Ảnh hưởng của FDI và Chính sách Chính phủ đến Đầu tư Nội địa tại các Nước Đang Phát triển

MỤC LỤC

Kết cấu của đề tài

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan về tình hình FDI trên thế giới

Lý thuyết về tác động của FDI lên đầu tƣ nội địa 1. Lý thuyết về tác động lan tỏa tích cực

    Ngoài ra, lý thuyết này còn cho rằng FDI có thể có mối liên kết với những lợi ích tiềm năng quan trọng khác, đặc biệt là lợi ích do đầu tư tư nhân nhiều hơn thay vì ít hơn từ nước ngoài có thể là doanh thu thuế cao hơn thu từ lợi nhuận của nước ngoài, thông qua lợi thế kinh tế theo quy mô và thông qua lợi thế kinh tế bên ngoài nói chung, nhất là trong trường hợp các doanh nghiệp trong nước tiếp thu bí quyết hoặc do sự thúc ép của cạnh tranh từ nước ngoài buộc các doanh nghiệp trong nước phải áp dụng những phương pháp hiệu quả hơn (MacDougall, 1960). Lý thuyết chiết trung của Dunning (1983) cho rằng, để có thể tận dụng lợi ích mà dòng FDI mang lại, các doanh nghiệp nội địa trước khi tiếp nhận dòng FDI cần phải có ba lợi thế: một là lợi thế về quyền sở hữu (gồm có lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hóa chi phí giao dịch), hai là lợi thế về khu vực (gồm có tài nguyên của đất nước, quy mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ) và ba là lợi thế về nội địa hóa (gồm có giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng, tránh tình trạng thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các doanh nghiệp, tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế).

    Các nghiên cứu trước đây

      Họ thực hiện một mô hình tự hồi quy vectơ và những cải tiến kỹ thuật thanh toán và tìm thấy rằng FDI không có tác động có ý nghĩa nào lên sự tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế xuất hiện lại có ảnh hưởng đến mức độ tương lai của FDI một cách có ý nghĩa quan trọng và có tính bền vững cao; và FDI đó không có tác động thay thế đầu tư nội địa tại Hàn Quốc. Họ sử dụng dữ liệu hàng năm cho 30 quốc gia từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Châu Phi trong giai đoạn 1992 - 2002, và khám phá ra một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và đầu tư nội địa, đây là kết quả của kiểm định nhân quả hai biến số; và đồng liên kết giữa FDI và đầu tư nội địa cho tất cả các nhóm quốc gia được lựa chọn cho ra một kết quả của kiểm định đồng liên kết đa biến.

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu

      Mô tả biến và nguồn dữ liệu

      - WGI (Worldwide Governance Indicator) – Chính sách điều hành của Chính phủ WGI là một biến hỗn hợp được thu thập bằng cách lấy trung bình cộng của năm Chỉ số Điều hành trên toàn Thế giới (Worldwide Governance Indicators) gồm có: Tiếng nói và Trách nhiệm (Voice and Accountability - VA), Ổn định chính trị và không có bạo lực (Political Stability and Absence of Violence - PS), Chất lượng điều hành (Regulatory Quality - RQ), Quy tắc của luật lệ (Rule of Law - RL), và Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption - CC). Do các biến còn lại trong mô hình hồi quy đều được thu thập theo đơn vị phần trăm, nên riêng biến này sẽ được xem là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu như chỉ số tổng hợp từ 50 trở lên, và ngược lại, nhận giá trị bằng 0 nếu chỉ số tổng hợp nhỏ hơn 50. Ngoài ra, còn có hai biến là PI (Private Invesment, % GDP) – Tỷ lệ Đầu tư tư nhân trên GDP và GFCF (Gross Fixed Capital Formation, % GDP) – Tỷ lệ Tổng chi phí đầu tư trên GDP, được sử dụng trong bài nghiên cứu trong các phân tích bổ sung, thay thế lần lượt cho biến phụ thuộc DPI nhằm kiểm định lại mô hình được sử dụng trong bài có.

      Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 39 quốc gia được chọn ra từ tất cả các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới, bao gồm các quan sát trong 12 năm liên tục, từ năm 2002 – 2013, đây là những quốc gia và giai đoạn thời gian đạt được bộ dữ liệu đầy đủ và cân đối nhất đáp ứng tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu.

      Bảng 3.1: Mô tả biến và nguồn dữ liệu
      Bảng 3.1: Mô tả biến và nguồn dữ liệu

      Phương pháp kỹ thuật

      Về tác động của đầu tư trong nước đối với dòng vốn từ nước ngoài, đầu tư trong nước luôn đóng vai trò quyết định, là nguồn cơ bản đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục và bền vững, chi phối tất cả các dòng vốn đầu tư khác, dòng vốn từ nước ngoài không thể phát triển khi đầu tư trong nước yếu kém. Thứ hai, để vốn nước ngoài có thể phát huy tác dụng thì cần phải có một lượng vốn đối ứng thích hợp, hay nói cách khác, đầu tư trong nước cũng phải có một cơ sở nhất định tạo điều kiện cho dòng vốn nước. Cuối cùng, đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định trong việc tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút lượng vốn đầu tư từ nước ngoài như đội ngũ nhân công có tay nghề, trình độ quản lý chuyên môn, hệ thống giao thông liên lạc tốt,….

