MỤC LỤC
Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời nhằm tạo sự đột phá để phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua, con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước với quan điểm nhất quán là “nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy, với mong muốn góp phần luận giải, cung cấp những luận cứ cho việc phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần khoáng sản FECON hiện nay và những năm tiếp theo, em đã lựa chọn, tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần khoáng sản FECON” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
So với nhiều nước trên thế giới, nguồn nhân lực của Việt Nam đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định, là lực cản rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Công ty cổ phần khoáng sản FECON là công ty được thanh lập năm 2007 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất cọc bê tông dự ưng lực, nằm trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong quá trình thành và phát triển công ty luôn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực là con người làm đông lực phát triển công ty.
Đối với vấn đề cụ thể phát triển nhân lực tại Công ty CP khoáng sản FECON, luận văn tập trung nghiên cứu bốn nội dung có tính chất then chốt bao gồm: (1) Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; (2) thu hút và tuyển dụng nhân lực; (3) đào tạo và bồi dưỡng nhân lực; (4) sử dụng và đãi ngộ nhân lực. - Phạm vi về không gian: Đề tài đươc tiến hành nghiên cứu trên phạm vi Công ty cổ phần khoáng sản FECON.
Từ hai quan điểm của tác giả Nguyễn Thanh Hội và Phan Thăng (2001) cho thấy NNL là tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp). Nguồn Nhân lực của Doanh nghiệp: Theo tác giả Trần Kim Dung (2004) cho rằng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là nguồn nhân lực mà doanh nghiệp cần và có thể huy động cho việc thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của mình.
NNL bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu.
Điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh và vì thế nó giúp cho tổ chức: Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc, nâng cao chất lượng của thực hiện công việc, giảm bớt được sự giám sát vì người lao động được đào tạo thường có ý thức hơn trong công việc nên có thể tự giám sát, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp, tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu không đảm bảo sự công bằng, tính cạnh tranh và sự đồng tình dẫn đến người lao động không thỏa mãn trong quan hệ, phối hợp công việc sẽ dẫn đến kết quả là năng suất lao động thấp, muốn rời bỏ Công ty (có thể mang cả công nghệ của Công ty ra đi và thật sự bất lợi cho Công ty nếu họ bị thu hút bởi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp).
- Văn hóa doanh nghiệp: Là hệ thống các giá trị đặc trưng được gây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp việc để theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đề ra. + Vai trò của văn hoá doanh nghiệp: Tạo ra nhận dạng riêng như, tạo luật lệ và nguyên tắc chính thống, góp phần làm giảm mâu thuẫn, tạo sự ổn định, xây dự ng khối đoàn kết, tạo phối hợp và kiểm soát, giảm rủi ro, tạo động cơ, tăng lợi thế cạnh tranh.
- Xõy dựng chương trỡnh mục tiờu quốc gia phỏt triển NNL, cần xỏc định rừ cỏc mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, ý thức và sự hợp tác trong công việc, thái độ và tác phong của người lao động; về tổ chức thực hiện cần thiết thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển NNL bao gồm đại diện của các ngành có liên quan và đại diện của người sử dụng lao động, cỏc tổ chức chớnh trị - xó hội,… việc tổ chức thực hiện cần xỏc định rừ trỏch nhiệm của từng ngành, từng cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình. Các giải pháp được thực hiện cả về chính sách, các hoạt động hỗ trợ thông qua các chương trình và tổ chức thực hiện; Việc tổ chức thực hiện theo hướng tạo điều kiện để người lao động, người sử dụng lao động và các trường đào tạo phát huy hết khả năng; Nhà nước hỗ trợ khi cần thiết theo mục tiêu và thông qua các chương trình cụ thể; Quan tâm và phát triển các tổ chức và các hoạt động dịch vụ công như các trung tâm đảm bảo việc làm, các trường đào tạo,… để đào tạo, bồi dưỡng NNL có chất lượng cao nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp.Đây là những kinh nghiệm tốt để nghiên cứu, áp dụng tại Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới là tương đối phù hợp.
Quán triệt quan điểm, chủ trương trên, trong những năm qua HĐQT và Ban lãnh đạo của Công ty đã xây dựng và ban hành những quy chế, quy định, chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực của Công ty, trong đó tiêu biểu có một số văn bản tiêu biểu như: Ngày 05/04/2015, HĐQT đã ban hành Nghị quyết số 150405/NQ-FCM của Chủ tịch HĐQT về việc nâng cao trình độ nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV trong Công ty cổ phần khoáng sản FECON giai đoạn 2015-2020. Quán triệt quan điểm, chủ trương trên, trong những năm qua HĐQT và Ban lãnh đạo của Công ty đã xây dựng và ban hành những quy chế, quy định, chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực của Công ty, trong đó tiêu biểu có một số văn bản tiêu biểu như: Ngày 05/04/2015, HĐQT đã ban hành Nghị quyết số 150405/NQ-FCM của Chủ tịch HĐQT về việc nâng cao trình độ nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV trong Công ty FECON giai đoạn 2015-2020.
Giải quyết đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho người lao động theo qui định của ngành.
Quản lý ngành về đào tạo và phát triển NNL của FECON nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ và chất lượng cao cho Công ty theo tinh thần: Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, kỹ năng và tay nghề giỏi, thạo việc; nhạy bén, linh hoạt, có tư duy phù hợp với kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa; thông thạo ngoại ngữ, tin học; am hiểu pháp luật; trung thành với Công ty, tinh thần trách nhiệm cao, có tác phong công nghiệp và văn hóa giao tiếp hợp thời đại, với chiến lược phát triển của FECON. Các giải pháp bao gồm: Giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển lao động, Giải pháp hoàn thiện điều kiện vật chất và phương tiện kỹ thuật, Hoàn thiện việc đánh giá thi đua cho các đơn vị và cá nhân người lao động , Thiết lập hệ thống thông tin, Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với đặc điểm ngành nghề, Phối hợp với tổ chức Công đoàn động viên người lao động phát huy mọi năng lực, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần đối với người lao động, Tiếp tục hoàn thiện chế độ tiền lương và thu nhập cho CBCNV, Áp dụng phương pháp phân tích định lượng đánh giá năng lực thực hiện công việc của CBCNV, Tổ chức tốt hệ thống cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ, nhân viên Để thực hiện phát triển NNL thực sự có hiệu quả, tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ cần đặc biệt quan tâm thực hiện tốt những nội dung, biện pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng, đãi ngộ nhân lực, đặc biệt là những bộ phận nhân lực chủ chốt, nhân lực chiến lược của Công ty.