Đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex

MỤC LỤC

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN

Khái quát chung về công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX

Những nguyên liệu này có thể mua trực tiếp trong nước như ngô, Bột cá Cà Mau, sắn, đậu xanh, đậu tương, khoai,… Ngoài ra, Công ty chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài như Nhập khô đậu tương từ Ấn Độ và Trung Quốc, Aghentina, cám mỳ Ấn Độ, bột thịt xương Mỹ, Úc…. Nhìn vào bảng 2.1 trên, ta thấy trong 2 năm trở lại đây, cụ thể là năm 2011- 2010, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu Tổng tài sản tăng lên và doanh thu thuần cũng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty
Bảng 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty

Đánh giá thực trạng tài chính của công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX

Với bối cảnh năm 2011 nền kinh tế khá khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất, nhưng với thành tích này, APROCIMEX đang thể hiện khả năng kinh doanh cũng như quản trị luồng tiền của mình là có tổ chức và dự báo sẽ đem lại hiệu quả tốt. Khi tính đến độ an toàn trong thanh toán và sự ổn định của chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi “Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn”. Ta nhận thấy rằng qua cả 2 năm 2010 và 2011, doanh nghiệp đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, tức là doanh nghiệp đều có nguồn vốn thường xuyên đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn trong cả 2 năm xem xét trên.

Mặc dù giá nông sản nhập vào nhìn chung là có tăng so với năm 2010 nhưng với sức tiêu thụ tốt của các bạn hàng lâu năm là các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi uy tín thì doanh thu tăng lên mạnh khiến lợi nhuận gộp về bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh cũng là dễ hiểu. Do vậy, trong năm tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hàng tồn kho, công ty cần hoàn thiện các đơn hàng đúng thời điểm nhằm giảm các chi phí phát sinh liên quan đến hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… cùng với đó là làm cho vốn của công ty không bị ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh mà không cần phải huy động nguồn vốn vay bên ngoài quá nhiều gây mất khả năng thanh toán. Tóm lại, qua quá trình phân tích trên, ta thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2011 là tăng so với năm 2010, bên cạnh đó, lượng vốn lưu động cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần lại giảm đi, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tăng lên.

Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu thuần nhưng phần nào làm giảm lợi nhuận phần nào từ họat động kinh doanh chính là điều mà công ty phải cân nhắc trong việc tính toán để sử dụng chi phí sao cho hợp lý, đặc biệt là chi phí lãi vay.

Bảng 2.4. BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2011
Bảng 2.4. BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2011

Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính công

Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh chính của công ty tăng mạnh 56,05% trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại có tốc độ tăng ít hơn, ở mức 19,76%. Năm 2011 là năm có nhiều biến chuyển trong công tác quản lý cũng như hoạt động tài chính của công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX. Con số này cho thấy doanh nghiệp đã có sự gia tăng về quy mô vốn, và điều này là đáng khích lệ khi doanh nghiệp luôn có chủ trương mở rộng kinh doanh, mở đường cho các họat động kinh doanh sau này.

Bằng các chủ trương thiết thực với đời sống cán bộ nhân viên thì công tác tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc và đem lại kết quả tốt. -Công ty đã thanh toán được tốt các khoản cho nhà nước, thanh toán được các khoản phải trả cho nhà cũng cấp, tạo niềm tin và mối quan hệ vững chắc với họ, giúp cho hoạt động kinh doanh sau này.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU APROCIMEX

Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Lạm phát và mặt bằng lãi suất năm 2012 có thể vẫn khá cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiếp tục gia tăng áp lực; thanh khoản của một số ngân hàng thương mại sẽ thêm khó khăn; nhập siêu, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá, cũng như giá vàng trên thị trường có nhiều khả năng là sẽ vẫn biến động bất thường. Với khẩu hiệu hướng đến mục tiêu chính là “APROCIMEX-Đồng hành và chia sẻ cùng sự phát triển của bạn hàng”, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cung ứng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, Ban lãnh đạo đã đưa ra những định hướng chiến lược quan trọng với những mục tiêu cụ thể là Phát triển bền vững theo hướng chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa và đa ngành nghề, lấy chữ tín làm đầu, không ngừng nâng cao kiến thức trình độ quản lý. Ngoài ra, là một doanh nghiệp có truyền thống trách nhiệm cao với xã hội, APROCIMEX đang phát huy truyền thống này để thực hiện tốt công tác giáo dục với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” bằng cách vận động cán bộ nhân viên và trích quỹ phúc lợi để đóng góp quỹ cho xã hội, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, ủng hộ nạ nhận chất độc màu da cam đioxin….

Bên cạnh đó, là việc đảm bảo lợi ích người lao động như công khai quỹ tiền lương, khen thưởng, thực hiện những chuyến tham quan du lịch hàng năm cho nhân viên, nâng cao tinh thần yêu nghề, yêu công ty, để tạo đà cho nhân viên cống hiến và làm việc hết sức mình hơn nữa. Trong thời gian hoạt động và phát triển, ngoài sự tăng trưởng về vốn, quy mô, vị thế, uy tín thương hiệu trên thương trường, APROCIMEX đã và đang không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho kinh doanh như đã xây dưng khu kho, nhà chế biến bảo quản nguyên liệu với diện tích lớn (1,5ha đất, 5000m2 nhà bảo quản) tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên, văn phòng cho thuê.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu

-Là một doanh nghiệp chủ yếu là các hoạt động kinh doanh thương mại, mà ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi, đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là các mặt hàng nông sản như ngô, sắn, khoai, bột cá, đậu tương… nên công tác bảo quản hàng hóa là phải cực kỳ chú ý. Áp dụng chính sách linh hoạt đối với giá bán sản phẩm hàng hoá dựa trên qui luật cung cầu của thị trường, cũng như những phương thức bán hàng hấp dẫn đối với khách hàng mua nhiều, khách thanh toán đúng hạn (chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại), giải quyết tốt yêu cầu của khách hàng như phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán. Tuy nhiên nếu chỉ nhờ bán chịu để nhằm tăng doanh thu tiêu thụ thì chưa đủ, điều quan trọng nhất, công ty cần gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Trong thời gian thực tập vừa qua, với vốn kiến thức đã được thầy giáo, cô giáo trường Học viện tài chính dạy dỗ, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô giáo Tiến sỹ Đoàn Hương Quỳnh- Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Khoa Tài chính doanh nghiệp, cũng như các cô các chú Phòng tài chính- Kế toán công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX, em đã hoàn thành luận văn với đề tài “ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX”. Trong giai đoạn kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp gặp nhiều biến động bất ổn, Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX với nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên, công ty vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.