Lịch sử Thăng Long - Hà Nội qua những dấu mốc quan trọng

MỤC LỤC

Tổng luận về Thăng Long 215 năm thời Lý

Từ một mảnh đất vốn là trị sở của các viên quan đô hộ nhà Đường, với cái tên Đại La (vừa là tên của vòng thành ngoài do Cao Biền đắp, vừa là tên của thành thị này) đã hóa thân thành kinh đô "Rồng Bay". Nhưng Thăng Long đời Lý không chỉ có cuộc sống thanh bình, - như hai mặt âm dương của cuộc đời - Thăng Long còn phải chứng kiến nhiều vụ tranh quyền, đoạt vị, đấu tranh chém giết nhau trong triều đình và cả ngoài xã hội.

Cuộc chuyển giao chính quyền nhà Lý sang nhà Trần

Hơn thế nữa, do ở tài sắp đặt của Trần Thủ Độ, cuộc đảo chính cung đình ấy lại được tiến hành bằng một cảnh tượng đầy tính biểu trưng;. Một sự chuyển giao chính quyền, dẫu rằng đầy kịch tính nhưng không kém phần thi vị.

Phật giáo Thiền tông phát triển rực rỡ

Vua Trần Thái Tông đã nghiên cứu và theo Phật giáo, cho nên vương triều Trần sau này đã có được giai đoạn rực rỡ dưới triều Trần Nhân Tông. Cuộc đời tu học của Trần Thái Tông đã tạo ra một không khí học Phật thật sự trong giới trẻ tuổi ở triều đình và ở giới trí thức tại kinh đô Thăng Long.

Văn học chữ Nôm xuất hiện và những bộ sử đầu tiên của dân tộc ra đời

Ngô Sĩ Liên đã khen Việt sử cương mục “chép việc thận trọng mà có phép, bình việc thiết đáng mà không thừa”. Đời Trần còn có một số sách thực lục như: Trung hưng thực lục gồm 2 quyển, chép công tích của tướng sĩ trong cuộc chiến tranh chống Nguyên và bộ Thực lục của Nguyễn Trung Ngạn, chép việc Trần Minh Tông đánh Ai Lao.

Xây dựng kinh thành

Muốn đứng đầu cơ quan cai trị kinh thành Thăng Long, người đó phải trải qua công tác thực tế cai trị ở các lộ, các phủ trong nước, đủ lệ khảo duyệt thì được cử về làm An phủ sứ phủ (lộ) Thiên Trường là quê hương nhà Trần và có cung của Thượng hoàng nhà Trần; lại đủ lệ khảo duyệt thì bổ làm Thẩm hình viện sự, rồi mới đưa về làm Kinh sư Đại an phủ sứ (hay Kinh sư đại doãn). Nhờ cách tuyển chọn cẩn thận đó, trong 175 năm dưới triều Trần, đã xuất hiện nhiều viên quan cai trị đứng đầu kinh thành Thăng Long vừa có đức vừa có tài như: Trần Thì Kiếm làm Đại an phủ sứ kinh sư năm 1297, tính cương trực, giỏi dịch lý, có tài xử kiện, mọi việc đều trước hết dựa vào pháp luật mà quyết đoán, không ăn của hối lộ.

Thăng Long đời Trần - Nơi in dấu nền văn hóa Thăng Long rực rỡ

Lần thứ nhất, chúng chỉ tìm thấy trong ngục thất những tên sứ giả của chúng bị trói chặt bằng thừng tre, chúng chiếm được Thăng Long vào đầu năm 1285, cũng chỉ thấy “cung thất nhẵn không” và chỉ tìm thấy những sắc chiếu của vua Nguyên đã bị xé bỏ cùng với giấy tờ của các tướng ngoài mặt trận tâu báo về triều đình. Bà đó cất giấu, phân tán tất cả của cải, lương thực trong kho, quyết không để lọt vào tay giặc… Dù tham gia quân đội của triều đình và vương hầu, hay bám làng chiến đấu, hay hy sinh cửa nhà đi sơ tán…, người dân Thăng Long đã biểu lộ và chứng minh phẩm giá cao quý và lẽ sống thiêng liêng của dân tộc: Tất cả vì độc lập, chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.

