MỤC LỤC
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với tỷ lệ chiếm cao nhất là 72,3%, tiếp theo là khu vực thành thị chiếm 23,4%, khu vực sinh sống chiếm tỷ lệ thấp nhất là miền núi (4,3%). Phân bố thu nhập bình quân của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu có thu nhập < 10 triệu, trong đó nhiều nhất là < 5 triệu chiếm 51% và có 6,4% người bệnh không có thu nhập. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân Nhận xét: Tình trạng đang kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu, chiếm 70%.
Phân bố tình trạng có tiền sử bệnh lý khác trước phẫu thuật Nhận xét: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu có 23% người bệnh có tiền sử mắc bệnh lý khác kèm theo trước phẫu thuật.
Các khía cạnh tinh thần sau phẫu thuật này đều có điểm cao hơn hẳn so với trước phẫu thuật, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01, sử dụng kiểm định T-test đánh giá sự khác biệt. Về nơi sinh sống, nhóm người bệnh ở miền núi có điểm chất lượng sống chung cao nhất (85,9 ± 15,9), tuy nhiên cao hơn chưa có ý nghĩa thống kê so với hai nhóm còn lại. Dựa trên phân loại chất lượng cuộc sống theo thang điểm của SF-36, trong nghiên cứu phân chia thành 2 nhóm: nhóm có chất lượng cuộc sống khá tốt (≥76 điểm) và nhóm có chất lượng cuộc sống chưa tốt (<76 điểm).
Về nhóm tuổi, giới tính, chỉ số BMI, nơi sinh sống, tình trạng hôn nhân và mức độ NYHA chưa có sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét: Khi sử dụng mô hình hồi quy Logistic đơn biến đối với các yếu tố về đặc điểm văn hoá xã hội cho thấy nghề nghiệp có liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật nội soi toàn bộ vá thông liên nhĩ, với tỷ suất chênh OR là 0,72 (0,52 – 0,99) với p<0,05 có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa tình trạng người bệnh trước phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội soi toàn bộ vá lỗ thông liên nhĩ. Nhận xét: Khi sử dụng mô hình hồi quy Logistic đơn biến đối với các yếu tố về đặc điểm nhân trắc cho thấy tình trạng có tiền sử bệnh có liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật nội soi toàn bộ vá lỗ thông liên nhĩ, với tỷ suất chênh OR là 0,24 (0,06 – 0,98), với p<0,05 có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét: Khi sử dụng mô hình hồi quy Logistic đơn biến đối với các yếu tố về đặc điểm nhân trắc cho thấy có biến chứng sau phẫu thuật có liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật nội soi toàn bộ vá lỗ thông liên nhĩ, với tỷ suất chênh OR là 0,08 (0,01 – 1,22), với p<0,05 có ý nghĩa thống kê.
Một nghiên cứu đánh giá mang tính thăm dò thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia tại Hà Lan do tác giả Engelfriet đã tìm thấy bằng chứng cho thấy sự khác biệt về giới tính tồn tại trong tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những người bệnh trưởng thành mắc bệnh tim bẩm sinh, cũng như trong cách thức quản lý y tế. Điều này cũng có thể được lý giải thông qua nghiên cứu của tác giả Nyboe khi nghiên cứu thuần tập trờn dữ liệu quốc gia Đan Mạch đó bỏo cỏo kết quả theo dừi dài hạn đầu tiên về việc sử dụng phúc lợi an sinh xã hội lâu dài cao hơn và khả năng tham gia công việc thấp hơn ở người trưởng thành có thông liên nhĩ, cũng như nguy cơ nhận trợ cấp an sinh xã hội lâu dài cao gấp đôi ở những người bệnh thông liên nhĩ và khả năng tham gia lao động giảm so với dân số nói chung [68]. Một số bệnh đi kèm gồm có tiền sử đặt stent động mạch vành, sỏi thận, u tuyến giáp, … Trong nghiên cứu của Morgan khi đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi cho thấy bệnh đi kèm chủ yếu là tăng huyết áp, chiếm 26,4%[67].
Các chỉ số này đều nằm trong giới hạn bình thường, cho thấy người bệnh thường chưa có biểu hiện ảnh hưởng tới chức năng tim và kích thước buồng tim mà chủ yếu ảnh hưởng tới các dòng thông trong tim từ đó biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng cũng như tác động tới chất lượng cuộc sống của người bệnh có thông liên nhĩ.
