Thực trạng và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ tại hai phường của quận Hà Đông, Hà Nội năm 2013

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư 1. Đối tượng nghiên cứu

    Qua cộng tác viên (CTV) dân số ở 2 phường, danh sách đối tượng nghiên cứu được cập nhật thêm 8 PNSS không thuộc dân số 2 phường quản lý, nhưng hiện đang ở tại địa bàn 2 phường (ở trọ/ ở thuê), vì vậy, danh sách đối tượng ban đầu gồm 206 đối tượng. Trên thực tế, trong tổng số 206 đối tượng trong danh sách ban đầu có 19 đối tượng không phỏng vấn được vì các lý do: Không tiếp cận được do đối tượng đã ra khỏi địa bàn (18 trường họp), có vấn đề về tâm thần kinh (1 trường hợp). Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Phần B: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của mẹ Phần C: Các yếu tố liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở Phần D: Các yếu tố liên quan đến môi trường gia đình và xã hội - Phần tự điền: Trắc nghiệm tâm lý: Thang đo EPDS.

    Các mối quan hệ của PNSS với chồng, với gia đình chồng và với gia đình mẹ đẻ được đánh giá dựa vào cảm nhận của PNSS trên thang đo likert 5 mức độ (từ Rất tốt đến Rất không tốt), sau đó được phân loại: với từng mối quan hệ, những đối tượng có câu trả lời ở mức độ Rất tốt hoặc Tốt thì được phân loại là Có mối quan hệ tốt. Các mối liên quan trước tiên được đo lường hai biến thông qua kiểm định khi bình phương (%2) với mức ý nghĩa a= 0,05; sau đó sử dụng mô hình hồi quy đa biến logistic với phương pháp Backward LR, mức ý nghĩa a=0,05 để kiểm soát nhiễu.

    KÉT QUẢ NGHIÊN cứu

    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

    Toàn bộ 13 đối tượng thuộc nhóm tuổi thấp nhất (<20 tuổi) đều thuộc phường Phú Lương. Hầu hết các đối tượng trong nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh và không theo tôn giáo nào.

    Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh 1 Yếu tố thuộc đặc điểm mẹ

    Những đối tượng đang sống riêng với chồng có nguy cơ trầm cảm gấp 2,1 lần những đối tượng đang sống cùng gia đình chồng hoặc gia đình mẹ đẻ, p<0,05 (tuy nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ TCSS của đối tượng sống cùng gia đình chồng so với sống cùng gia đình mẹ đẻ). Những bà mẹ không thường xuyên nhận được sự giúp đỡ chăm sóc bé vào ban ngày, không thường xuyên nhận được sự giúp đỡ chăm sóc bé vào ban đêm, và không thường xuyên được tâm sự, chia sẻ cảm xúc suy nghĩ có nguy cơ trầm cảm lần lượt gấp 2,6; 2,8; và 3,9 lần những bà mẹ thường xuyên được hồ trợ. Kết quả phân tích đa biến trong mô hình cho thấy, các yếu tố Nhạy cảm với sang chấn, lòng tự trọng - tự tin, lo âu trong thai kỳ, sinh khó, sức khỏe trẻ, khó khăn trong chăm sóc trẻ, gia đình sống cùng sau sinh, và Hỗ trợ chăm sóc bé ban đêm là những yểu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với TCSS.

    Sau khi phân tích đa biến cho thấy chưa đù bằng chứng chứng minh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TCSS và một số yếu tố sau: tuổi, trình độ học vấn của đổi tượng, mang thai ngoài ý muốn, mối quan hệ với chồng, mối quan hệ với nhà chồng, tình trạng kinh tế gia đình, hồ trợ chăm sóc bé ban ngày, hỗ trợ công việc gia đình, và hỗ trợ cảm xúc. Những nghiên cứu khác chủ yếu được thực hiện tại các bệnh viện phụ sản, hoặc phòng khám nhi, trên đối tượng những PNSS đến tái khám, hoặc đưa con đến khám định kỳ - điều này cũng có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ (những bà mẹ lo lắng, hoặc có những vấn đề về sức khỏe có thể có xu hướng đến tái khám, hoặc khám định kỳ cao hơn).

    Bảng 3.3: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và tiền sử bệnh, đặc điểm nhân cách đối tượng
    Bảng 3.3: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và tiền sử bệnh, đặc điểm nhân cách đối tượng

    Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh

    Và yếu tố thuộc đặc điểm nhân cách này có thể là một yếu tố nhiễu rất lớn đến mối quan hệ giữa TCSS và các yếu tố khác (khi cùng gặp 1 sang chấn tâm lý, những người có đặc điểm nhân cách mạnh sẽ dễ dàng tìm cách ứng phó, vượt qua hơn những người có nhân cách yếu, nên ít có khả năng dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn [10]). Giải thích cho sự chênh lệch tỷ lệ này, có thể do thời điểm tiếp cận đối tượng trong nghiên cứu này là 4 - 8 tuần, gần thời điểm sinh hơn so với nghiên cứu của Boyce (3 tháng sau sinh), do đó những ảnh hưởng về thực thể, cũng như tâm lý sau quá trình sinh khú nặng nề hơn. Kết quả về mối liên quan này cũng tương tự như kết quả của hầu hết cỏc nghiờn cứu cả trong nước và ngoài nước [28] Rừ ràng, vấn đề sức khỏe, ăn uống của em bé sau sinh có là một trong những mối quan tâm rất lớn của các bà mẹ, vì vậy những vấn đề xảy ra với em bé có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần bà mẹ.