Chuyển đô vào Thanh Hóa - Sai lầm lớn của nhà Hồ?!

Song sức sống của Thăng Long (Rồng bay) vẫn còn rất dồi dào và chờ thời cơ hưng thịnh trở lại.

Đông Đô - Đông Quan dưới ách thống trị của giặc Minh

Sử cũ chép rằng: “Sự việc bị phát giác, bọn tôn thất Hãng, Trụ quốc Nhật Đôn, Tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, Hành khiển Hà Đức Lân, Lương Nguyên Bưu, Phạm Ông Thiện, Phạm Ngưu Tất và các liêu thuộc thân thích gồm hơn 370 người đều bị giết cả, tịch thu gia sản, con gái bắt làm nô tỳ, con trai từ 1 tuổi trở lên hoặc bị chôn sống, hoặc bị dìm nước. Hồ Quý Ly đã thất bại một cách nhanh chóng trước cuộc tiến công của quân Minh vì Quý Ly đã không được các tầng lớp nhân dân – trong đó trước tiên cần kể tới là dân chúng Đông Đô không ủng hộ.

Chiến dịch giải phóng Đông Quan

Lê Lợi lại thân chỉ huy quân sĩ đắp một lũy dài từ phường Yên Hoa (tức Yên Phụ sau này), đến tận cửa thành phía Bắc trong một đêm thì hoàn thành. Quân lính Trung Quốc bị bọn phong kiến nhà Minh xô đẩy vào một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc và kéo dài, nay được an toàn trở về nước, đều mừng rỡ kéo nhau đến dinh Bồ Đề bái tạ Lê Lợi – người đã mở đường sống còn cho trở về quê hương.

Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư

Thực ra thì Ngô Sĩ Liên chỉ chép thêm phần từ Hồng Bàng đến nhà Trần, còn từ đó về sau thì dựa trên hai tác phẩm của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên mà sửa chữa lại theo phương pháp và quan điểm của mình. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư này hiện nay còn nguyên vẹn và là một trong những bộ sử xưa nhất của nước ta còn truyền lại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và biên chép những tác phẩm sử học sau này.

Việc tu tạo Văn Miếu - Quốc Tử Giám và dựng những tấm bia tiến sĩ đầu tiên

Việc tu tạo Văn Miếu - Quốc Tử Giám và dựng những tấm bia tiến sĩ.

Xây dựng kinh thành Thăng Long - Đông Kinh

Viện Đãi Lậu là nơi các quan chờ vào chầu vua, trước dựng ở ngoài cửa Tây, đến đời Lê Thánh Tông dời về ngoài cửa Đại Hưng, gồm 2 dãy nhà, mỗi dãy 3 gian 2 chái. Thay vào đó là hoàng loạt các phủ đệ quý tộc, dinh thự quan lại, công đường 6 bộ và các cơ quan trung ương, doanh trại quân đội… Năm 1428, nhà Lê định lệ phân chia đất kinh thành cho các công thần bách quan, mỗi người được cấp từ 1 đến 2 mẫu để làm vườn và nhà ở.

Tổ chức quản lý

Suốt thời Lý-Trần, qua thời Lê sơ, đô thị Thăng Long - Đụng Kinh vẫn bao gồm 2 bộ phận chớnh: Khu vực chớnh trị-quan liờu, mà lừi cốt là cỏc tũa thành và cỏc cung điện bên trong, kèm theo Quốc tử giám – Văn Miếu ở phía Nam; Khu vực kinh tế-dân gian, tập trung bên bờ sông Nhị Hà, cửa sông Tô Lịch và Hồ Tây với các chợ, bến và phường thôn thủ công. Nay quan phủ Phụng Thiên lại không hỏi xem dân tạp cư ở đó có cửa hiệu, thuế ngạch hay không, đuổi hết về nguyên quán, e rằng như thế thì kinh sư sẽ buôn bán thưa thớt, không còn sầm uất phồn thịnh nữa, không những người làm nghề buôn bán sẽ thất nghiệp nhiều, mà chợ búa e sẽ trống rỗng, ngạch thuế sẽ có thể thiếu hụt, có phần không tiện.

