ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÀ THÀNH VIÊN LÀ TỔ CHỨC NGOÀI NHÀ NƯỚC

MỤC LỤC

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÀ THÀNH VIÊN LÀ TỔ CHỨC

Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp không thuộc diện giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần [13]. Căn cứ vào Nghị định số 63/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2002/TT-BKH ngày 28/01/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên gồm 4 bước cơ bản: Bước một, chuẩn bị chuyển đổiTrong bước chuẩn bị chuyển đổi cần thiết phải thực hiện các công việc như: quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi; thông báo danh sách và kế hoạch chuyển đổi; thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên; thông bảo chuyển Thứ hai, xây dựng phương án chuyển đổi Trong bước này, cần phải tiến hành: chuẩn bị tài liệu có liên quan việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên; tiến hành kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản, công nợ của doanh nghiệp, phân loại, lập danh sách số lao động tiếp tục chuyển sang làm việc tại công ty TNHH một thành viên, số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên với mục đích là nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò chủ đạo, vị trí then chốt của kinh tế nhà nước theo định hướng XHCN, hướng tới xây dựng doanh nghiệp nhà nước trở thành một mô hình doanh nghiệp hiện đại; đồng thời sắp xếp lại các doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, thiếu tính cạnh tranh.

Khi đó, pháp luật cho phép công ty TNHH ban đầu tiếp tục tồn tại dưới một hình thức mới với bản chất pháp lý mới nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục kinh doanh, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức trong việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trên cơ sở đó làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nếu xét thấy doanh nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định về đăng ký kinh doanh tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp (2005). Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp đặt không đúng theo quy định thì phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì việc ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau: Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh. Bởi vậy, quan điểm của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là tiếp tục đơn giản hóa nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ ghi ngành nghề kinh doanh mà người thành lập doanh nghiệp dự kiến kinh doanh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu muốn thay đổi nội dung đăng ký, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ hoặc giấy tờ khác tương đương, rồi mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (Điều 26, 27 Luật Doanh nghiệp (2005); khoản 5 Điều 29 NĐ43/2010/NĐ-CP).

Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập, nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty, phương án sử dụng lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia, thời hạn thực hiện chia công ty. Khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia thanh toán khoản nợ đến hạn đó, đồng thời có quyền yêu cầu các công ty còn lại hoàn trả lại phần tương ứng mà họ phải gánh chịu. Thứ hai, về vấn đề tách doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty được tách) chuyển một phần quyền hoặc nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị tách, tên công ty được tách, phương án sử dụng lao động, giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách, thời hạn thực hiện tách công ty. Trường hợp công ty bị tách trở thành chủ sở hữu của công ty được tách thì công ty bị tách vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán, công ty được tách không chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách. Thứ ba, vấn đề hợp nhất doanh nghiệp Hợp nhất công ty TNHH một thành viên là hình thức tổ chức lại công ty trong đó có một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty hợp nhất.

Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Chủ sở hữu công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đang ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp.