MỤC LỤC
Ưu điểm của bài nghiên cứu đã phân tích được các rủi ro mà công ty gặp phải trong quy trình nhưng tác giả lại chưa đề cập tới quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng máy khoan, phụ tùng nên trong quá trình nghiên cứu dễ dàng bỏ sót các rủi ro gặp phải. Bài nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh Thư (2019) “Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Marine Sky Logistics” thông qua tìm hiểu và phân tích quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Thứ ba, đề xuất giải pháp quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc của TNHH Thời Trang Raindrop Việt Nam.
- Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô, chia ra: Rủi ro kinh tế (do các yếu tố kinh tế gây ra), rủi ro chính trị (do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra), rủi ro pháp lý (do sự thay đổi luật pháp, các quy tắc, tập quán..), rủi ro cạnh tranh (do dự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới..), rủi ro thông tin (thông tin sai lệch, thiếu..). Bước 1: Xác định yêu cầu và thỏa thuận: Các bên (công ty gia công và công ty đặt hàng) thảo luận và đàm phán về yêu cầu cụ thể của hợp đồng gia công, bao gồm mô tả sản phẩm, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, và giá cả. Bước 2: Ký kết hợp đồng: Sau khi thỏa thuận về điều khoản và điều kiện, các bên ký kết hợp đồng chớnh thức, trong đú mụ tả rừ ràng cỏc cam kết và trỏch nhiệm của mỗi bên. Bước 3: Xác định quy trình gia công: Công ty gia công xác định quy trình sản xuất/gia công cụ thể để thực hiện hợp đồng, bao gồm cả các công đoạn sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng, và chuẩn bị hàng hóa cho việc xuất khẩu. Bước 4: Mua nguyên liệu hoặc Nhập khẩu nguyên vật liệu: Một số công ty gia công có thể tự mua nguyên vật liệu cần thiết để gia công xuất khẩu sản phẩm. Nhưng đa số các công ty nhận gia công sẽ nhập khẩu nguyên liệu theo yêu cầu từ công ty thuê gia công. Vì thế các công ty cần chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan để làm thủ tục nhập nguyên vật liệu. Bước 5: Tổ chức sản xuất gia công xuất khẩu: Đây là khâu khá quan trọng trong quy trình vì nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm gia công. Tổ chức gia công và chuẩn bị hàng để giao gồm các bước sau:. + Tiến hành gia công thử để định mức nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, lao động. + Giao nguyên vật liệu cho các đơn vị trực tiếp thực hiện để các đơn vị đó tiến hành từng công đoạn gia công sản phẩm. + Gia công sản phẩm bao gồm 5 công đoạn chính là pha cắt vật liệu, công đoạn trang trí, may mũi giày, mài dán để, gò ráp, hoàn thành sản phẩm và đóng gói. Bước 6: Giao nhận hàng hóa với tàu hoặc đại lý vận tải: Sản phẩm được vận chuyển từ cơ sở sản xuất đến cảng hoặc điểm xuất khẩu để tiến hành thủ tục xuất khẩu và giao hàng tới địa điểm của công ty đặt hàng. Bước 7: Làm thủ tục hải quan và xuất khẩu: Công ty gia công hoặc công ty đặt hàng hoặc cả hai sẽ tiến hành thủ tục hải quan và xuất khẩu cần thiết để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển qua biên giới một cách hợp pháp và đúng thời hạn. Bước 8: Thanh toán và hoàn tất hợp đồng: Sau khi hàng hóa đã được giao đến địa điểm nhận, công ty đặt hàng thực hiện thanh toán theo điều khoản của hợp đồng, và hợp đồng được coi là hoàn tất. Nội dung quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng hoá. Nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy trong hoạt động kinh doanh của DN. Trong mỗi hoạt động của quá trình thực hiện hợp đồng gia công của DN đều ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng mang đến tổn thất nặng nề nếu DN không có sự nhận dạng các rủi ro này kịp thời. Mỗi nguồn rủi ro có thể gây ra một hoặc nhiều rủi ro khác nhau và một rủi ro có thể do một