Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh sử dụng phương pháp so sánh tỷ số tài chính

MỤC LỤC

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1 Phương pháp so sánh

Nhiều tỷ số chính được sử dụng nhưng có thể được chia thành bốn nhóm chính sau: phân tích khả năng thanh khoản, phân tích khả năng trả nợ, phân tích cấu trúc tài chính (hay đòn bẩy tài chính) và phân tích khả năng sinh lời. Thứ tư, có những tỷ số có tên gọi giống nhau nhưng các nhà phân tích đôi khi lại sử dụng định nghĩa hoặc công thức khác nhau nên có thể dẫn đến sự hiểu lầm khi so sánh và diễn giải giữa các doanh nghiệp. Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố, ta thay thế lần lượt nhân tố đó với trị số ở kỳ phân tích, rồi so sánh với (hay trừ đi) tình trạng trước khi nhân tố đó được thay thế (những nhân tố chưa được thay thế vẫn giữ nguyên trị số ở kỳ gốc, những nhân tố đã được xem xét có trị số ở kỳ phân tích).

Phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp phân tích tỷ lệ vì đã kết nối được các lĩnh vực khác nhau về các loại tài sản và chi phí trong doanh nghiệp: Tài sản ngắn hạn (TSNH), tài sản dài hạn (TSDH), giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay (CPLV) trong việc tạo ra doanh thu cũng như lợi nhuận; hay đây chính là những yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra trong hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, vì đánh giá được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách khách quan và toàn diện nên sẽ đưa ra những biện pháp phù hợp và kịp thời giúp doanh nghiệp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng và khai thác các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn ở thời gian tiếp theo. Từ đó, giúp cho người sử dụng thông tin có cái nhìn chính xác về thực trạng tài chính cùng những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải; qua đó đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình hiện tại và cả định hướng trong tương lai của doanh nghiệp.

Với mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính nên việc phân tích chỉ dừng ở một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp, khái quát về những nét chung nhất của doanh nghiệp như việc huy động nguồn vốn và mức độ độc lập, tự chủ về tài chính. Khi xem xét tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, phương pháp so sánh được sử dụng bằng cách sử dụng số tuyệt đối và số tương đối để thấy sự thay đổi về quy mô và tốc độ của các chỉ tiêu tổng hợp trên. Nói cách khác nếu doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn bằng cách vay mượn của các đối tác, rồi định kỳ (hàng tháng, quý hay năm) dùng thu nhập từ hoạt động SXKD để thanh toán được CPLV và hoàn trả cả gốc (khi đáo hạn) mà vẫn dư ra một phần chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Căn cứ vào đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, tình hình thực tế cũng như chiến lược kinh doanh của mình mà doanh nghiệp phải xác định được số lượng vốn cần huy động, cách thức huy động, thời gian huy động…để vừa tiết kiệm được chi phí cũng như có cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Sau khi đã tính toán được tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn cũng như sự biến động của chỳng giữa kỳ phõn tớch và kỳ gốc, để xỏc định rừ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh ngang. Sau khi đã xác định được nhu cầu, tìm kiếm và huy động các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh đã là một công việc quan trọng và khó khăn thì việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đó sao cho hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính cũng rất phức tạp.

Chỉ tiêu này nếu có giá trị lớn hơn hay bằng một (≥ 1) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm vì lúc đó những tài sản mà doanh nghiệp sử dụng không được tài trợ hoàn toàn bằng VCSH. Khi xem xét khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thì phải ưu tiên phân tích về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trước rồi mới đề cập đến khả năng thanh toán nợ dài hạn; vì đơn giản nếu các khoản công nợ ngắn hạn không thanh toán được thì chắc chắn sẽ không trang trải được những khoản công nợ dài hạn. Cho dù doanh nghiệp đó đang làm ăn có lãi nhưng lại không có khả năng chi trả những khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời gian dài hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp thì dễ dẫn đến tình trạng phá sản.

Những khoản nợ này có thời gian trả nợ trên một năm hay một chu kỳ kinh doanh, bao gồm: phải trả người bán dài hạn, vay và nợ dài hạn…Những khoản nợ này thường được doanh nghiệp dùng để tài trợ việc mua sắm TSCđ, máy móc trang thiết bị sử dụng trong sản xuất hay đầu tư vào bất động sản, chứng khoán…Việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch trả nợ đúng hạn, tăng uy tín của doanh nghiệp và lành mạnh hóa tình hình tài chính.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH

Phân tích tài chính

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm suy yếu kinh tế, gần như thị trường bất động sản tê liệt và nguồn cung thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh tắc nghẽn, DXG gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường này do vấp phải nhiều rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh như vậy, Tập đoàn Đất Xanh đã chủ động đưa ra những chiến lược đột phá nhằm vượt qua thách thức, giữ vững phong độ, nắm bắt cơ hội và gia tăng tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Mục tiêu chiến lược đưa Đất Xanh trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu Đông Nam Á với vốn hóa đạt 10 tỷ USD vào năm 2030.

Đất Xanh tự tin có đủ cơ sở đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra hướng đến mục tiêu Top 10 Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, Top 10 Công ty phát triển bất động sản tốt nhất Đông Nam Á. Đất Xanh duy trì vị thế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực môi giới bất động sản và vươn ra thế giới, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh, khẳng định khả năng, tầm vóc của người Việt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Cùng với đó, thị trường ngành bất động sản nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đã tác động đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn các năm vừa qua cụ thể là sụt giảm và thiếu hụt sản phẩm trong năm 2020.

Nguồn cung cấp sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh thiếu hụt do các vấn đề pháp lý từ năm 2018 (Dự án Gem Riverside). Nhìn chung, so với trung bình doanh thu thuần 3 năm thì doanh thu thuần năm 2020 có tăng 12,43%, từ đó thấy doanh thu thuần qua các năm cũng tăng nhưng không đều, không cao. Phân tích biến động chỉ tiêu lợi nhuận gộp của công ty trong giai đoạn 2018-2020.

Sự biến động của lợi nhuận gộp giảm mạnh do tác động của: khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm của DXG giảm xuống do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cũng như thị trường bất động sản ở những năm gần đây không ổn định đã làm đơn giá bán sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm tiêu thụ vẫn giữ mức ban đầu không có sự gia tăng mạnh. Đến năm 2020 lợi nhuận trước thuế lại tiếp tục giảm mạnh và cũng có tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng 115,94%. Xét từng bộ phân lợi nhuận trong giai đoạn 2018 - 2020 của DXG, lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC và lợi nhuận khác không ổn định và có xu hướng giảm, làm cho EBIT cũng giảm theo, điều này là do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đến DXG nói riêng cũng như các công ty khác trong thị trường bất động sản nói riêng.

Tác động của đòn bẩy tài chính giảm là do tỉ lệ D/E và RD giảm, ROA giảm vì vậy làm cho khoảng cách giữa ROA và RD giảm và làm giảm tác động của đòn bẩy tài chính hay nói cách khác năm 2020 DXG có đòn bẩy tài chính không thuận lợi do sự giảm của ROA. Qua kết quả này cho thấy phía công ty DXG sẽ đưa ra quyết định huy động vốn để khắc phục tình trạng trên.

Hình 4. Doanh thu DXG  (2018-2020)
Hình 4. Doanh thu DXG (2018-2020)