MỤC LỤC
Muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải không ngừng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, sử dụng tối đa mọi nguồn lực nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Do cạnh tranh mà ngày nay các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từ đó lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất.
Lợi thế so sánh không phải là yếu tố tĩnh như nhiều quan điểm vẫn thường đưa ra, mà có thể thay đổi năng động do lợi thế so sánh của chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tĩnh như tài nguyên thiên nhiên và đất đai mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố động là lao động và vốn vì vậy lợi thế so sánh có thể thay đổi nhờ vào ứng dụng những công nghệ mới thông qua R&D, FDI và liên kết sản xuất qua biên giới để tận dụng lợi thế so sánh về tài nguyên của các nước và lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Đó là các yếu tố tương tự như những yếu tố trong môi trường nội địa; ngoài ra còn kèm theo các yếu tố khác: (4) trình độ công nghệ: sự chênh lệch về trình độ và hiệu quả ứng dụng công nghệ, (5) cấu trúc phân phối: là khả năng phân phối có hiệu quả sản phẩm ra thị trường nước ngoài; (6) yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng của nước ngoài; (7) các yếu tố văn hóa: là sự khác biệt về văn hóa tôn giáo, con người dẫn đến những thói quen tiêu dùng, tập quán kinh doanh khác nhau.
Môi trường nội địa bao gồm: (1) môi trường luật pháp, chính trị: sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật đầy đủ nghiêm minh, chính sách thương mại sẽ có ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích xuất khẩu, rào cản thương mại trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài. Thương hiệu của hàng hóa đã trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện đại và người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm hàng hóa với số lượng cao hơn, thậm chí trả giá cao hơn, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm.
Có thể dùng hình thức hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc, hoặc sử dụng tổng hợp các chất có chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đưa ra khái niệm: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chi tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.
Vì sự ảnh hưởng chủ yếu của sản phẩm đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp muốn duy trì phát triển thị trường đang hoặc sẽ tiến hành kinh doanh thì rất cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường đó. Yêu cầu về nâng khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế so sánh đang trở nên cấp bách và là hướng đi đúng đắn, lâu dài cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường toàn cầu, nơi không còn sự can thiệp nhiều của chính phủ, của các hàng rào thương mại quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nếu doanh nghiệp chỉ trông chờ vào các thị trường truyền thống thì chắc chắn đến một lúc nào đó họ sẽ mất khó có thể cạnh tranh với các đối thủ có những điều kiện tương tự. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu chính là nâng cao khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu người tiêu dùng quốc tế.
Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khóang.
Thị trường Hoa Kỳ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới, khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài đem lại nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp các nhà sản xuất tái đầu tư mở rộng sản xuất, liên tục phát triển. Bộ luật thương mại (UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ bao gồm: luật về trách nhiệm sản phẩm (theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản phẩm bán ra trên thị trường Hoa Kỳ), luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng.
Bộ Công Thương cũng cho biết hiện các doanh nghiệp xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tập trung vào 18 nhóm mặt hàng, trong đó có 3 mặt hàng đầu bảng là dệt may, đồ gỗ-nội thất và giầy dép, chiếm tỷ lệ cao (năm 2007 là 6,6 tỷ USD, chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này).Các mặt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giầy,v.v. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng ( Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu).
Ngoài ra, nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cũng có nhiều cách bán hàng khác rất đa dạng và “thú vị”, chẳng han bán hàng trực tiếp cho các nhà máy, công xưởng, bán hàng qua buổi tiệc bán hàng, bán ở chợ, ngoài trời, bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ, bán hàng qua hệ thống Internet…. Sản phẩm giầy dép sản xuất ở Hoa Kỳ chủ yếu đế giầy và những giầy dép loại không phổ thông và cạnh tranh không phải trên cơ sở giá mà trên cơ sơ như chủng loại đặc biệt (ví dụ, như giầy dép ngoại cỡ hoặc khâu tay), chất lượng, kênh phân phối, mẫu mốt mới, và thương hiệu.
Vụ kiện với Canada đã thu được thành công, nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng của Hiệp hội.Hiện nay, vấn đề đáng quan tâm nhất đối với Hiệp hội Da Giầy hiện nay là việc thống nhất quyền lợi từng nhóm doanh nghiệp trong mỗi khu vực kinh tế khác nhau, cải thiện mối quan hệ chung giữa cá doanh nghiệp, tìm thấy tiếng nói chung giữa những thành viên Hiệp hội. Trong thời gian tới, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam sẽ tăng cường liên kết, khớp nối với Viện Nghiên cứu Da Giầy Việt Nam để mở rộng chức năng hoạt động của viện so với trước đây, không chỉ còn là một đơn vị nghiên cứu đơn thuần mà sẽ trở thành một trung tâm tiếp thu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu thập thông tin, đào tạo… có ý nghĩa thực tế hơn.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳ trong những tháng tới đây sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Việt Nam tuy không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất giầy (kể cả da, giả da hay các chất liệu khác), song lại có ưu thế về nhân công rẻ, kỹ năng làm giầy tương đối tốt, có khả năng làm các loại giầy cao cấp, đòi hỏi tay nghề cao nên rất thích hợp cho việc sản xuất chủng loại giầy da trung và cao cấp vốn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo của người thợ. Được biết, Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển ngành chăn nuôi và công nghiệp thuộc da; mở rộng những ưu đãi về thuế cho đầu tư vào việc ứng dụng những công nghệ bảo vệ môi trường; tăng cường và hỗ trợ cho hệ thống thiết kế và trung tâm thông tin cho ngành giầy da; củng cố các hiệp hội của ngành, nhằm nâng cao hình ảnh ngành giầy da Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
Các nước sản xuất có chi phí thấp khác có thể vượt lên Việt Nam tại các thị trường mới nổi do có sự hỗ trợ mạnh của nhà nước và thành phần tư nhân mà lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm của Trung Quốc có nhiều lợi thế rất lớn về vốn, công nghệ, nguồn nguyên liệu, nhân công, ngành công nghiệp hỗ trợ… Bên cạnh đó, giầy dép Việt Nam còn phải cạnh tranh về nhiều phương diện với giầy dép của các nước Ấn Độ, Inđônêsia, Thái Lan…do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là chủ động về nguồn nguyên liệu. Đại đa số các mặt hàng được hưởng GSP là những mặt hàng thuộc nhóm nông hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, đồ gỗ, đồ da, mây tre lá, đồ tiện nghi trong nhà, đồ chơi, dụng cụ thể thao, một số mặt hàng thuộc nhóm quần áo và giầy dép (trừ những mặt hàng chịu sự điều tiết của hiệp định dệt may); trong đó có không ít mặt hàng có thuế suất MFN ở mức từ 10%.
Quy hoạch ngành giầy dép khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép, kết hợp công nghiệp chế biến da với chăn nuôi công nghiệp-giết mổ tập trung; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam không còn hoặc giảm mạnh thì vai trò của các hiệp hội ngành nghề, nhất là Hiệp hội Giầy dép Việt Nam phải phát huy mạnh ưu thế của mình, là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ , giữa doanh nghiệp Việt Nam với các Hiệp hội của Hoa Kỳ, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra cách thức giải quyết khi vấp phải những rào cản thương mại và phi thương mại.