MỤC LỤC
Phương pháp nghiên cứu
Bố cục của luận án
Biểu đồ thống kê các từ ngữ phổ biến nhận diện hành động phàn nàn tiếng Việt Ngoài những dấu hiệu ngôn hành nêu trên, người nói cũng thường sử dụng ngữ điệu khi thực hiện hành động phàn nàn. Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, hành động phàn nàn là hành động mà người nói thực hiện để bày tỏ cảm xúc, tình cảm mang đậm tính tự phát và chủ quan của người nói. (Số liệu chi tiết xin xem Phụ lục 3) Với hướng lợi ích của hành động như kết quả trên, tùy vào mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 khi thực hiện hành động phàn nàn mà vai giao tiếp của Sp1 và Sp2 trong từng mục đích cũng khác nhau.
Nhìn chung, khi thực hiện hành động phàn nàn, vai của Sp1 thường cao hơn hoặc ngang bằng so với Sp2 (cụ thể là các trường hợp phàn nàn vì mục đích kêu ca, phê phán, than phiền, than vãn), cũng có ít trường hợp, vai của Sp1 có thể thấp hơn so với Sp2.
Như đã trình bày trong chương 1, ở các hành động ngôn ngữ khác thì IFIDs chỉ là một bộ phận của biểu thức ngôn hành, nó phải đi cùng với nội dung mệnh đề mới thể hiện được địch ở lời của hành động để trở hành biểu thức ngôn hành, trong khi ở hành động phàn nàn thì IFIDs tự nó đang mang chức năng mệnh đề, và nhìn vào dấu hiệu này mà ta có thể hiểu được trạng thái cảm xúc mà người phàn nàn đang trải qua. Để tình cảm và cảm xỳc của người núi được biểu hiện rừ ràng hơn, hiệu lực ở lời của hành động phàn nàn trở nờn xỏc định hơn, phát ngôn ngôn hành phàn nàn không chỉ ở dạng biểu thức ngôn hành nguyên cấp mà người nói thường thêm yếu tố mở rộng để tạo thành phát ngôn ngôn hành phàn nàn. Như vậy, để duy trì phép lịch sự, giảm bớt mức độ tiêu cực của hành động phàn nàn, giảm thiểu sự đe dọa thể diện đối với người nghe, tăng cường mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người nói có thể sử dụng hành động phàn nàn theo các cách như: sử dụng các kiểu kết cấu, các từ ngữ phố biến, gián tiếp thông qua các hành động khác để thực hiện hành động phàn nàn hoặc thêm các yếu tố thuộc thành phần mở rộng để điều biến lực ngôn trung của hành động phàn nàn.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về các nội dung của hành động phàn nàn trong tiếng Việt, luận án đã tiến hành phân tích các dấu hiệu liên quan đến nhân tố giao tiếp khi thực hiện hành động phàn nàn, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu đó là đối tượng phàn nàn và các vấn đề thường được phàn nàn.
Như chúng tôi đã đề cập, mối quan hệ giữa Sp1 với Sp2 và điều kiện chân thành khi thực hiện hành động phàn nàn của Sp1 đã ảnh hưởng đến lợi ích của Sp1 và Sp2. (Số liệu chi tiết xin xem Phụ lục 5) Nhìn vào kết quả của bảng trên, có thể thấy rằng, lợi ích của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật hướng tới Sp1 nhằm mục đích than phiền, kêu ca và than vãn đều chiếm tỉ lệ 100%. Như vậy, phàn nàn trong những trường hợp này đều nhằm giúp Sp1 có thể bộc lộ những trạng thái cảm xúc của mình, do đó hướng lợi ích sẽ thuộc về Sp1.
Ngược lại, khi phàn nàn nhằm mục đích trách mắng, than phiền là Sp1 đang hướng Sp2 nhận ra những điều đang làm là không đúng, giúp Sp2 tránh lặp lại X, do đó lợi ích hành động trong những trường hợp này sẽ thuộc về Sp2.
Thông thường, khi thực hiện hành động này, người Nhật sẽ sử dụng các yếu tố như rào đón, tôn vinh thể diện, bù đắp và đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với người khác, giải quyết vấn đề một cách triệt để và không gây ra những hậu quả không mong muốn. Bên cạnh đó, nếu xét từ phương diện lịch sự, chiến lược “ngọt hóa” (sweeten) bằng cách sử dụng yếu tố bù đắp thể hiện như xin lỗi 失礼ながら [shitsurei nagara] (xin lỗi nhưng..) trong các phát ngôn phàn nàn có tác dụng làm giảm bớt mức độ nặng nề khi chỉ trích, phàn nàn một ai, giúp cho nội dung phàn nàn của người nói được thể hiện được nhẹ nhàng, mềm mỏng hơn. Trong chương 3 của luận án, chúng tôi đã tiến hành phân tích các đặc điểm của hành động phàn nàn cũng như xây dựng các tiêu chí giúp nhận diện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật qua hai dấu hiệu về mặt hình thức và các nhân tố giao tiếp của hành động.