    Tiền sử roi loạn lo âu và trầm cảm trong thai kỳ là những yếu tố mà trong y văn đã đề cập là có mối liên quan mạnh với TCSS, tuy nhiên trong nghiên cứu này, do hạn chế về cỡ mẫu, cũng như do ở địa bàn nghiên cứu, việc khám và xác định các rối loạn về tâm thần là không quen thuộc với người dân, nên nghiên cứu chưa tìm được đối tượng để đưa vào phân tích. Bên cạnh đó, việc sinh nhiều con là rất thường thây ở địa phương nghiên cứu (trong mẫu nghiên cứu, các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên 25,1%) nên việc “nhỡ” mang thai có lẽ không là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người phụ nữ, nghiên cứu cũng không tìm được mối liên quan giữa yếu tố này và TCSS như các nghiên cứu khác.

    Phương pháp nghiên cứu

    Vì vậy, để đảm bảo tính bảo mật của thông tin một cách tôi ưu khi có mặt người nhà, bộ câu hỏi không nên được thực hiện bàng hình thức trao đổi trực tiếp giữa người phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn, mà để đối tượng tự điền. Thứ tư, trình độ học vấn của các đối tượng trong nghiên cứu là khá cao, qua quá trình thử nghiệm bộ công cụ, nghiên cứu viên nhận thấy đối tượng không gặp khó khăn khi thực hiện thang đánh giá, sau khi đã được điều tra viên hướng dẫn kỹ càng. Đây là điểm cắt khá thấp so với tất cả các điểm cắt được khuyến nghị tại các quốc gia khác trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng (ở những nước thuộc Đông Nam Á, điểm cắt này thay đổi trong khoảng rất rộng từ 6/7 ở Thái Lan đến 12/13 ở Đài Loan [36]).

    Tuy nhiên, phải chăng chính phương thức tiến hành thang đánh giá bằng hình thức phỏng vấn, thay vì tự điền cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu, cũng như điểm cắt được khuyển nghị?. Đây cũng là điểm cắt đã được khuyến nghị để sàng lọc TCSS trong cộng đồng người Việt ở Australia, với độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là 86% và 84% [42], Nhưng rất có thể, đây cũng chưa hẳn là điểm cắt phù họp nhất cho cộng đồng người Việt Nam nói chung.

    Một số hạn chế của nghiên cứu

    Những nghiên cứu trong tương lai cần tiếp tục xác định điểm cắt phự họp cho thang điểm EPDS bằng hỡnh thức tự điền - vỡ đõy rừ ràng là phương pháp phù họp hơn cho những nghiên cứu tại cộng đồng. Bên cạnh đó, một số câu hỏi về Sự hỗ trợ chăm sóc của gia đình cũng như Moi quan hệ với chồng và Mối quan hệ với gia đình cũng có thể bị sai số thông tin nếu như trong quá trình phỏng vấn đối tượng có người nhà bên cạnh. Nghiên cứu đã cố gắng hạn chế sai số thông tin trên bằng cách nhấn mạnh tính khuyết danh của đối tượng nghiên cứu để đối tượng nghiên cứu có thể yên tâm trả lời, thang đo trầm cảm được thực hiện theo hình thức tự điền, và một số câu hỏi liên quan đến Sự ho trợ chăm sóc của gia đĩnh cũng như Mối quan hệ với chồng và Mối quan hệ với gia đĩnh cũng được thực hiện theo hình thức tự điền nếu trong quá trình phỏng vấn có người nhà bên cạnh.

    Bên cạnh đó trong quá trình phỏng vấn, ĐTV đã chú ý đến việc tạo sự thoải mái và cởi mở với đối tượng nghiên cứu bằng cách giao lưu, nói chuyện, tạo không khí gần gũi trước khi phỏng vấn. Để hạn chế sai số thông tin do ĐTV, ĐTV của nghiên cứu được tuyển chọn từ những người có kinh nghiệm, quá trình tập huấn cũng được thực hiện cẩn thận.Ngoài ra, để khắc phục sai số trong quá trình nhập liệu, số liệu được nhập lại ngẫu nhiên 20%.

    Đối với Viện, nhà nghiên cứu

    - Nghiên cứu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo TCSS. - Đánh giá sự khác biệt về điểm cắt dùng để sàng lọc TCSS của bộ công cụ EPDS bằng 2 phương pháp: tự điền và phỏng vấn có cấu trúc, xác định điểm cắt phù hợp cho thang điểm bằng hình thức tự điền tại Việt Nam.