Phân tích về mối quan hệ kinh tế đa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2015-2020

MỤC LỤC

Kinh tế 1. Thương mại

Nguyên do là vì sau một thời gian thực hiện chương trình kinh tế toàn diện “Abenomics”, đến cuối năm 2014, Chính phủ Nhật Bản công bố chính sách Abenomics giai đoạn 2 (“Abenomics 2.0”), với việc tăng cung tiền mặt để hạ giá đồng Yên, khuyến khích tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu (XK) nên XK của Việt Nam sang Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, trong khi nhập khẩu (NK) từ Nhật Bản về Việt Nam lại tăng. Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc: Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu, tháng 4/2020 Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã xây dựng và ban hành chiến lược cải cách chuỗi cung ứng, hỗ trợ sản xuất trong nước và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển nhà máy từ nước ngoài về nước hoặc sang các nước ASEAN. Nhật Bản dành ngân sách 2,2 tỷ USD, trong đó 2 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất từ nước ngoài về nước và khoảng 200 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển sản xuất, đa dạng hóa nguồn cung trong một số ngành ưu tiên (thiết bị y tế, phụ tùng ô tô, điện tử, kim loại hiếm…) sang các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam).

Lý do cơ bản khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư vì Việt Nam có thể chế chính trị xã hội ổn định, nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cao, lao động dồi dào giá rẻ, Việt Nam và Nhật Bản có nhiểu điểm tương đồng về văn hóa lại có quan hệ hợp tác phát triển từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư Nhật Bản gần đây có xu hướng giảm ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và gia tăng ở lĩnh vực dịch vụ, điều này phù hợp với xu hướng chung của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam nhưng không phải là lĩnh vực được khuyến khích khi Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa ở lĩnh vực công nghiệp. Ví dụ tiêu biểu cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam: Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức đi vào vận hành thương mại từ ngày 14/11/2018 với đại diện chủ đầu tư của Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và đối tác là PetroVietnam là dự án nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam.

ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm hơn 1/3 tổng ODA của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam, với số vốn cam kết khoảng 30,5 tỷ USD năm 2019, được phân bổ vào tất cả các lĩnh vực chủ chốt, như nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ - thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xóa đói, giảm nghèo… góp phần quan trọng vào việc thực hiện ba đột phá chiến lược của Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững. Thông qua các nguồn ODA của Nhật Bản, nhiều dự án của Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất hiệu quả, trở thành biểu tượng sinh động cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, như nhà ga quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài, Cầu Nhật Tân, Cầu Cần Thơ, Cầu Thanh Trì, Hầm đường bộ Hải Vân, Cảng Hải Phòng, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy, các tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội….

Xã hội 1. Giáo dục

Tuy nhiên, việc sử dụng ODA của Nhật Bản cũng cần được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả và minh bạch, đảm bảo rằng các dự án được triển khai đúng đối tượng và đúng mục đích, đồng thời đảm bảo tính bền vững và mang lại lợi ích cho cộng đồng người dân tại Việt Nam. Vì vậy, tại Việt Nam, nền giáo dục Nhật Bản được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các học bổng của chính phủ Nhật Bản như Học bổng Phát triển Nguồn nhân lực Nhật Bản (JDS); JICA; Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT),… rất thu hút sinh viên Việt Nam. Về kết nối nguồn nhân lực, trên cơ sở kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho các ngành và yêu cầu của Việt Nam trong việc xây dựng các trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, Nhật Bản cam kết hỗ trợ nâng cấp 4 trường đại học và trường đào tạo nghề chất lượng cao thành trường chuẩn quốc tế, gồm Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, việc thành lập Trường Đại học Việt Nhật không chỉ là thành quả của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Chính phủ hai nước mà còn là sự kết tinh ý tưởng, hoài bão và tâm huyết của các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hai nước. Mục tiêu chung của khoản viện trợ vừa nêu là hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp các trang thiết bị y tế đối với 4 bệnh viện, gồm: Bệnh nhiệt đới Trung ương, Phổi Trung ương, C Đà Nẵng và Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19; đáp ứng các nhu cầu khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân. Ngài Yamada Takio - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho hay Chính phủ Nhật bản đánh giá cao vai trò của Bộ Y tế Việt Nam trong việc ngăn chặn, khống chế thành công đại dịch COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh này đang lây lan mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu dừng lại trên thế giới.

NHỮNG VẤN ĐỀ CềN TỒN ĐỘNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT

Vấn đề còn tồn đọng

Sự phân công lao động theo hướng phân tầng như vậy rừ ràng khụng cú lợi cho quan hệ hai nước. Thứ ba, còn nhiều hạn chế trong việc tiếp nhận, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, thể hiện ở những điểm: năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Có thể nhìn nhận thực trạng này thông qua tỉ lệ giải ngân so với nguồn vốn ODA chưa cao; nhiều chương trình và dự án chậm tiến độ, nhiều trường hợp phải xin gia hạn, cắt giảm, hủy một số hạng mục, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Đây là những hạn chế đang tồn tại và có tác động xấu đến hiệu quả hợp tác, và nếu không sớm được giải quyết sẽ trở thành những rào cản và nguy cơ gây ra sự suy giảm, bất bình đẳng của hoạt động hợp tác kinh tế hai nước trên tất cả các mặt thương mại, đầu tư và viện trợ ODA dẫn quan hệ song phương khó có thể bền vững.

Đề xuất, giải pháp

Cải tiến hệ thống chính sách thuế khóa và thuế quan phù hợp với tự do hóa thương mại thế giới: Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện các chương trình về thuế quan trong chương trình của khối ASEAN để có thể sớm hòa nhập vào thị trường khu vực và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành và thực hiện chương trình, dự án: Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý kinh tế trong tình hình mới, sớm khắc phục những bất hợp lý trong tổ chức quản lý và điều hành của các cơ quan tham gia vào chương trình huy động và sử dụng vốn ODA đặc biệt trong các khâu lựa chọn, thẩm định, phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu và phê duyệt các hợp đồng thiết kế, xây lắp và mua sắm thiết bị. Từ thực trạng mối quan hệ Việt - Nhật giai đoạn 2015 – 2020 cho thấy đặc điểm lớn nhất của mối quan hệ Nhật - Việt là sự phát triển liên tục, không bị ngắt quãng và luôn vận động theo chiều hướng tích cực, đi lên, từ thấp tới cao, từ đối tác tin cậy đến đối tác chiến lược và mở rộng nội hàm lên thành đối tác chiến lược sâu rộng.

Quan hệ Việt – Nhật đã đạt tới cấp độ cao của quan hệ ngoại giao song phương giữa nước tư bản chủ nghĩa với nước xã hội chủ nghĩa, giữa nước phát triển cao với nước đang phát triển, giữa nước đã có vị thế, vai trò nhất định trong quan hệ quốc tế với nước đang trong quá trình xác lập vị thế và khẳng định uy tín của mình. Nhưng quan trọng hơn, Việt Nam đã tranh thủ được những lợi thế của Nhật Bản về tài chính, vốn, công nghệ, con người, thị trường, quốc phòng… để phục vụ mục tiêu CNH, HĐH đất nước cũng như bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Quan hệ hai nước không có sự khác biệt và những bất đồng, va chạm lớn liên quan tới chủ quyền, mục tiêu chiến lược, vị thế và lợi ích của nhau, mà ngược lại còn có tính bổ sung cho nhau, sự ổn định, phát triển và thịnh vượng của Nhật Bản tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển và ngược lại.