Thông qua việc xác lập 4 nhóm hành động gián tiếp thực hiện hành động phàn nàn, đó là: nhóm điều khiển, nhóm biểu cảm, nhóm tái hiện và nhóm cam kết dựa trên 848 phát ngôn chứa hành động phàn nàn gián tiếp, luận án đã phân tích những chiến lược giao tiếp thường sử dụng khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật đó là sử dụng hành động phàn nàn gián tiếp và sử dụng các yếu tố mở rộng.
Và đối tượng phàn nàn trong cả hai ngôn ngữ đều bao gồm 4 đối tượng là sự vật, sự kiện phàn nàn thuộc về người thực hiện hành động phàn nàn (Sp1), người tiếp nhận hành động phàn nàn (Sp2), người thứ ba và ngoại cảnh. Bảng so sánh đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Đối tượng phàn nàn Tiếng Việt Tiếng Nhật. b) Đích ở lời, hướng lợi ích và quan hệ liên nhân giữa Sp1 và Sp2 khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Nhìn chung, khi thực hiện hành động phàn nàn trong cả hai ngôn ngữ, Sp1 thường trên vai hoặc ngang vai so với Sp2 (cụ thể là các mục đích kêu ca, phê phán, than phiền, than vãn), cũng có ít trường hợp, Sp1 có thể dưới vai so với Sp2. Tuy nhiên, khi phàn nàn với mục đích trách mắng, Sp1 thường dùng những lời nói nặng để trách mắng, than phiền Sp2, do đó vai của Sp1 sẽ luôn ngang hoặc cao hơn so với Sp2. c) Các vấn đề thường được phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Trong tiếng Việt, hành động phàn nàn được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau và được thực hiện thông qua 16 hành động, thuộc các nhóm hành động điều khiển (bao gồm 06 hành động hỏi, yêu cầu, nhắc nhở, khuyên, đề nghị, hô gọi), nhóm hành động biểu cảm (bao gồm 04 hành động cảm thán, mỉa mai, trách, đổ lỗi), nhóm hành động tái hiện (bao gồm 04 hành động trần thuật, xác nhận, nhận xét, giả định) và nhóm hành động cam kết (bao gồm 02 hành động cảnh cáo, cam kết).
Tương tự, trong tiếng Nhật, hành động phàn cũng được thực hiện gián tiếp thông qua qua 14 hành động thuộc 4 nhóm: nhóm hành động điều khiển (bao gồm 05 hành động hỏi, yêu cầu, nhắc nhở, khuyên, đề nghị,), nhóm hành động biểu cảm (bao gồm 04 hành động cảm thán, mỉa mai, trách, đổ lỗi), nhóm hành động tái hiện (bao gồm 04 hành động trần thuật, xác nhận, nhận xét, giả định) và nhóm hành động cam kết (bao gồm 01 hành động cảnh cáo).
Ngoài chức năng làm giảm thiểu sự đe dọa thể diện đối với người nghe, thì yếu tố này còn đóng vai trò giúp người nói có thể chuẩn bị cho việc truyền đạt nội dung phàn nàn một cách hiệu quả, giải quyết vấn đề một cách triệt để để không gây ra những hậu quả không mong muốn. Ngoài ra, phương pháp gián tiếp còn giúp người Nhật có thể truyền đạt thông điệp một cách khéo léo hơn, đặc biệt là trong trường hợp cần phải nói điều gì đó khó nghe hoặc khó chấp nhận hoặc dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình trao đổi ý kiến và đưa ra các đề xuất phù hợp hơn. - Ý thức tôn ti của người Nhật Bản cũng đã trở thành tiêu chí bắt buộc trong hành động ngôn ngữ, do đó, việc sử dụng ngôn ngữ phàn nàn gián tiếp trong tiếng Nhật cũng chịu tác động bởi quy tắc xã hội này để thể hiện nhận thức quan hệ giữa người nói và người nghe.
Với một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú và đa dạng với những đặc điểm rất đặc trưng như sự trọng tình, lịch sự và phù hợp với các quan hệ xã hội, người Việt có thể có nhiều cách thức diễn đạt một cách hàm súc và đa dạng hơn.
Điều này cho thấy rằng, dù có sự khác biệt về văn hóa và lịch sử, nhưng những giá trị cốt lừi của Nho giỏo vẫn giữ được sức mạnh và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người Á Đụng. Điều này phản ỏnh một cỏch rừ ràng trong ngụn từ và hành động của người Nhật và họ thường sử dụng các từ ngữ và cách diễn đạt lịch sự để thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác của mình. Trong chương 4, luận án đã tiến hành đối chiếu hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật qua các nội dung: các dấu hiệu ngôn hành, các nhân tố giao tiếp và các chiến lược giao tiếp.Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày một số vấn đề về văn hóa giao tiếp của người Việt và người Nhật thông qua hành động phàn nàn.
Để có thể giao tiếp hiệu quả hơn trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là khi thực hiện hành động phàn nàn, người nói cần nắm vững bản chất của ngôn ngữ, bao gồm năng lực ngụn ngữ (thuộc phạm trự tõm lớ) và ngụn ngữ học ứng dụng (thuộc phạm trự xó hội).