Điều này một phần có thể được giải thích thông qua kỹ thuật nội soi được áp dụng, đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi áp dụng kỹ thuật nội soi toàn bộ, không cần cưa xương ức hoặc đường mở nhỏ, cho thấy hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống về tình trạng đau ưu thế khi phẫu thuật nội soi toàn bộ. Điều này có thể là do khả năng phục hồi và giảm đau của phương pháp phẫu thuật nội soi toàn bộ giúp cho khả năng tương tác của người bệnh ngay sau phẫu thuật tốt hơn, hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh hơn, giảm đau hơn, từ đó có mối quan hệ với những người xung quanh tốt hơn. Một trong những ưu điểm về mặt lý thuyết của phương pháp phẫu thuật nội soi toàn bộ là so với phẫu thuật cắt xương ức thông thường, tình trạng đau sau phẫu thuật giảm và thời gian hồi phục được rút ngắn sau khi thực hiện phẫu thuật nội soi toàn bộ với các vết mổ nhỏ hơn trên ngực.
Một cuộc khảo sát hồi cứu thứ hai trên 15 người bệnh sử dụng bộ câu hỏi SF-36 cho thấy 30 ngày sau phẫu thuật, chất lượng cuộc sống được cải thiện ở những người bệnh trải qua phẫu thuật bằng kỹ thuật nội soi với các phương pháp thông thường, chẳng hạn như phẫu thuật cắt xương ức hoặc phẫu thuật lồng ngực[63].
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng độ tuổi có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội soi van hai lá như trong nghiên cứu của tác giả Bazylev năm 2020, khi phân tích hồi quy đơn biến về độ tuổi cho thấy tỷ suất chênh OR 0,925 với p = 0,012, có ý nghĩa thống kê, tức là khi tuổi tăng thêm một năm thì. Mặc dù trên thực tế, tuổi càng cao thì tình trạng lão hoá diễn ra càng nhanh, phản ánh thông qua cả đặc điểm về thể chất như: khả năng vận động, suy giảm khối cơ, sự đàn hồi của khớp, …hay đặc điểm về tinh thần như: giảm trí nhớ, mất ngủ, lo âu, …Từ đó làm người cao tuổi dễ bị tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần, chính vì vậy, đối tượng này cần được cả nhân viên y tế và người thân gia đình quan tâm hơn để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật. Nghề nghiệp của người bệnh cũng đóng vai trò một phần đối với tình trạng thu nhập, ngoài ra còn phản ánh được phần nào trình độ học vấn cũng như nhận thức của người bệnh về bệnh lý thông liên nhĩ, cách thức phẫu thuật cũng như khả năng tiếp cận, hiểu biết về việc chăm sóc sau phẫu thuật giúp cải thiện chất lượng cuộc sống nhanh và hiệu quả hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi sử dụng mô hình hồi quy Logistic đơn biến đối với các yếu tố về tình trạng người bệnh trước phẫu thuật cho thấy tình trạng có tiền sử bệnh có liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ, với tỷ suất chênh OR là 0,24 (0,06 – 0,98), với p<0,05 có ý nghĩa thống kê.
Ý nghĩa của nghiên cứu này bao gồm việc khơi dậy sự quan tâm đến công nghệ robot như một cơ chế giảm khả năng xâm lấn và chấn thương phẫu thuật ở những người bệnh trải qua phẫu thuật tim, đặc biệt là đóng lỗ thông liên nhĩ. Nghiên cứu cho thấy những lợi ích đáng kể về cơn đau cũng như chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật thông liên nhĩ thông qua phẫu thuật nội soi toàn bộ và có sử dụng hỗ trợ của robot [67]. Một nghiên cứu tiến cứu khác của tác giả Ma cũng chỉ ra rằng ở một nhóm người bệnh trưởng thành có lỗ thông liên nhĩ có thể được phẫu thuật sửa chữa bằng phương pháp nội soi toàn bộ mà không cần hệ thống phẫu thuật robot.
So với phẫu thuật cưa xương ức thông thường, phương pháp nội soi lồng ngực mới này có tổng thời gian phẫu thuật ngắn hơn và thời gian chăm sóc hồi sức cũng như thời gian nằm viện ngắn hơn.