MỤC LỤC
Tôi được phân vào phòng tín dụng và tôi được sắp xếp chỗ ngồi thực tập bên cạnh anh Huy là người hướng dẫn thự tập, trưởng phòng tín dụng và la người phụ trách mảng tín dụng khách hàng cá nhân của LienVietPostbank chi nhánh Thăng Long. Các nhiệm vụ chính của phòng khách hàng tín dụng cá nhân bao gồm tìm kiếm, chăm sóc khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn: Vay sửa nhà, mua nhà;. Được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cùa các anh Nguyễn Quang Huy trong phòng khách hàng cá nhân tôi đã đã nắm được các quy định về thủ tục hồ sơ cho vay tiêu dùng cá nhân và cho vay mua nhày, các quy trình và các thủ tục giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc cho vay.
Bộ phận thực tập và quan hệ với các bộ phận khác trong chi nhánh. Tôi thực tập trong phòng khách hàng cá nhân trực thuộc phòng tín dụng ủa LienVietPostbank chi nhánh Thăng Long, trong đó tôi được sắp xếp ở vị trí thực tập sinh dưới sự quản lý của anh Nguyễn Quang Huy là trưởng phòng.
- Quá trình đàm phán giữa nhân viên tín dụng là anh Nguyễn Quang Huy của LienVietPostbank chi nhánh Thăng Long với anh Nguyễn Thanh Phong là do hồ sơ vay vốn của ngân hàng chưa đủ điều kiện để vay 70% giá trị nhà, do tài sản bảo đảm không đủ điều kiện để làm tài sản đảm bảo. -a Nguyễn Quang Huy nhân viên của LienVietPostbank chi nhánh Thăng Long đã tiến hành đàm phán về gói vay mua nhà của chi Nguyễn Thị Mai tại nhà riêng của chị Nguyễn Thị Mai ngày 10/4/2017, khách hàng đã hoàn thành thủ tục hồ sơ ngay buổi sáng 11/4/2017 tại LienVietPostbank chi nhánh Thăng Long. Kết quả là hồ sơ của chị Nguyễn Thị Mai được duyệt, và LienVietPostbank chi nhánh Thăng Long đã cho chị Nguyễn Thị Mai vay 1.417.500.000 VNĐ, chị Nguyễn Thị Mai đã mua nhà tại Công ty đầu tư phát triển địa ốc xanh Hòa Bình.
+ Tôi đã đọc và lọc được 150 bộ hồ sơ về vay mua nhà của khách hàng hợp lệ trong 200 bộ hồ sơ, loại 50 bộ hồ sơ không hợp lệ do chưa đủ các giấy tờ cần thiết như không có giấy tờ tài sản đảm bảo, không chứng minh được thu nhập, không điềm đầy đủ thông tin trong hồ sơ xin vay. - Chi nhánh luôn chú trọng công tác tiếp thị, tuyên truyền và vận động các tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân mở tài khoản tiền gửi và tiền gửi vào tài khoản tiền gửi, có chính sách lãi suất linh hoạt, phí dịch vụ phù hợp. Với đặc điểm cơ cấu vốn như nêu ở trên, chi nhánh đã thực hiện từng bước cơ cấu lại tiền gửi TCKT theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính ổn định, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, tạo sự chủ động về nguồn vốn của chi nhánh.
Bởi vì tuy tốc độ mở rộng tín dụng của ngân hàng là rất nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm dần qua các năm, năm 2015 do tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thậm chí còn giảm so với năm 2014, đây là một thành tích của chi nhánh. Những biến động về chính trị và tài chính toàn cầu bắt đầu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, từ năm 2015, làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng, tình hình kinh tế bất ổn dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng nhưng ngân hàng vẫn duy trì nợ quá hạn ở mức thấp hơn nhiều so với quy định là 3-5%, và đến năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn ở tỷ lệ thấp, mặc dù trong năm 2016 để khắc phục tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên Chính phủ đã thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số vốn hỗ trợ lên đến 30.000 tỷ đồng, đồng thời cũng nhằm giải phóng số vốn mà các ngân hàng phải huy động với lãi suất cao trong năm 2015 do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại chi nhánh không ngừng được cải thiện, chi nhánh đã tìm được những khách hàng tốt để cho vay, đồng thời cũng cũng tạo sự chắc chắn và an toàn trong hoạt động cho vay khách hàng mặc dù danh mục sản phẩm và khối lượng tín dụng không ngừng được mở rộng.
(nguồn: phòng tài chính kế toán) Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm ưu thế, điều này thể hiện chính sách cho vay của ngân hàng có sự thay đổi khi mà ngân hàng quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2021. Việc thông tin về thị trường của chi nhánh vẫn chưa được tốt biểu hiện là các doanh số cho vay kế hoạch của chi nhánh nộp cho cấp trên có nhiều khi chỉ là những con số tự ước lượng không chính xác, không dựa theo nhu cầu vay kế hoạch của khách hàng, hoặc có khi lại chỉ dựa vào nhu cầu vay kế hoạch của khách hàng mà không tính đến những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vay của họ. + Thứ hai: Tăng mức dư nợ cho vay không quá 30% vì nếu tăng nhanh hơn mức này sẽ bị thanh tra Ngân hàng nhà nước kiểm tra, tuy chi nhánh có tiềm năng gia tăng hơn mức này nhưng trong tình hình hiện nay khi mà Chính Phủ đang có chủ trương kiềm chế lạm phát và cố gắng giảm khối lượng tín dụng do các ngân hàng cung ứng thì việc đảm bảo chất lượng tín dụng trong tổng số dư nợ cho vay là quan trọng hơn.
+ Thứ ba: Đảm bảo được tính linh hoạt trong hoạt động cho vay: Tạo diều kiện tối đa cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu về an toàn của khoản vay điều này thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng. Cán bộ tín dụng cũng biết là đối với khách hàng cá nhân thì chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không cao và có nhiều nhân tố tác động, còn khách hàng doanh nghiệp thì cũng muốn làm đẹp báo cáo tài chính bằng cách tô điểm các con số sao cho thật đẹp. + Thứ nhất: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ tín dụng trong việc phân tích thông tin và tăng cường sự hiểu biết cho cán bộ tín dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau, đến tận nơi khách hàng kinh doanh nhưng luôn lập kế hoạch xem xét tính chân thực các thông tin từ báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, trước khi đến gặp khách hàng để giảm thời gian công tác của các cán bộ tín dụng.
+ Thứ hai: Thường xuyờn theo dừi cỏc thụng tin từ hệ thống tớn dụng Việt Nam, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web có các thông tin đáng tin cậy, các tờ báo có uy tín có thông tin liên quan để từ đó tìm và phân tích được các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. + Thứ ba : Việc phỏng vấn khách hàng là một việc làm quan trọng và đã được cán bộ tín dụng làm khá tốt và khá thường xuyên, họ thường xuyên liên lạc với khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, qua fax nhưng nên bố trí thời gian thích hợp để giảm tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng và đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả cán bộ tín dụng. Việc phỏng vấn khách hàng sẽ cho cán bộ nhiều thông tin quan trọng liên quan đến khoản vay mà không được trình bày trong báo cáo tài chính do đó để tăng cường lượng thông tin này thì cán bộ tín dụng phải có sự nghi ngờ tương đối và kỹ năng đặt câu hỏi khá tốt làm sao có thể khai thác thông tin hiệu quả mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Thanh tra giám sát không chỉ đơn thuần là giám sát khách hàng mà còn cần phải thanh tra giám sát chính ngân hàng, chính các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và các cán bộ khác có liên quan nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người và phát hiện những sai sót có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.