MỤC LỤC
Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: Thứ nhất đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Là nhân tố quan trọng tác động nhiều đến quá trình phát triển kinh tế đất nước, nó bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán…Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia.
Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xác định các mục tiêu của chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phương của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển. Các nhà kinh tế trong mô hình tân cổ điển bac bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động, vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và trong quá trính sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.
Thứ hai: Tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và tự động hóa đã cho ra đời máy rút tiền tự động, phần mềm giao dịch và mạng thông tin toàn cầu, nhờ đó đã hình thành nên mạng lưới tài chính điện tử 24/7 và tạo điều kiện cho nhiều loại hình kinh doanh ảo ra đời, phát triển. Sự tác động cộng hưởng của các nhân tố trên vừa giúp nâng cao sưc mua, mở ra thị trường mới, có cả sưc mua và thị trường ảo; vừa tạo điều kiện cho sưc sản xuất phát triển mạnh mẽ không kiểm soát được, từ đó đã hình thanh nên hiện tượng được gọi là các “bong bong” kinh tế. Nhìn chung, đánh giá về mặt lượng cho đến nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức độ khá cao và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về tăng GDP bình quân đầu người, giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới thể chế.
Qua những nghiên cứu trực tiếp ở một số quận trọng điểm và sở ngành chức năng của TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương và những ngày cuối tháng 11 – 2008 cho thấy: những tháng gần đây sức mua trờn thị trường nội địa và xuất khẩu giảm rừ rệt, hàng húa tiờu thụ khó khăn, nhiều mặt hàng giảm giá, (chỉ số giá CPI của thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 tiếp tục giảm 0,69% so tháng 10, giá xuất khẩu gạo, cà phê, cao su giảm mạnh.), các doanh nghiệp đẩy mạnh chính sách khuyến mãi để kích cầu, nhiều doanh nghiệp doanh thu thụt giảm; số doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng đầu năm 2008 giảm và số đóng cửa, ngưng hoạt động tăng hơn so với cùng kỳ năm 2007; có nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản. Cần thấy rằng Việt Nam có thể là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Châu Á do nội lực của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, tăng trưởng dựa nhiều vào nguồn lực bên ngoài (kiều hối, đâu tư nước ngoài…), xuất khẩu chiêm 3/4 GDP, thị trướng xuất khẩu chính lại là Mỹ, Nhật , EU.
- Trong nông nghiệp: đã áp dụng trong sản xuất các kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà, nổi bật là thành áp dụng các giống mới, những tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai các loại giống cây trồng, vật nuôi được tạo lập nhờ kỹ thuật mới di truyền, công nghệ sinh học và các biện pháp đồng bộ về kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, thâm canh, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, thay đổi cơ chế mùa vụ,. Nhờ việc ứng dụng, làm chủ và đổi mới công nghệ, kinh tế nước ta đã phát triển ổn định ở mức cao, một số ngành đã tăng trưởng nhanh và có nhiều sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnh thứ hạng cao của thế giới như: gạo, cá phê, thuỷ hải sản, hàng may mặc, da giày, phần mềm, dầu khí…Đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp như điện tử, đóng tàu, xây dựng cầu đường, sản xuất xi măng, xây dựng nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện. Mặc dù tổng mức đầu tư cho KHCN còn hạn chế, tổ chức KHCN, các cán bộ khoa học của Việt Nam trong một số lĩnh vực đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiếp cận được trình độ KH&CN tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới: Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á nghiên cứu, sản xuất thành công văc – xin phòng dịch cúm gia cầm; ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, ghép gan và mổ nội soi cho người bệnh đạt trình độ tương đương với các nước phát triển; tạo giống cây trồng và vật nuôi mới (lúa, ngô, thuỷ sản) có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu; nghiên cứu chế tạo hệ thống xi – lanh thuỷ lực tải trọng lớn đến 400 tấn có tính năng kỹ thuật tương đương hàng ngoại nhập với giá thành chỉ bằng 25 – 30% và rút ngắn được 2 năm thời gian thi công nhà máy thuỷ điện Sơn La.
Chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung còn thấp, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, trình độ và chiều sâu nên chất lượng nghiên cứu khoa học và hiệu quả kinh tế còn thấp. Qua kết quả phân tích trên ta thấy vị trí của khoa học công nghệ trong tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên so với những yếu tố khác: vốn, lao động, tài nguyên thì khoa học công nghệ nước ta còn chiếm ít phần nhở, tăng trưởng chủ yếu là đóng góp của yếu tố vốn, tăng trưởng theo chiều rộng. Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng, chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu để tạo tăng trưởng bền vững và duy trì được tốc độ tăng trưởng trong tình hình hiện nay và trong dài hạn.
Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ cải tiến các phương thức canh tác, đưa các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa lớn phổ biến, có chất lượng…. EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020 đạt 7% so với mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc với 7,8%, với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% trong những năm tới VN tiếp tục đứng thứ 2 thế giới. Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức hai con số.
Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, các khoa học về trái đất và biển…) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hậu quả thiên tai và nhằm xây dựng năng lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới. Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông – lâm - hải sản, cơ khí điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính - viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng năng lượng, y dược. Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để có khả năng tiếp thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi, làm chủ các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển; bảo đảm căn cứ khoa học cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
Có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp của các nước, các tổ chức quốc tê; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò chính trị - xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống, trong nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường, cũng như trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, những hiểu biết thường thức về khoa học tự nhiên và công nghệ, bảo vệ môi trường trong nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người, hình thành lối sống văn minh và sự lành mạnh của môi trường xã hội.