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa trở thành người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp; hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có tổ chức Đảng, đoàn thanh niên để lãnh đạo, tập hợp, vận động, giáo dục người lao động; đa số người lao động xuất thân từ nông thôn nên nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động còn hạn chế; quan hệ cung - cầu về lao động còn mất cân đối. Cùng với các Bộ ngành khác, quyết định đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Chỉ đạo đẩy mạnh việc thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, nhất là trong doanh nghiệp FDI; xỏc định rừ trỏch nhiệm đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, nghiên cứu đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp; có kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp nhằm bảo đảm vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đề xuất, kiến nghị cụ thể các chính sách bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp;.
Do đó, trong việc tham gia xây dựng, kí kết hợp đồng lao động, trước tiên Công đoàn có trách nhiệm tích cực vận động, thuyết phục và giải thích cho người sử dụng lao động thấy được lợi ích của việc kí kết hợp đồng lao động; nắm tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tuyển dụng người lao động của doanh nghiệp để giúp người lao động nắm được những quy định cơ bản của pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; tư vấn cho người lao động nắm được những nội dung cơ bản chủ thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết tại doanh nghiệp tạo hiểu biết cho người lao động trong quá trình thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động. Việc đại diện người lao động tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể với giám đốc xí nghiệp để bảo vệ quyền lợi của tập thể lao động không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của Công đoàn (Khoản 1 Điều 11 LCĐ, Điều 45BLLĐ, Nghị định 1129QĐ- TTg, Điều 16,18 ĐLCĐVN).Thông qua việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đem lại cho người lao động những lợi ích có lợi hơn so với quy định của pháp luật, tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp người lao động và người sử dụng lao động hiểu nhau hơn, hạn chế được những mâu thuẫn bất đồng không cần thiết, tạo điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gắn bó với nhau hơn trong quan hệ lao động, tạo sự ổn định trong quan hệ lao động làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hợp đồng lao động là căn cứ để giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ lợi ích người lao động.Do đó, ngay từ lúc quan hệ lao động được xác lập là khi có sự giao kết bằng hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động Công đoàn đã tham gia giúp đỡ người lao động bằng cách: Tổ chức Công đoàn đã có một chương trình đào tạo chung, giải thích về luật Lao động và Cụng đoàn núi rừ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với công ty sau khi kí kết hợp đồng lao động để người lao động hiểu, tuân thủ và thực hiện, tự bảo vệ mình khi có tranh chấp lao động xảy ra. Công đoàn Công ty cổ phần Mai Linh Đông Bắc Bộ được doanh nghiệp trao cho bản nội quy lao động để giúp người lao động hiểu tham gia, đóng góp ý kiến, xây dựng bản nội quy lao động dựa trên cơ sở sự thống nhất của toàn công ty và các văn bản của Công đoàn cấp trên cơ sở, ngành Giao thông vận tải, pháp luật về lao động .Sau đó, bản nội quy lao động sẽ được gửi lên Sở lao động thương binh xó hội thành phố Hà nội để xem xột và theo dừi việc thực hiện.
Trong bất cứ hoạt động nào của công ty, tổ chức Công đoàn cũng đóng góp một phần quan trọng vào thắng lợi và thành công. - Hiệu quả cao : với việc giải quyết tốt việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong công ty nên công ty hầu như không xảy ra các vụ tranh chấp lao động nào.
Hai là, xây dựng các đạo luật riêng biệt cho mỗi vấn đề lao động xã hội trên cơ sở các chương của Bộ luật hiện hành (trên thực tế hiện nay Quốc hội đang tiến hành theo cách này. Chương Dạy nghề đã được xây dựng thành Luật Dạy nghề; chương Bảo hiểm xã hội đã được xây dựng thành Luật Bảo. hiểm xã hội; một phần của chương lao động đặc thù đã được xây dựng thành Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chương Công đoàn thì đã có Luật Công đoàn… Sắp tới sẽ xây dựng Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu…). Tuy chưa hình thành một chế định tồn tại như một cơ chế xã hội ở Việt Nam nhưng khá nhiều văn bản pháp luật như : Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân…; các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư và các văn bản khác của các Bộ đã có qui định về việc tham khảo ý kiến ba.
Hiện nay ở ba loại doanh nghiệp: Nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có ba mức lương tố thiểu khác nhau (từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007 so với mức lương tối thiểu chung thì doanh nghiệp tư nhân cao hơn chút ít không đáng kể; doanh nghiệp Nhà nước cao hơn từ trên 1 cho đến 3,34 lần; còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn từ 1,58 đến 1,98 lần). Để các doanh nghiệp thường xuyên được thanh tra, kiểm tra thì việc sửa đổi bổ sung Bộ luật phải tìm ra được cơ chế “tự hành”, tự kiểm tra, tự thanh tra (có thể ví như việc vận hành máy vi tính, nếu nhập sai mật khẩu thì dù cố sức vẫn không thể mở được hộp thư cá nhân).Tương tự như vậy, các quy định của pháp luật nếu thực hành sai là không thể thực hiện được, hoặc làm sai thì tự nó là lời cảnh báo buộc phải làm lại cho đúng.