      Trong chiều hướng tác động ngược lại, thứ nhất, dòng vốn từ nước ngoài sẽ hỗ trợ cho sự thiếu hụt về vốn trong nước; thứ hai, đây là nguồn cung ứng ngoại tệ cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, gia tăng sản lượng của nền kinh tế; thứ ba, tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó làm tăng tiêu dùng, tăng tích lũy, dẫn đến tăng lượng vốn đầu tư trong nước.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thống kê mô tả các biến

      Tác động của FDI và chính sách điều hành của Chính phủ đến đầu tƣ nội địa tại các nước đang phát triển phân tích bằng mô hình Pooled OLS

      Trước tiên, bài nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy đơn giản bằng mô hình Pooled OLS cho mẫu 39 quốc gia đang phát triển được chọn lựa trong giai đoạn năm 2002 – 2013, bao gồm cả Việt Nam để xem xét FDI và chính sách điều hành sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực lên đầu tư nội địa. Kết quả cho thấy FDI có một tác động cùng chiều đối với đầu tư tư nhân nội địa, với mức ý nghĩa 5%, tuy nhiên lại trái với kỳ vọng về dấu ban đầu. Biến đại diện cho tác động của chính sách điều hành là WGI có hệ số mang dấu âm, không có ý nghĩa thống kê.

      Như vậy, kết quả từ phương pháp hồi quy OLS cho thấy FDI có tác động tích cực đối với đầu tư tư nhân nội địa (trái với kỳ vọng dấu), ngược lại chính sách điều hành có tác động gián tiếp tiêu cực lên đầu tư tư nhân nội địa (trái với kỳ vọng dấu).

      Tác động của FDI và chính sách điều hành của Chính phủ đến đầu tƣ nội địa tại các nước đang phát triển phân tích bằng FEM và REM

      Điều này cho thấy, chính sách điều hành tốt của Chính phủ không có tác động làm tăng đầu tư tư nhân nội địa, trái lại sẽ làm giảm, trong điều kiện xem xét tương tác giữa FDI và chớnh sỏch điều hành thỡ tỏc động của chớnh sỏch điều hành sẽ rừ ràng hơn. (Nguồn: tính toán của tác giả theo Phụ lục 2 bằng Stata11) Kết quả kiểm định phương sai thay đổi cho thấy, giá trị p_value bằng 0.00 nhỏ hơn 0.05, như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0: phương sai không đổi trong mô hình ước lượng, và kết luận là mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi. (Nguồn: tính toán của tác giả theo Phụ lục 1 bằng Stata11) Như trong bảng kết quả 4.8 cho thấy, giá trị p_value của kiểm định Hausman là 0.00 bé hơn 0.05, do đó ta bác bỏ giả thuyết H0, như vậy sẽ có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến giải thích, sử dụng REM vẫn không phù hợp.

      Sau đây ta sẽ thực hiện hồi quy theo phương pháp GMM, cùng với kiểm định xem trong mô hình hồi quy sử dụng có hiện tượng nội sinh hay không với kiểm định Hansen, giả thuyết H0: biến công cụ là ngoại sinh (hay mô hình sử dụng là phù hợp).

      Bảng 4.4: Kết quả từ phương pháp ước lượng FEM có xem xét tương tác giữa FDI và WGI
      Bảng 4.4: Kết quả từ phương pháp ước lượng FEM có xem xét tương tác giữa FDI và WGI

      Tác động của FDI và chính sách điều hành của Chính phủ đến đầu tƣ nội địa tại các nước đang phát triển phân tích bằng GMM

        Lý giải cho loại tác động này, Gallagher và Zarsky (2007) nêu ra rằng, các công ty nước ngoài với hoạt động hiệu quả hơn với một thị trường vốn và thị trường tiêu thụ trên khắp thế giới, đi vào một quốc gia đang phát triển sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp nội địa chỉ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước. So sánh các kết quả thu được khi hồi quy cho toàn bộ mẫu các quốc gia đang phát triển, và hồi quy riêng cho mẫu các nước Châu Á cho thấy rằng, chiều hướng tác động của cả FDI và chính sách điều hành của Chính phủ lên đầu tư tư nhân nội địa đều tương tự nhau, các hệ số hồi quy tương ứng đều đồng nhất về dấu. Nhưng thông qua bảng kết quả so sánh cũng có thể kết luận rằng, đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, dòng vốn FDI vào mang một tác động tiêu cực cho đầu tư tư nhân nội địa, và chính sách điều hành của Chính phủ cũng có khả năng mang một tỏc động ngược chiều cho đầu tư tư nhõn nội địa (bằng chứng khụng rừ ràng).

        Đối với chính sách điều hành của Chính phủ, mặc dù các hệ số hồi quy đều mang dấu âm nhưng điều đó không khẳng định cho tác động tiêu cực, hệ số của biến tương tác giữa FDI và WGI đều là dương cho thấy tác động gián tiếp của FDI khi có chính sách điều hành tốt là tích cực, mặc dù hệ số đều không có ý nghĩa thống kê.

        Bảng 4.10: Kết quả tác động của FDI và chính sách điều hành lên đầu tư nội địa không xem xét tương tác giữa FDI và WGI với DPI làm biến phụ thuộc
        Bảng 4.10: Kết quả tác động của FDI và chính sách điều hành lên đầu tư nội địa không xem xét tương tác giữa FDI và WGI với DPI làm biến phụ thuộc