Cuộc đảo chính cung đình: nhà Mạc thay nhà Lê

Sử cũ chép cảnh lên ngôi của Mạc Đăng Dung tại kinh thành Thăng Long hôm ấy như sau: “Bây giờ ban thứ trăm quan đã yên chỗ, nhưng chưa có tờ chiếu nhường ngôi. Lập con là Đăng Doanh làm Thái tử, phong em trai Mạc Quyết làm Tán vương, em trai Mạc Đốc làm Tư vương, em gái là Mạc Thị Ngọc Huệ làm công chúa….

Nhà Mạc đắp thêm thành Đại La

Về mặt hoạt động kinh tế, tại kinh đô Thăng Long, cũng giống như nhà Lê trước đây, nhà Mạc cũng có các giám, sở, cục và nha môn dành cho thợ thủ công như: Thượng bảo giám, Lục thanh giám, Khí giới ôanh tạo sở, Bách đâu cục… Những người thợ ở đây lo các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho nhà vua và hoàng tộc, thậm chí có cơ quan chuyên về việc chế tác từ đá quý, ngọc được gọi là Ngọc thạch cục. Trần Kim Bảng, người thợ khắc bia chùa Cự Linh (Gia Lộc, Hải Dương) năm 1543, từng giữ chức Cục phó của Ngự dụng giám san thư cục; Vũ Đạo, giữ chức Cục phó cục san thư ở Thượng bảo giám, khắc bia chùa Tư Phúc (Thái Bình), năm 1545; Hoàng Văn Thúy, giữ chức Phó thường ban ở Lục thanh giám Bách đâu tác cục, khắc bia chùa Đông Ngọ (Hải Dương), năm 1536; Đỗ Văn Đình làm trong Ngọc thạch cục thuộc Khí giới doanh tạo sở…(Đinh Khắc Thuân: Văn bia thời Mạc.

Cuộc đánh chiếm Thăng Long của Trịnh Tùng

Tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn bày thuyền, đắp lũy, cắm cọc chống cự lại nhưng bị thua, trốn chạy lên núi Tam Đảo. Tháng 12, Trịnh Tùng lại sai tướng đem quân lên bình định vùng Kinh Bắc, bắt được Mạc Mậu Hợp trong một ngôi chùa ở Phượng Nhãn (thuộc Bắc Giang), đem về kinh giết chết.

Cung vua - Phủ chúa

Giáo sĩ Marini đã ở kinh thành Thăng Long khoảng đầu thế kỷ XVII, có viết lại rằng: "Sông bọc lấy thành thị (Thăng Long), trong một khuỷu rộng, nên việc buôn bán được dễ dàng, thuyền bè luôn luôn đi lại trên sông: sông còn chia ra nhiều ngành, nhiều sông đào, rất có ích cho việc chuyên chở các hàng hóa và làm cho việc buôn bán giữa các tỉnh ngoài với kinh thành được thuận tiện" (Dẫn theo Trần Huy Liệu (Chủ biên): Lịch sử Thủ đô Hà Nội. Sự xuất hiện và tồn tại trong một thời gian dài vài chục năm, các thương điếm của công ty Đông Ấn của Hà Lan (1645- 1699) và của Anh (1683-1697) ở Thăng Long, như một đại lý thu mua nguyên liệu và hàng hóa đã đóng vai trò kích thích, nếu chưa phải là chủ yếu đối với nền ngoại thương vượt biển, thì lại đã có một tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy các luồng hàng hóa từ các địa phương thuộc Tứ trấn (Kinh Bắc - Sơn Tây - Hải Dương - Sơn Nam) chuyển về kinh thành (Nguyễn Thừa Hỷ: Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVI - XVII - XVIII.

Quang Trung đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long

Bắc Thành bấy giờ gồm 7 nội trấn là Thanh Hóa ngoại (tức Ninh Bình sau này), Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Phụng Thiên và 6 ngoại trấn là Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Yên Quảng. Ở đây, cảnh hoang tàn của những năm cuối thời Lê Mạt "buổi ấy cũng góp phần tang hải, sáu thu trời bao xiết nỗi hoang khô" đã biến mất, để nhường chỗ cho những hoạt động công thương nghiệp nhộn nhịp.

