MỤC LỤC
Đặc biệt với phương pháp này, học sinh có cơ hội được đặt vào thực tế, nghĩa là trong quá trình học tập các em có thể được đặt vào những tình huống cụ thể của đời sống thực tế, sẽ có những va chạm, những trải nghiệm để có thể trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm và tự giải quyết những vấn đề đã đặt ra theo cách nghĩ của mình để tiếp thu kiến thức mới. Mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực là đào tạo ra những con người năng động, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tái hiện những kiến thức đã học hay lặp đi lặp lại những kĩ năng xử lí và giải quyết vấn đề mà khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề của cuộc sống.
Học sinh phải linh hoạt thu thập, tổ chức dữ liệu, sử dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán suy luận như hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa, xem xét những mối liên hệ phụ thuộc,. Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh từng nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
Phân môn Tiếng Việt có vai trò nâng cao và hoàn chỉnh hóa cho học sinh tri thức về tiếng Việt: những tri thức có tính chất lí thuyết về hệ thống các đơn vị của tiếng Việt, về ngữ nghĩa, phong cách, nghệ thuật ngôn từ; những tri thức cơ bản về quá trình phát triển của tiếng Việt trong lịch sử, qua đấu tranh để tự khẳng định và phát triển, cũng như qua tiếp xúc với các ngôn ngữ khác. Cuối cùng, thông qua các vai trò vừa kể trên, cùng với các bộ môn khác trong nhà trường, phân môn Tiếng Việt góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam mới như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm trước cuộc sống, ý thức chủ động sáng tạo, lòng yêu quý và ý thức giữ gìn, phát triển bản sắc giàu đẹp của tiếng Việt, một thứ của cải “vô cùng phong phú, vô cùng lâu đời của dân tộc” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Qua phiếu khảo sát số 1, chúng ta thấy học sinh lớp 10 ở trường THPT chưa thật sự hứng thú cũng như còn gặp nhiều khó khăn khi học phân môn Tiếng Việt. Khi học phân môn Tiếng Việt, các em còn tồn tại khá nhiều khó khăn với tỉ lệ 51,2% (200/391): vấn đề về nghĩa của từ, nội dung bài học nhiều, bài tập khó, buồn ngủ vì không thấy hứng thú khi học,… Qua khảo sát thực tế, khi nhận xét về cách giảng dạy của giáo viên, mức độ tích cực cũng chưa chiếm được tối đa.
Nhưng ngay trong phạm vi những vấn đề này, chương trình Tiếng Việt lớp 10 cũng trình bày sâu hơn, rộng hơn và nâng cao hơn so với các lớp dưới, như việc phân loại các kiểu câu ghép, việc lựa chọn trật tự cho các thành phần trong câu đơn và các vế trong câu ghép, việc mở rộng các câu và tách câu trong mối liên hệ tới sự liên kết của các câu,… Chính vì thế mà trong quá trình giao tiếp hay đưa ra ý kiến của mình, học sinh sẽ hoàn thiện hơn về kĩ năng trình bày, lựa chọn các kiểu câu phù hợp để diễn đạt một vấn đề nào đó một cách rành mạch, logic nhất. Dạy học bằng phương pháp đưa ra các tình huống có vấn đề không phải chỉ nhất nhất là giáo viên độc quyền đưa ra các vấn đề để học sinh suy nghĩ và giải quyết mà ở một số trường hợp những suy luận của học sinh cũng trở thành một vấn đề mới vượt quá khả năng kiểm soát của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Sau khi HS phân tích, GV chốt lại để dẫn vào bài: Ở hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ chương trình THCS các em đã được làm quen với các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ mà ở bài học hôm trước các em đã được tìm hiểu về cách thức cấu tạo của chúng. Là một giáo viên trong tương lai và hơn hết là giáo viên bộ môn Ngữ văn, qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã ít nhiều tự trang bị cho mình những kiến thức, phương pháp để đổi mới cách dạy học ở phân môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tiếng Việt lớp 10 nói riêng nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy của mình sau này.
