Phát triển dịch vụ thanh toán nội địa tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TRONG NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT ĐÀ NẴNG

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Năm 2000, với quyết định số 424/HĐBT – TCHC ngày 26/10/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc “Hợp nhất sở giao dịch III- NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng thành Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng, mở Chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng”. Năm 2012, quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/1/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chuyển đổi Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu. Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu, bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và của NHNo.

    - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản,cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ. Đạt được kết quả trên, chính là nhờ chi nhánh đã triển khai tốt các chương trình huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo giữ được khách hàng và tuân thủ kỷ cương điều hành. Phát huy vai trò chủ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam trong sự nghiệp đầu tư vốn cho nền kinh tế để phát triển đất nước và thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chi nhánh tập trung chủ yếu vào phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ.

    Cũng như nguồn vốn, hoạt động tín dụng cũng có bước phát triển tương ứng qua từng năm, đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cũng như kinh tế cả nước. Năm 2010, Ngân hàng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng và tập trung thu nợ tồn đọng, việc tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn tín dụng, tổng dư nợ đến 31/12/2010 của chi nhánh là 4.726 tỷ đồng; Năm 2011, thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh tập trung quản lý tốt các khoản nợ vay, tăng cường bổ sung vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường thu hồi nợ xấu. Trước những khó khăn của nền kinh tế nhưng quy mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 đều tăng đã thể hiện tín hiệu khả quan và sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

    Agribank Đà Nẵng với quyết tâm thay đổi nhận thức, củng cố sản phẩm truyền thống, chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.

    Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng
    Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TRONG NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

      - Bill Payment: là hệ thống thanh toán hóa đơn do Agribank xây dựng và phát triển để phục vụ cho việc kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ để thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, cước viễn thông, học phí, vé máy bay, bảo hiểm được chi nhánh triển khai rất tốt, đã tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Chỉ áp dụng đối với các khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như: tiền điện, tiền viễn thông, tiền nước của các tổ chức kinh tế hoặc các khoản thu bán hàng do người bán và người mua thoả thuận trước, khi đã có sự tin cậy lẫn nhau, cho nên nó ít được sử dụng rộng rãi trong thanh toán. - Trả lương tự động qua tài khoản: Với đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2012 của chính phủ yêu cầu các cơ quan Nhà nước chi trả lương cho người lao động qua tài khoản nên trong thời gian gần đây, chi nhánh đã kết hợp chặt chẽ với khối ban ngành và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tiến hành mở tài khoản và phát hành thẻ ATM cho các cá nhân thông qua mạng lưới của Agribank, làm cho dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản phát triển nhanh với doanh số ngày một tăng lên trong thời gian gần đây.

      (Nguồn: Báo cáo chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank Đà Nẵng) Số lượng khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ chi lương qua tài khoản tăng dần qua các năm và hầu hết đều được miễn phí dịch vụ thanh toán trong năm đầu tiên, nên doanh thu của phí dịch vụ này thu được không nhiều, nhưng số dư trên tài khoản thẻ đóng góp không nhỏ vào nguồn vốn giá rẻ là tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh, đồng thời tạo cơ hội để ngân hàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ thanh toán đi kèm như thanh toán hàng hóa dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán hóa đơn, thanh toán chuyển tiền. Agribank Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp chú trọng phát triển, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lương bằng các biện pháp tiếp thị, tăng cường giới thiệu dịch vụ, phối hợp với bộ phận tín dụng triển khai thanh toán lương cho các đơn vị vay vốn của chi nhánh, đồng thời thực hiện nâng cấp chương trình thanh toán lương tự động nhằm mục đích chuẩn hoá chương trình để triển khai sản phẩm, gia tăng tiện ích, nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo số liệu thống kê của NHNN Chi nhánh Đà Nẵng hiện trên địa bàn đã có khoảng 730 đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc đối tượng bắt buộc thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, đã đặt quan hệ trả lương tại 17 ngân hàng thương mại trên địa bàn và tổng doanh số trả lương qua tài khoản ngân hàng xấp xỉ 300 tỷ đồng/tháng.

      - Phí dịch vụ ( Triệu đồng) 49 140 182 185,71 30,00 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank Đà Nẵng) - Dịch vụ thu ngân sách: mặc dù mới triển khai được 2 năm nhưng đã đáp ứng được yêu cầu của kho bạc, cục thuế, cục hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khách hàng và đóng góp không nhỏ vào việc giữ ổn định nguồn vốn và có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về lượng và giá trị giao dịch qua các năm. Qua kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ của khách hàng tại phụ lục 2 cho thấy khách hàng sử dụng chủ yếu các dịch vụ thanh toán cơ bản như ủy nhiệm chi chiếm 93%, séc để lĩnh tiền mặt 100%, séc chuyển khoản hầu hết khách hàng không sử dụng; các dịch vụ Mobilebanking, Internet banking, thẻ, thanh toán hóa đơn đều đạt mức khá trên 50%. Về hướng dẫn thủ tục có 16% khách hàng hoàn toàn đồng ý; thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng có 20% khách hàng hoàn toàn đồng ý và 33% khách hàng cảm nhận bình thường khi tiếp xúc với nhân viên cho thấy Agribank Đà Nẵng chú trọng, quan tâm đến việc thay đổi hình ảnh khi tiếp vói khách hàng hơn và chiếm được sự cảm tình của một bộ phận khách hàng.

      Về tính đa dạng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng có đến 20% khách hàng không đồng ý và 2% khách hàng hoàn toàn không đồng ý, cho thấy khách hàng mong muốn sản phẩm dịch vụ thanh toán cần đáp ứng nhu cầu tốt hơn và Ngân hàng phải chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các loài hình thanh toán để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Về quà tặng và các chương trình khuyến mại có 4% hoàn toàn đồng ý, 23% đồng ý và có đến 24% khách hàng không đồng ý, 1% khách hàng hoàn toàn không đồng ý, chứng tỏ rằng quà tặng và công tác hậu mãi của chi nhánh chưa được khách hàng đánh giá cao, chưa có nhiều hình thức, chương trình khuyến mại hấp dẫn từ phía ngân hàng. Tuy nhiên có 9% khách hàng không hài lòng và 5% khách hàng hoàn toàn không hài lòng cho thấy chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng, xây dựng các chính sách chăm sóc, khuyến mại phù hợp với khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ thanh toán trong nước tại Agribank Đà Nẵng nói riêng và Agribank nói chung.

      Bảng 2.6. Quy mô dịch vụ qua theo loại hình thanh toán qua các năm tại Agribank Đà Nẵng
      Bảng 2.6. Quy mô dịch vụ qua theo loại hình thanh toán qua các năm tại Agribank Đà Nẵng