MỤC LỤC
Đánh giá được tiềm năng của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ yếu và đề xuất giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững và phát triển hàng hóa trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Lúa Bao thai, cây ngô, cây chè, và cây quế, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
- Xác định, các cây trồng hàng hóa, các loại sử dụng đất có triển vọng cho phát triển sản xuất hàng hóa huyện Định Hóa;. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất các cây trồng hàng hóa trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
Tiến hành điều tra, phỏng vấn nông hộ với thông tin liên quan đến quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng, các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất trên địa bàn, cụ thể: các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất (giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, năng suất, sản lượng, giá sản phẩm và các nguồn thu khác); các yếu tố về thị trường phục vụ sản xuất; Các yếu tố về cơ chế chính sách và tổ chức sản xuất; Sự liên kết của các tổ chức sản xuất; chính sách hỗ trợ; và một số chính sách xã hội khác. Dựa trên một số công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế về thị trường hàng hóa, về thị trường nông sản hàng hóa như nghiên cứu của Hoàng Tuấn Hiệp (2001) về Một số giải pháp để thúc đẩy phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản vùng Trung du miền núi Bắc bộ theo hướng sản xuất hàng hóa; nghiên cứu của Trần Xuân Châu (2002) về Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay; nghiên cứu của Nguyễn Lê Huy (2010) về Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở nông hộ thuộc bốn huyện vùng núi cao phía Bắc tỉnh Hà Giang; nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc (2015) về Phát triển sản xuất ngô hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường ở vùng Tây Bắc Việt Nam; nghiên cứu của Nguyễn Đắc Lực (2020) về Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất hàng hóa…. Triển khai đồng bộ, kịp thời các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm..; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững; tư vấn, tạo điều kiện để giải quyết việc làm cho người lao động, ưu tiên hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Diện tích rừng đặc dụng chiếm 11,26% đất nông nghiệp, được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ các di tích lịch sử phân bố rộng trên địa bàn huyện, trong đó trong đó có trên 2.300 ha diện tích rừng đặc dụng gắn với các di tích lịch sử quan trọng tại 3 xã Phú Đình, Điềm Mặc và Bình Thành (khu vực trọng điểm về rừng đặc dụng của huyện Định Hóa) xã có diện tích lớn là xã Phú Đình (1.614,55 ha). Năm 2020 toàn huyện có 48.119,32 ha đất nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020, diện tích đất nông nghiệp tăng 336,53 ha, nguyên nhân tăng do khai thác đất chưa sử dụng chuyển sang đất lâm nghiệp và do đo đạc lại bản dồ địa chính chính quy, ngoài ra do xác định lại tiêu chí về đất rừng đã chuyển một diện tích lớn đất núi đá có rừng chuyển sang đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất là 2L (Lúa Xuân - Lúa mùa) và 1L (Lúa mùa sớm); LUT2L-màu có 2 kiểu sử dụng đất chính; LUT lúa màu có 3 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên rau màu có 4 kiểu sử dụng đất; LUT cây ăn quả có 5 kiểu sử dụng đất; LUT cây công công nghiệp lâu năm có 1 kiểu sử dụng đất (cây chè); LUT cây công nghiệp hàng năm có 1 kiểu sử dụng đất sắn và LUT cây dược liệu có 3 kiểu sử dụng đất là đinh lăng, ba kích và cây quế.
Qua phân tích nêu trên cho thấy: để trở thành cây trồng hàng hóa thì yêu cầu phải đạt được tỷ lệ về hàng hóa ở mức cao, có triển vọng phát triển thị trường, có sản lượng đủ lớn, diện tích tập trung, có hiệu quả kinh tế mức trung bình trở lên, nông sản có chất lượng tốt, cở bản các cây trồng lựa chọn đều đáp ứng được các tiêu chí đã nêu. Về mức độ sử dụng thuốc BVTV, mô hình chỉ sử dụng 1 loại thuốc trừ sâu là Trebon 10EC để trừ các loại sâu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu khoang, rầy, bọ trĩ, bọ xít và rệp, liều lượng sử dụng nhiều nhưng vẫn trong ngưỡng khuyến cáo (sử dụng bằng với lượng cao nhất cho phép sử dụng 1 lít thuốc/1ha). Kết quả theo dừi 4 mụ hỡnh sử dụng đất sản xuất nụng nghiệp trờn địa bàn huyện Định Hóa trong 3 năm 2018 - 2020, đối chiếu với kết quả đánh giá hiệu quả, tính bền vững của các LUT, các kiểu sử dụng đất dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, nghiên cứu một lần nữa khẳng định các loại cây trồng trên đều có khả năng trở thành cây hàng hóa, vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực cũng như tạo sản phẩm hàng hóa làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.
Vì vậy, để đánh giá, lựa chọn hệ thống cây trồng và biện pháp canh tác phù hợp, bản đồ chế độ tưới được xây dựng để thể hiện 2 chế độ tưới trên địa bàn nghiên cứu: chủ động và không chủ động, trong đó diện tích đất tưới chủ động là 21.870,55 ha chiếm tỉ lệ 44,35% tổng diện tích đất điều tra và còn 55,65% diện tích đất là tưới không chủ động. Kết quả tính trọng số cho các loại sử dụng đất cho thấy: đối với các loại cây trồng hàng hóa (lúa, ngô) thì yếu tố quan trọng nhất là nguồn nước tưới, trong khi các cây trông lâm năm (chè, cây dược liệu) là độ dày tầng đất, điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng đất được các chuyên gia cung cáp về tầm quan trọng của các yếu tố. Đối với phương pháp đánh giá đất của FAO không xem xét đến sự tương tác giữa các chỉ tiêu và coi các chỉ đó có vai trò như nhau, còn phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu đã xem xét đến tầm quan trọng khác nhau giữa các chỉ tiêu đối với mục đích đánh giá cụ thể, phản ánh tầm ảnh hưởng khác nhau đến mục đích đánh giá thể hiện ở các trọng số khác nhau.
Gắn xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa với đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sức cạnh tranh thị trường của sản phẩm; hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kết hợp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm với các hoạt động văn hóa, du lịch; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả: Định kỳ tổ chức festival, lễ hội, hội thảo, hội chợ đối với các sản phẩm chủ lực; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở trong và ngoài nước; xây dựng các trung tâm xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm OCOP; xây dựng trung tâm giới thiệu,trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh. Phát triển sản xuất ngô hàng hóa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô nhằm tiết kiệm được nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng các cánh đồng mẫu, vùng trồng chuyên canh cây ngô; đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, thủy lợi hóa đất màu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, cần có các cơ chế từ phía cơ quan chức năng làm cầu nối tăng cường tiếp cận cho sẩn phẩm của người nông dân với nhà doanh nghiệp, tập trung huy động và đầu tư nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng cường hỗ trợ về mặt truyền thông và kỹ thuật giúp người dân thay đổi về tư duy và thoái quen sản xuất, áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; đồng thời có những định hướng, chính sách và các giải pháp kịp thời để hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất cho người dân.
(4) Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa huyện Định Hóa sử dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO cho thấy: Toàn huyện có 133 LMU của 266 khoanh đất, diện tích các đơn vị đất dao động trong khoảng từ 0,55 ha đến 6259,63 ha với những đặc tính, tính chất được xác định. Điểm hạn chế là do độc dốc ≥ 250, tưới không chủ động, một số có yếu tố về thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp. Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong thời gian tới thì phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó cần tập trung vào nhóm giải pháp: Chính sách, tổ chức sản xuất, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ.