MỤC LỤC
─ Đánh giá, chỉ ra những thành công, hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex. ─ Nêu ra một số giải pháp của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex và kiến nghị với cơ quan chức năng liên quan nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế tại công ty.
Các giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu thị trường nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex.
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005, nhập khẩu được định nghĩa như sau: "Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật". Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Trường Đại học Thương mại, 2021), nhập khẩu hàng hóa được hiểu là các nghiệp vụ cần thiết để đưa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riêng nằm trên quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc để chờ tái xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Các mục tiêu đó có thể là gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty, bổ sung hàng hóa thiếu hụt hay chưa sản xuất được trong nước và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng…Căn cứ vào những mục tiêu tổng thể, doanh nghiệp định ra những mục tiêu cụ thể như mở rộng thị phần, tìm kiếm sự trung thành của khách hàng, thu lợi nhuận cao, phát triển sản phẩm mới…Từ rất nhiều mục tiêu đó, doanh nghiệp xác định đâu là mục tiêu quan trọng để ưu tiên thực hiện trước. Những nội dung cơ bản của nghiên cứu thị trường nhập khẩu bao gồm: nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước để có thể xác định lượng hàng hóa nhập khẩu, nghiên cứu cơ cấu của thị trường để có thể phân loại thị trường, xác định thị trường nhập khẩu nào là phù hợp nhất, nghiên cứu cách thức tổ chức của thị trường nước ngoài như nhà phân phối, cách thức nhập khẩu và hình thức thanh toán sao cho việc nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Cơ chế điều hành của chính phủ sở tại - các quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thiết bị y tế, liên quan trực tiếp đến tính hiệu lực của luật pháp và các yếu tố kinh tế như tỷ lệ lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền tệ, quan hệ cung - cầu, quan hệ kinh tế quốc tế… Liên quan đến việc thời gian gần đây, đồng USD và yên Nhật liên tục biến động đã ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có hợp đồng thanh toán bằng các đồng tiền này nói riêng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại một số thị trường nhập khẩu truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… dẫn đến một số nhà máy sản xuất, cung cấp thiết bị y tế tạm đóng cửa, hạn chế sản xuất do dãn cách xã hội hay giảm lượng hàng xuất khẩu để tập trung đáp ứng nhu cầu tăng cao trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung ứng thiết bị y tế nhập khẩu. Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế… Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng và các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ, như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy… Điều này giúp doanh nghiệp có thể thu mua nhập khẩu từ các thị trường, hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến quá trình lưu kho, dự trữ, bảo quản hàng hóa không bị hỏng hóc, mai một….
Ngoài ra, còn có các tiềm lực vô hình như độ nhận diện thương hiệu, uy tín trên thị trường, đóng góp cho xã hội… góp phần phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho doanh nghiệp tăng cường, đẩy mạnh mở rộng nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
Với việc mở rộng thị trường nhập khẩu các mặt hàng thiết bị y tế, Công ty đặt mục tiêu tổng quát là tăng cường tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp mới tại nhiều thị trường khác nhau nhằm tăng sản lượng nhập khẩu hàng năm của Công ty, không ngừng tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giữ vững và nâng cao thị phần, giúp Công ty đứng vững trong lĩnh vực nhập khẩu nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, tạo lập sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong tương lai. Công ty Vimedimex thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các triển lãm công nghệ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, có thể kể đến như: Triển lãm quốc tế ngành y, dược Việt Nam năm 2023 (diễn ra từ ngày 10 – 13/5/2023), tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) hay triển lãm CPhI 2023, diễn ra từ 24 – 26/10 tại Tây Ban Nha,… Thông qua việc quan sát và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp, đặt các câu hỏi điều tra bằng phỏng vấn hoặc theo phiếu khảo sát tại các hội nghị khách hàng và hội chợ, triển lãm, giúp Công ty đánh giá được chính xác về thị trường, khẳng định và bổ sung dữ liệu cho nghiên cứu tại bàn. Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản rất đa dạng, bao gồm tất cả các loại thiết bị y tế công ty nhập khẩu như bộ ống thông Silicone nuôi ăn, máy đo nhịp tim, … Tuy tỉ trọng nhập khẩu hàng năm tại Nhật Bản tăng lên không nhiều nhưng lại có giá trị kim ngạch cao, năm 2023 cao hơn 1,1 tỉ so với năm 2022 và 1,4 tỉ đồng so với năm 2021.
Nhờ kết hợp cả hai hình thức mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu, thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex không ngừng được mở rộng qua các năm, đồng thời, tại mỗi thị trường nhập khẩu, Công ty nỗ lực khai thác tối đa các loại mặt hàng mà đối tác có ưu thế về chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh và đẩy mạnh nhập khẩu tại thị trường đó. Là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Công ty đã xây dựng được cơ cấu mặt hàng khá phong phú như: Máy đo huyết áp điện tử, máy đo đường huyết cá nhân… Công ty không phân bổ hàng hóa nhập khẩu một cách rời rạc mà duy trì và đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực bao gồm ống chuyền dịch… chiếm đến trên 80% tỉ trọng thiết bị y tế nhập khẩu.
Đối với các đơn vị kinh doanh nhập khẩu, công tác nghiên cứu thị trường mang ý nghĩa cực kì quan trọng và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, giúp công ty xây dựng kế hoạch nhập khẩu một cách chính xác, phát hiện những biến động của thị trường để tận dụng các cơ hội cũng như hạn chế những tác động tiêu cực. Trong những năm tới, nhu cầu nhập khẩu các loại thiết bị y tế không ngừng phát triển, đòi hỏi Công ty cần hợp tác với các đối tác, mở rộng các hình thức nhập khẩu mới để khai thác các thị trường tiềm năng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu. Tuy trước mắt vẫn có rất nhiều khó khăn và tình hình thế giới có nhiều biến động, nhưng với những định hướng đúng đắn và áp dụng hiệu quả các biện pháp mở rộng thị trường, tin rằng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty sẽ ngày càng lớn mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và hội nhập ngày càng sâu vào thị trường quốc tế.