Ngoài những bài tập Tiếng Việt trong SGK, theo em có cần làm thêm những bài tập Tiếng Việt trong các tài liệu khác hay không?. Khi nêu ra một vấn đề nào đó giáo viên có định hướng, gợi mở để các em giải quyết vấn đề hay không?.
Nhưng thực tế lại không được như chúng ta mong đợi, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp xa lạ đối với học sinh, điều đó có nghĩa phần lớn giáo viên không vận dụng phương pháp này trong giảng dạy với tỉ lệ chiếm đến 46,3%. Như vậy, với phiếu số 2 này, kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được như đã chỉ rừ rằng phần lớn giỏo viờn cũn chưa ỏp dụng hoặc ỏp dụng rất ớt cỏc phương pháp giảng dạy vào giờ học phân môn Tiếng Việt lớp 10.
Từ số liệu trên, ta thấy rằng tỉ lệ HS rất ít tham gia tranh luận để giải quyết vấn đề đạt cao nhất, tỉ lệ HS thường xuyên tham gia vẫn đạt ở mức thấp, thấp hơn cả tỉ lệ HS thỉnh thoảng tham gia tranh luận. Đối với giáo viên, thì hầu hết các thầy cô chưa thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực mà vẫn còn quen thuộc với lối dạy truyền thống, chưa đề cao năng lực tư duy, tính tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp tổ chức trò chơi. - Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ. Đối với giáo viên: Soạn giáo án, nắm vững kiến thức bài dạy và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học. Đối với học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài mới và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định lớp. - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nêu nội dung chính của Trích diễm thi tập? Theo em Trích diễm thi tập được Hoàn Đức Lương sử dụng những nghệ thuật nào?. Giới thiệu bài mới. Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng có những câu thơ rất hay về tiếng Việt:. Trên trái đất giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người. Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. Đúng như lời của nhà thơ, thế giới hiện nay có đến 5000 ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ có những sắc màu và đặc trưng riêng. Ở đó, tiếng Việt của chúng ta mang một vẻ đẹp kì diệu như tiếng sáo như dây đàn làm rung rinh nhịp đập trái tim người. Để có được ngôn ngữ dân tộc như ngày hôm nay, tiếng Việt của chúng ta đã trải qua khá nhiều thời kì phát triển. Vậy đó là những thời kì nào? Diễn biến phát triển trong những thời kỡ đú ra sao? Bài học ngày hụm nay sẽ giỳp chỳng ta làm sỏng rừ những vấn đề này. Chúng ta đi vào tìm hiểu bài mới: Khái quát lịch sử tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử phát triển của tiếng Việt. - GV: Dựa vào SGK cùng với việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết nguồn gốc tiếng Việt trong thời kì dựng nước?. - GV nhận xét, giảng giải thêm và chốt ý chính. - GV: Theo em tiếng Việt thuộc họ, dòng, nhánh nào?. Có quan hệ họ hàng với tiếng nào?. - GV: Em hãy vẽ sơ đồ để biểu thị mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt?. bắt nguồn từ họ nào? Dòng nào? Chia tách ra các thứ. Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử phát triển của tiếng Việt. - HS đọc ngữ liệu. - HS làm việc với SGK để trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS nhớ lại kiến thức chuẩn bị ở nhà để trả lời. - HS suy nghĩ, tư duy kết hợp với kiến thức vừa tiếp thu để vẽ sơ đồ. Lịch sử phát triển của tiếng Việt. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước. Nguồn gốc tiếng Việt - Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa. - Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt. - Tiếng Việt thuộc họ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhánh Việt – Mường. - Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Mường, tiếng Khmer. tiếng nào?). (GV cung cấp cho. - HS tổng hợp kiến thức vừa tiếp thu để trả lời. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe câu hỏi cũng như sự gợi ý của GV để trả lời:. + Tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ khác không phải vì ngheo nàn mà để thuần Việt, bảo tồn tiếng Việt. - Bằng năng lực tư duy của mình, HS vẽ sơ đồ tư duy. Tiếng Việt đạt tính chuẩn xác, hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam. HS một số phấn màu khác nhau để hổ trợ trong quá trình các em vẽ sơ đồ).