MỤC LỤC
Các trang web mạng xã hội là các cộng đồng ảo cho phép mọi người kết nối và tương tác với nhau về một chủ đề cụ thể hoặc chỉ để “đi chơi” với nhau trực tuyến (Murray & Waller, 2007). Trong bài báo này, chúng tôi hướng đến việc phát triển và kiểm chứng bằng thực nghiệm một mô hình nghiên cứu về hành động xã hội có chủ ý trong các mạng xã hội trực tuyến, tồn tại tương đối ít nghiên cứu thực nghiệm dựa trên lý thuyết về các hành động xã hội có chủ ý trong các mạng xã hội trực tuyến. Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thái Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã khái quát chung về tình hình sử dụng MXH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.
Qua nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, MXH trong xã hội ngày nay đóng một vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người và có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sống và học tập của sinh viên. Kết lại thì vấn đề sử dụng mạng xã hội đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp cận với nhiều phương diện và hình thức khác nhau, trong đó đề cập đến định nghĩa về thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của cá nhân đối sinh viên. Tuy nhiên việc nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội trong xã hội cũng như đối với thanh niên chưa được đề cập rộng rãi và cụ thể mới chỉ xem xét các mức độ biểu hiện qua nhận thức bên trong cũng như tính năng của mạng xã hội, khi xem xét các biểu hiện bên ngoài của sinh viên đặc biệt đối với sinh viên của một trường Đại học ở một địa phương đang phát triển như Đại học Tây Nguyên chưa được xem xét một cách chi tiết cụ thể.
- Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 298/CP ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn vùng Tây Nguyên. Nhà trường đã đào tạo cho các địa phương Tây Nguyên và cho đất nước hơn 25.000 bác sĩ, cử nhân, kỹ sư các ngành: Y khoa, Sư phạm, Công nghệ thông tin, Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế, Giáo dục chính trị. Nhiều người trong số họ đã giữ các cương vị chủ chốt trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở sản xuất và cơ quan, đơn vị khoa học kỹ thuật của các tỉnh Tây Nguyên và nhiều vùng trong cả nước.
- Được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự động viên của các cấp ủy Đảng, chính quyền của các địa phương khu vực Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên từ một cơ sở đào tạo nhỏ bé nay đã trở thành một trường đại học đa ngành, đa cấp và đa lĩnh vực với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật khá mạnh, cơ sở vật chất đã từng bước được đầu tư hiện đại. Quy mô đào tạo của Nhà trường ngày càng tăng và ngày càng đa dạng về ngành nghề đào tạo, có khả năng đáp ứng ngày càng nhiều nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao cho các ngành, các cấp ở các địa phương khu vực Tây Nguyên. Với những điều kiện đó, trong tương lai không xa, Tây Nguyên sẽ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, một vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong tam giác phát triển của khu vực Đông Dương.
Sau khi khảo sát và đánh giá việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên kết quả thu về được là 100% các bạn sinh viên đều sử dụng mạng xã hội và sử dụng nhiều nhất là Facebook. Mạng xã hội còn giúp sinh viên thông qua đó để cập nhập thông tin bổ ích và nhanh nhất, đặc biệt là miễn phí từ đó có thể lan truyền phong trào hay năng lượng tích cực đến với mọi người. Qua những lợi ích mà mã hội mang lại thì các bạn sinh viên cho thấy mạng xã hội có ích là chiếm phần lớn là 88,6% còn lại thấy lợi ích của mạng xã hội mang lại là bình thường chiếm 11,4% và 0% không thấy mạng xã hội có ích.
Bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội mang lại là điều không thể phủ nhận nhưng còn những mặt tiêu cực của mạng xã hội mang lại là một hệ lụy đáng sợ, khi sử dụng lâu dài sẽ thành thói quen và có nhiều bạn bị mắc hội chứng “nghiện mạng xã hội” như vậy rất ảnh hưởng đến bản thân. Khi sử dụng mạng xã hội nhiều và lâu dài sẽ cho nhiều bạn trẻ bỏ bê việc học, nguy cơ đau dạ dày vì vừa ăn vừa xem hoặc ăn nhanh để tranh thủ vào mạng xã hội, làm nhiều bạn mất ngủ, lo âu dẫn, trí nhớ bị giảm sút và cơ thể luôn trong tinhg trạng mệt mỏi, uể oải có thể dẫn đến việc mắc các hội chứng về tâm lý. Nhiều bạn trẻ nhất là sinh viên hiện nay, mạng xã hội là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội” nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê đó lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian cũng như học tập của sinh viên.
Sau nghiên cứu kết quả cho thấy, hầu hết sinh viên khoa Kinh tế của trường Đại học Tây Nguyên đều sử dụng mạng ở mức độ cao, được thể hiện ở mức độ khác nhau về thời gian và tần suất sử dụng mạng xã hội, nhiều ngày chiếm phần lớn thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên, trong đó yếu tố chủ quan rừ nột nhất là “nhận thức, thỏi độ sử dụng mạng xó hội của sinh viờn”, và yếu tố khỏch quan rừ nhất là “mụi trường sống, vật chất và điều kiện". Nghiên cứu còn nhiều hạn chế như là do ảnh hưởng về thời gian học tập của sinh viên nên nghiên cứu còn hạn chế về khối lượng mẫu thu thập khiến quá trình thu thập mẫu hoàn toàn trực tuyến, chưa thể đào sâu hơn những nội dung mà sinh viên có thể tiếp cận trong quá trình thực hiện sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên.
Ngoài ra, cần cải thiện và củng cố các thói quen, hành vi trong cuộc sống có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và học tập như: tập thể dục, thói quen ăn sáng để có một sức khỏe tốt và phân chia thời gian hợp lý khi sử dụng mạng xã hội để giải trí ngoài ra còn tập thói quen giới hạn thời gian sử dụng mạng, không thức quá khuya và bản thân mỗi sinh viên nên tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa do trường khoa tổ chức, cùng tụ tập bạn bè nấu ăn, đi du lịch cùng tập thể lớp và bạn bè. Bên cạnh đó cũng cần nhà trường tổ chức các hoạt động lành mạnh phong phú nhiều hơn như mở các lớp ngoại khóa, các câu lạc bộ, các hoạt động cộng đồng, tổ chức các cuộc thi, chương trình thể thao, văn nghệ, các cuộc giao lưu giữa các khoa, ngành trong trường, các hội thảo nhằm để sinh viên có những sân chơi. Ngoài ra các thầy cô trong giờ học có thể cung cấp hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng sử dụng mạng xã hội như kỹ năng truy cập thông tin, tài liệu, kỹ năng tìm kiếm các thông tin liên quan đến học tập sao cho có hiệu quả.
Và cần phải tuyên truyền định hướng cho sinh viên biết cách khai thác những điều bổ ích mà MXH có thể mang lại, khuyến khích sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng với mục đích học tập của mình. Trong vấn đề này, vai trò của nhà trường rất quan trọng trong việc hướng dẫn, tạo cơ hội cho sinh viên được làm quen và sử dụng mạng xã hội đem lại hiệu quả cao nhất cho học tập và cuộc sống.
9, Bạn có thường sử dụng MXH để trò chuyện với bạn bè và người thân?. 13, Bạn có thấy MXH làm con người tiếp nhận thông tin nhanh hơn sách báo hay tập chí không?. Bạn có cảm thấy không hài lòng với thời gian dùng MXH của bản thân?.