Ảnh hưởng của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2021

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Định nghĩa về ODA và tăng trưởng kinh tế

Phân loại ODA theo nguồn gốc và mục đích sử dụng

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn được các quốc gia và tổ chức quốc tế cung cấp cho các nước đang phát triển với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư. - ODA đa phương: Là nguồn vốn ODA được cung cấp bởi các tổ chức đa phương như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Âu, và các tổ chức khu vực khác. - Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: ODA có thể được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông, năng lượng, nước, viễn thông, và hạ tầng kỹ thuật khác.

- Phát triển nhân lực: ODA có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, và phát triển nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau. - Phát triển nông nghiệp và nông thôn: ODA có thể hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện sống của dân nông thôn và bảo vệ môi trường nông nghiệp. - Phát triển xã hội và bảo vệ xã hội: ODA có thể được dùng để cải thiện điều kiện sống, xây dựng căn cứ xã hội, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ trẻ em, phụ nữ, người tàn tật và những nhóm dễ bị tổn thương.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: ODA có thể được sử dụng để bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững, và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Sự khác biệt của nguồn vốn ODA và vốn thương mại

Nguồn vốn ODA và vốn thương mại có các ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, và việc so sỏnh giữa chỳng cú thể giỳp hiểu rừ hơn về cỏch chỳng đúng gúp vào phỏt triển và có thể tạo ra tác động khác nhau. Hỗ trợ cho các dự án không có khả năng tạo lợi nhuận: ODA thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án và chương trình mà không có khả năng tạo lợi nhuận ngay lập tức, như cơ sở hạ tầng cơ bản, giáo dục, và y tế công cộng. Thúc đẩy phát triển bền vững: ODA thường có mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, bao gồm cả việc tạo ra cơ hội kinh doanh và giải pháp cho các vấn đề xã hội và môi trường.

Có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề xã hội và môi trường: ODA có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, giảm nghèo, và cải thiện hệ thống giáo dục và y tế. Tạo lợi nhuận cho quốc gia đầu tư và quốc gia sở hữu: Vốn thương mại tạo cơ hội tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia đầu tư, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạo cơ hội kinh doanh và tăng trưởng: Vốn thương mại có thể giúp mở rộng hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo cơ hội kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

Phụ thuộc vào ý nguyện của các quốc gia và tổ chức quốc tế: ODA phụ thuộc vào ý nguyện và tài trợ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế, điều này có thể tạo ra không chắc chắn trong việc cung cấp nguồn tài trợ. Có thể gây nợ nước nếu không quản lý cẩn thận: Nếu không quản lý cẩn thận, ODA có thể gây nợ nước cho các quốc gia thụ động, đặc biệt là nếu không sử dụng hiệu quả và không thúc đẩy phát triển bền vững. Tạo áp lực trả lãi suất cao: Vốn thương mại thường có lãi suất cao, điều này có thể tạo áp lực lớn lên quốc gia vay để trả lãi suất và gốc.

Không nhất thiết phải hướng đến phát triển bền vững: Vốn thương mại thường có mục tiêu thu lợi nhuận và không nhất thiết hướng đến phát triển bền vững hoặc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Việc sử dụng ODA và vốn thương mại cần phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia và khả năng quản lý tài chính. Khi được sử dụng một cách hiệu quả, cả hai nguồn vốn có thể đóng góp đáng kể vào phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát

- βn là hệ số của các biến độc lập trong đó B1 là hệ số tự do - u là hạng nhiễu hay sai số ngẫu nhiên.

THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2021

Các cú sốc ngoại sinh tích cực và tiêu cực từ thế giới cũng góp phần ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2021. Kết quả của sự tăng trưởng này đã khiến tổng sản phẩm quốc nội của cả nước vào năm 2000 đã tăng lên gấp đôi so với năm 1990, đạt mục tiêu quan trọng trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000, nơi mục tiêu chính là tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Việc này cũng đặt Việt Nam vào vị trí nổi bật trong khu vực với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong thập kỷ 1990.

Năm 1997 khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Việt Nam chưa mở cửa sâu nên ít bị ảnh hưởng. Năm 2009, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên có mức tăng trưởng thấp nhất là 5,4%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, trong suốt mười năm qua, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Giai đoạn 2010-2021 chứng kiện sự biến động mạnh về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhiều tỉnh, thành phố là đầu tàu kinh tế, trung tâm sản xuất công nghiệp trọng điểm bị ảnh hưởng nặng nề như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang,…Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có tăng trưởng dương khi Covid-19 xảy ra. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế Việt.

Hình 4.5: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2000
Hình 4.5: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2000

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2021

Điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 99,89% sự biến thiên của biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế). Điều này chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa GDP bình quân đầu người năm trước và GDP bình quân năm nay. Biến oda có hệ số dương 0,011 có mức ý nghĩa thống kê 5%, cho thấy rằng việc tăng cường ODA thúc đẩy tăng GDP.

Điều này khẳng định giả thuyết về mối quan hệ hình chữ U ngược giữa các ODA và tăng trưởng kinh tế giống như các nghiên cứu trước ở nước ngoài. Vì tiếp tục nhận viện trợ nhiều hơn trong tương lai có nghĩa là Việt Nam chưa phải là nước có thu nhập trung bình cao trở lên, đồng nghĩa kinh tế không thể tăng trưởng tốt. Ngoài ra, với những quốc gia có thu nhập trung bình mà tiếp tục được nhận nguồn ODA ưu đãi thì có thể tồn tại những “ràng buộc” viện trợ đối với quốc gia nhận viện trợ phải mua hàng hóa từ quốc gia tài trợ (Kwakye, 2010).

Mục đích của các nhà tài trợ có thể tạo ra hoặc mở rộng thị trường cho xuất khẩu của họ hơn là hỗ trợ nền kinh tế của người nhận hoặc ràng buộc này có thể về mặt chính trị, chiến lược quốc gia. Biến open có hệ số là 0,011 có mức ý nghĩa thống kê 1%, chỉ ra rằng độ mở của thị trường và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan dương. Biến pop có hệ số là -20,326 có mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy rằng tăng trưởng dân số ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Biến gov có hệ số là 0,076 có mức ý nghĩa thống kê là 1%, cho thấy rằng tăng cường chi tiêu chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biến stability có hệ số là 0,189 có mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy rằng sự ổn định chính trị đại diện cho môi trường thể chế ổn định và minh bạch ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy giá trị GDP thời kỳ trước, nguồn vốn ODA, mở cửa thị trường, chi tiêu chính phủ và sự ổn định chính trị có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Trong khi đó tốc độ tăng trưởng dân số và biến ODA bình phương có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định chính trị và chính sách kinh tế cho tương lai của Việt Nam.