Việc xây dựng thành Thăng Long thời Nguyễn

Lớp nho sinh Hà Nội của các trường nói trên, sau này đã có rất nhiều người đỗ đạt, làm nên các bậc đại thần, nhưng phần lớn vẫn tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với người thầy cũ, như trường hợp của các Hình bộ Thượng thư Nguyễn Trọng Hợp, Lại bộ Thượng thư Nguyễn Tư Giản, Khâm sai Vũ Duy Ninh đối với người thày đáng kính Vũ Tông Phan, ông Nghè Tự Tháp. Nói về đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến một yếu tố ngoại lai, một thành phần cư dân ngoại tộc, tuy về số lượng không nhiều, nhưng lại giữ một vai trò kinh tế rất quan trọng, đó là tầng lớp thương nhân Hoa kiều.

Hà Nội trở thành thuộc địa của Pháp

Trong khi vẫn đang ở cái thế giằng co như vạy, thì triều đình Huế lại làm một việc đáng tiếc nữa là ký với bọn thực dân Pháp hiệp ước Hácmăng ngày 25-8-1883. Với hiệp ước, triều đình Huế cam kết rút lực lượng quân sự ở Bắc Kỳ về, công nhận cho thực dân Pháp đặt một công sứ ở Hà Nội, giao phó cho thực dân Pháp quyền đuổi đoàn quân của Lưu Vĩnh Phúc ra khỏi Bắc Kỳ…Nhưng trong thực tế hiệp ước Hác – măng không được thực hiện.

Hà Nội những ngày đầu đấu tranh chống ách cai trị của Pháp

Tiêu biểu là chùm tác phẩm liên quan đến việc “thất thủ Hà thành” gồm Di biểu của Hoàng Diệu, Chính khí ca, Hà Thành thất thủ ca (khuyết danh) và nhiều thơ điếu, câu đối phùng, thơ đề vịnh. Hoangg Diệu với trách nhiệm một vị tướng bảo vệ thành đã không thể đang tâm “bỏ thành chạy trốn”, “mở cổng thành cho chúng tự do ra vào” hoặc “rút hết quân đi cho chúng khỏi ngờ (!)” mà ông nghĩ: “Nơi trung thổ trở nêm đất địch, sống thẹn cùng nhân sĩ Bắc Hà; lòng cô trung thề với thành Long, chết mong theo Nguyễn Tri Phương dưới đất” (Di biểu).

Thực dân Pháp khai thác Hà Nội - Sự phân hóa giai cấp

Nhưng đáng chú ý hơn là trong hoàn cảnh mới, một số sĩ phu tiến bộ của Hà Nội chịu ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản từ ngoài dội vào, kết hợp với những đòi hỏi của công thương nghiệp dân tộc – khách quan được tác động bởi chính sách kinh tế của thực dân Pháp - đã đứng ra hoạt động công thương, hô hào mở cửa hiệu buôn bán hay mở xưởng sản xuất các mặt hàng nội hoá, như các cửa hàng Đồng Lợi Tế, Quảng Hưng Long…. Nhưng tư bản Pháp chủ trương chỉ mở nhỏ giọt một số cơ sở chế biến cần thiết cho nhu cầu của đời sống và công việc khai thác của chúng, đồng thời chỉ sản xuất các mặt hàng bán ngay ở Việt Nam mà không cạnh tranh với ngành công nghiệp của nước Pháp; quá trình tập trung và phát triển công nhân vì vậy diễn ra chậm.

Hà Nội trở thành một thành phố thuộc địa

Đến năm 1899, Pháp lấy phần đất còn lại của hai huyện trên và một số xã thuộc hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì lập ra “Khu ngoại thành Hà Nội”, (Zoone suburrbaine autour de la ville de Hanoi) do đốc lý Hà Nội kiêm quản. Đến 1942, lại đem huyện đó trả về thành phố Hà Nội gọi tên là “Đại lý đặc biệt Hà Nội” (Délégation spéciale de Hanoi) gồm 8 tổng, 60 xã, do một viên đại lý (délégué) hàm công sứ, người Pháp đứng đầu trụ sở đặt tại Thái Hà ấp.