hay nhiều nguồn gây rủi ro tạo ra. Các DN cần sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể nhận dạng được tối đa các rủi ro mà DN của mình có thể phải đối mặt, từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp xử lý và ứng phó thích hợp. a) Một số rủi ro mà DN gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu:. • Rủi ro từ nguồn nhân lực của DN: Các cán bộ chưa có trình độ nghiệp vụ thương mại quốc tế cao, công nhân chưa được đào tạo một cách bài bản kĩ lưỡng. • Rủi ro từ đối tác: Các công ty thuê gia công giả danh có hoạt động kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh hết hiệu lực, không có chức năng kinh doanh,.. • Rủi ro về ngôn ngữ: Hiểu sai ý nghĩa lời nói, sai nghĩa, sai từ trong quá trình đàm phán với đối tác, bất đồng ngôn ngữ,.. • Rủi ro từ nguồn NVL: Đối tác cung cấp NVL không đúng thời gian, không đạt chất lượng, số lượng để sản xuất, không cung cấp NVL,.. • Rủi ro từ hợp đồng: Cỏc điều khoản quy định khụng rừ ràng, cụ thể, biến đổi tỷ giả, vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng khi chưa hoàn thành.. • Rủi ro về pháp lí: thiếu thông tin về quy định, luật lệ tại quốc gia nhập khẩu, dẫn đến. • Rủi ro khi làm thủ tục hải quan: không khai báo hải quan điện tử trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục, khai sai thông tin trên tờ khai. • Rủi ro trong quỏ trỡnh thanh toỏn: tỷ giỏ biến động, điều khoản thanh toỏn khụng rừ ràng, không khớp về đồng tiền thanh toán.. • Rủi ro khi tổ chức sản xuất sản phẩm: sản xuất chậm tiến độ do ảnh hưởng từ máy móc cũng như con người, sản xuất sai quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. • Rủi ro trong quá trình vận chuyển bốc xếp dỡ hàng hóa: Tai nạn xảy ra khi vận chuyển hàng hóa, hàng hóa bị móp méo, thất lạc, bị đổi do nhầm lẫn hàng. b) Các phương pháp nhận dạng rủi ro có thể được áp dụng là:. - Phân tích các báo cáo tài chính: Phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích từng tài khoản chi tiết các khoản chi phí và lợi nhuận và đối chiếu với kế hoạch tài chính được thiết lập đầu năm tài chính để có được những số liệu, nhận định về rủi ro. Trên cơ sở đó, có thể xác định các nguy cơ rủi ro của DN về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý. - Phương pháp sơ đồ là phương pháp mô hình hoá để nhận dạng rủi ro. Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các sơ đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể của DN, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực trong từng công việc, hoạt động cụ thể trong sơ đồ. - Phương pháp thanh tra hiện trường là phương pháp được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp tổng thể và các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong DN, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm hoạ, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro. Phân tích, đo lường rủi ro a) Phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất. Sau khi đã phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần phân tích chi tiết các rủi ro đó. Mục đích của việc phân tích này là để nhà quản trị có thể xác định được nguyên nhân xảy ra rủi ro, nguồn gốc phát sinh vấn đề để nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công là:. • Rủi ro từ nguồn nhân lực: DN chưa xây dựng được quá trình tuyển chọn nhân viên phù hợp với công việc, thiếu sự đầu tư vào việc đào tạo thêm cho nhân viên các nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc cần thiết. Nhân viên chưa thực sự trung thực, tự giác trong quá trình làm việc. • Rủi ro từ đối tác: DN chưa tìm hiểu kỹ càng thông tin về lĩnh vực kinh doanh, thâm niên hoạt động trên thị trường, nguồn lực về tài chính, của các đối tác chuẩn bị hợp tác dẫn đến chọn sai đối tác. • Rủi ro từ ngôn ngữ: Ngôn ngữ là rào cản lớn đối với các DN có hoạt động thương mại quốc tế. Mỗi một quốc gia sử dụng ngôn ngữ, phong tục tập quán, ngữ điệu, văn phong riêng biệt nên nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về đổi tác thì sẽ gây ra rủi ro trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. • Rủi ro từ nguồn NVL: Do đối tác cung cấp NVL chưa đúng thời gian, số lượng, chất lượng. Nhân viên tính toán sai định mức sản xuất dẫn đến việc thiếu sót NVL, không thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định NVL kỹ càng dẫn đến việc chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình gia công sản xuất. • Rủi ro từ hợp đồng: Do hai bên hợp tác soạn thảo các bản hợp đồng chưa kỹ càng chặt chẽ, sai sót trong hợp đồng về các điều khoản hàng hóa, thời gian giao nhận hàng hóa, thanh toán.. • Rủi ro về pháp lý: Các DN ở mỗi quốc gia chưa kịp thời nắm bắt sự thay đổi về các chính sách, thuế suất, quy định về việc xuất nhập khẩu do mỗi quốc gia thường có sự thay đổi nhanh chóng. • Rủi ro về chứng từ: Sai sót và thiếu thông tin trên chứng từ nhưng nhân viên không kiểm tra kỹ càng. • Rủi ro khi làm thủ tục hải quan: Do nhân viên chưa có kinh nghiệm về các nghiệp vụ thương mại quốc tế nên chưa nắm bắt kịp thời những công việc cần làm dẫn đến việc khai bỏo hải quan chưa chớnh xỏc và rừ ràng. • Rủi ro trong quá trình thanh toán: do không đồng nhất đồng tiền thanh toán, tỷ giá biến động từng giờ theo sự thay đổi của các quốc gia, các vấn đề về khủng hoảng kinh tế lạm phát khiến đồng tiền mất giá, ngân hàng hai phía chậm trễ trong quá trình thanh toán.. • Rủi ro khi tổ chức sản xuất sản phẩm: do DN thiếu sự kiểm soát trong khâu sản xuất, tay nghề của công nhân chưa được cao do thiếu sự đào tạo từ công ty dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng, không đúng quy cách, mẫu mã,.. b) Đo lường rủi ro.
- Phân tán và chia sẻ rủi ro là biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất có thể khi rủi ro xảy ra thông qua việc “phân tán” đối tượng chịu rủi ro (vì rủi ro có thể không xảy ra đồng thời đối với tất cả các đối tượng chịu rủi ro) hay rủi ro xảy ra với một đối tượng nào đó nhưng có nhiều chủ thể cùng chịu tổn thất thì tổn thất đối với mỗi chủ thể được giảm thiểu. Tài trợ rủi ro được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.
Thứ hai, việc tổ chức đào tạo, huấn luyện thường xuyên là một phần quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng và nhận thức của người lao động, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các sản phẩm gia công của tổ chức. Thứ ba, công ty cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất, điều này không chỉ giúp giảm thiểu sai sót của con người mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính linh hoạt, đồng thời có thể giảm số lượng lao động cần tuyển dụng trong thời gian sản xuất; khâu sản xuất và tập trung sử dụng nguồn vốn để thuê những quản lý có trình độ chuyên môn cao, khả năng ứng phó linh hoạt trước những biến động của thị trường cũng là biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả.
Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp gia công xuất khẩu: Hoàn thiện hơn nữa các bộ luật và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài; Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, bất hợp lý; Đồng thời tạo môi trường pháp luật lành mạnh tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp. Để phát triển một cách bền vững, Raindrop không chỉ tập trung vào việc củng cố và nâng cao năng lực sản xuất, trình độ chuyên môn của nhân viên, và chất lượng sản phẩm mà còn tập trung vào việc cải thiện các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp như tập trung đầu tư vào công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất và quản lý kho, đồng thời đầu tư vào lao động chất lượng cao.