MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất phương hướng, các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.
Nội d ng Tập trung vào nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước về phát triển nông nghiệp; nghiên cứu các văn kiện, văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; nghiên cứu các báo cáo, tài liệu của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, của huyện Lộc Bình về phát triển nông nghiệp. Phương pháp này được dùng để xử lý các số liệu, tài liệu đã thu thập được (xử lý các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, xử lý thông tin định tính dưới dạng biểu đồ), làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, bảo đảm độ tin cậy.
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nội dung của luận văn
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện miền núi, biên giới
Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế tập thể với thực thể cấu thành chủ yếu là các hợp tác xã cổ phần, có sự tham gia của cả pháp nhân và thể nhân như góp vốn và góp sức lao động, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, không giới hạn ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, liên kết rộng rãi với nhiều hình thức sở hữu khác trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi quản lý dân chủ, thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ tham gia hoạt động dịch vụ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. + Sản phẩm của nông nghiệp không chỉ là những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi với chủng loại phong phú hơn, chất lượng hơn, đẹp hơn mà còn là môi trường sinh thái phát triển hài hoà, tạo cơ sở tự nhiên cho nông nghiệp phát triển ổn định, lâu dài, đem lại sự trong sạch, tươi mát, dễ chịu cho con người; mặt khác, còn góp phần tái tạo lại một phần tư nhiên, đảm bảo sự yên lành của môi trường và nguồn lực tự nhiên quan trong cho các thế hệ tương lai. + Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn.
+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 giúp tạo ra những giống, kỹ thuật, quy trình công nghệ để sản xuất các nông sản ở các quốc gia không có lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi với khối lượng lớn, do đó có thể làm giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng KH&CN và rôbốt trong dây chuyển sản xuất công nghiệp lại làm phát sinh vấn đề thừa lao động giản đơn, do đó tăng áp lực lao động về nông thôn, tăng nguy cơ manh mún đất đai, vì thế làm giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh sản xuất nông nghiệp. Đối với Lạng Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc của toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung cả nước và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định thương mại khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Chẳng hạn, khi tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chúng ta sẽ có những lợi thế và cơ hội lớn với thị trường tiêu thụ, sẽ giúp tiêu thụ nông sản, giảm áp lực phụ thuộc thị trường truyền thống là Trung Quốc nhưng cũng đặt ra không ít thách thức gay gắt cho phát triển nông nghiệp.
Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong đó, trọng tâm là Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là chủ trương về đào tạo nhân lực đã được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”; và Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu: Đảm bảo đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nông thôn, nông nghiệp, cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển của đất nước, dần chuyển đổi cơ cấu lao đông theo hướng tích cực, từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đồng thời có cơ cấu lao động hợp lý khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. - Xây dựng và mở rộng các mô hình trình diễn, đào tạo các tiến bộ về KHCN: sử dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà màng PE có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến (điều chỉnh thành phần không khí: O2, N2, CO2,..); sử dụng enzym, mạng thông minh và công nghệ chế biến hiện đại: sấy chân không với công nghệ chiếu xạ, sấy lạnh, sấy nhanh bảo quản nông sản, tự động hóa giết mổ thủy cầm, chế biến thủy sản bằng dây chuyền công nghệ khép kín đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia và quốc tế.
Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, ở vai trò quản lý nhà nước, Phòng NN&PTNT cùng với các cơ quan hữu quan trong huyện có kế hoạch hỗ trợ, xây dựng hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm nông nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối giao thương, nghiên cứu khảo sát thị trường; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin sản xuất, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm làng nghề của tỉnh… nhằm nâng cao năng lực phân phối, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi, miễn giảm thuế đất giai đoạn đầu cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Luận văn đã xác định mục tiêu, phương hướng phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tiếp theo, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở địa phương này: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp gắn với phát triển chung của huyện; Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp; Tăng cường các chính sách khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng và các cơ quan chức năng đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện; đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ dân trí….
Kiến nghị