Hoạt động kinh doanh và bóc lột của thực dân

Để cứu nguy cho chính quốc và bọn tư bản Pháp, chính quyền thực dân đã áp dụng nhiều thủ đoạn bóc lột như dùng hàng rào thuế quan để giữ độc quyền thị trường Đông Dương cho hàng hoá ứ đọng bên nước chúng, giảm bớt số công nhân viên chức, giảm lương viên chức Việt Nam, thu về đồng bạc 27gr và thay bằng đồng bạc 20gr (năm 1932), tung ra tiền chinh Bảo Đại ở Bắc Kỳ, tăng các thứ thuế như thuế rượu, thuế xe kéo, thuế trước bạ, thuế xem chiếu bóng, xem hát…. Mặc dầu trước tình hình khan hiếm hàng hoá, chính quyền thực dân đã phải thi hành chính sách hoá giá, nhưng trong thực tế nhân dân Hà Nội không mấy người mua được hàng hoá theo giá quy định.

Quá trình đô thị hóa trong thời Pháp thuộc

Đó là những ngôi nhà một tầng, kết cấu gỗ, mái lớp ngói ta, mặt nhà hẹp và phát triển sâu vào phía trong bằng những lớp nhà kế tiếp những lớp dân trong, Hà Nội “36 phố phường” nhìn toàn cảnh vẫn mang nét truyền thống quen thuộc với những lớp mái nhỏ nhấp nhô, nối nhau một cách tự nhiên, khác hản với “khu phố Tây” đang hình thành với những đường nét quy hoạch và kiến trúc châu Âu. Tóm lại, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1920 – 1945 đã có những bước phát triển về quy mô dân số và đất đai (năm 1942 diện tích cả nội ngoại thành Hà Nội là 130 km2 với số dân là 30 vạn người) nhưng cơ cấu chức năng không cân đối, tổ chức không gian thể hiện sự phân biệt, bất bình đẳng đã thể hiện đầy đủ bản chất của chính sách thực dân tại thuộc địa này.

Văn học Hà Nội đầu thế kỷ XX đến 1945

Về tiểu thuyết, trước hết phải kể đến những đóng góp của nhóm nhà văn Tự lực văn đoàn với những tiểu thuyết thật sự hiện đại (so với tiểu thuyết Nguyễn Trọng Thuật, Hoàng Ngọc Phách…): Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt… tiếp đó là những thành công của Vũ Trọng Phụng (Giông tố, Số đỏ), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ)… Thành tựu về truyện ngắn từ khoảng 1930 đến 1945 càng phong phú với những đóng góp của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng… Bút ký, tuỳ bút thì có Nguyễn Tuân, Xuân Diệu…. Có thể nêu những nét chính của hình tượng trung tâm này: căm thù sôi sục bọn cướp nước và bán nước, yêu thương vô hạn Tổ quốc và nhân dân, ngay cả khi bị tù đày vẫn hiên ngang bất khuất, do có lý tưởng mới của thời đại: lý tưởng cộng sản, nên nắm được quy luật tiến hoá lịch sử và đấu tranh với tinh thần lạc quan chiến thắng.

Hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng

Sau trận càn quét lớn này của thực dân Pháp, Việt Nam Quốc dân đảng mất gần hết lực lượng, tới năm 1932 thì hoan toàn tan rã. (Tới 1945 một số kẻ đầu cơ chính trị lợi dụng danh nghĩa đảng này lập ra một đảng trùng tên, chống đối chính phủ ta. Bọn chúng đã bị nhân dân lên án và chính quyền trừng trị).

Hoạt động của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội

Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên và thành lập Đông Dương cộng.

Hội Truyền bá quốc ngữ

Công cuộc truyền bá chữ quốc ngữ đã từ một số ít người đứng ra gánh vác dần dần trở thành một phong trào rộng rãi ở khắp nước, được rất nhiều trí thức và thanh niên tham gia. Kết quả là tới cuối năm 1944 số học viên thoát nạn mù chữ ở Hà Nội và ngoại thành được tới gần 3 vạn người.

Hà Nội trong chiến tranh thế giới 1939 - 1945

Nhiều đảng phái thân Nhật kiểu này xuất hiện ở Thủ đô Hà Nội là: đảng Đại Việt dân chính của Nguyễn Tường Tam, đảng Đại Việt quốc xã của Trương Đình Tri, đảng Việt Nam ái quốc của Nguyễn Xuân Chữ, Vũ Đình Dy, đảng Phục quốc của Trần Văn An, Việt Nam quốc dân đảng (giả mạo) của Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Thanh niờn ỏi quốc đoàn của Vừ Văn Cầm…. Đi đôi với việc thành lập những đảng phái đó để gây cơ sở chính trị ở thủ đô Hà Nội, chúng còn có những thủ đoạn lừa bịp, mua chuộc nhân dân bằng những hoạt động văn hoá, y tế,… Chúng mở phòng triển lãm, chiếu phim và xuất bản những sách báo nêu lên những thắng lợi của quân đội Nhật ở Trung Quốc, Singapore… hòng làm cho mọi người lầm tin ở sức mạnh vô địch của chúng.

Hoạt động công thương nghiệp của người Việt Nam

Ngoài ra còn rất nhiều xí nghiệp hoặc nhà buôn xuất hiện thời kỳ này như xưởng dệt chiếu và thảm của công ty Nam Trinh, hãng nước mắm Vạn Vân, nhà máy ép dầu của công ty Đinh Xuân Mai, nhà máy làm vỏ hộp của Ích Phong ở Thuỵ Khuê năm 1924 cũng có cả một lò nấu gang và sản xuất các dụng cụ bằng sắt, gang, xưởng cưa máy Yên Mỹ của Nguyễn Đình Phẩm, các hãng xe cao su lớn của Hưng Ký, Nguyễn Thị Hảo, Vũ Văn Giang, Nguyễn Huy Hợi, xưởng sơn của công ty Hiệp Ích chế đủ mọi thứ sơn màu để sơn ô tô, xe tay, xe ngựa và các đồ gỗ, hãng chè Tiên Long, nhà máy gạch Hưng Ký, các nhà in Lê Văn Tân, Tân Dân, Thuỵ Ký, Kim Đức Giang, Mạc Đình Tư, Nghiêm Hàm…. Do đấy một số hội và công ty Việt Nam đã được thành lập ở Hà Nội như: Hội Công thương đồng nghiệp với mục đích thắt chặt mối quan hệ nghề nghiệp giữa các công thương gia Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần, có chi hội ở nhiều tỉnh trong Nam ngoài Bắc; Công ty trách nhiệm tập cổ Hiệp Ích sản xuất những hàng tráng gương, đồ sơn ta và có bán ra các nước ngoài; còn có cả Công ty tập cổ Ích Hữu thư xã kinh doanh xuất bản để duy trì tạp chí Hữu Thanh là cơ quan ngôn luận của giới tư sản thương nghiệp.

Một trường học đổi mới đầu tiên ở Hà Nội

Gần Hà Nội thì có Mai Lâm nghĩa thục ở Hoàng Mai, Ngọc Xuyên nghĩa thục ở Tứ Liên… Ở Bắc Ninh, Hưng Yên… các nhà nho tiến bộ cũng lấy chương trình ĐKNT về dạy ở quê hương. Như vậy, ĐKNT là một phong trào yêu nước xuất hiện ở Bắc Kỳ vào thế kỷ XX, tiếp thu các nền văn hóa tiến bộ Âu, Á đương thời lấy trường học hợp pháp làm trung tâm để mở rộng phạm vi ra nhiều nơi.

Những thay đổi về giáo dục ở Hà Nội

Mục tiêu cụ thể của trường này là đào tạo những nhân viên có trình độ văn hoá giúp cho chúng trong công việc củng cố chính quyền thực dân cũng như để giúp cho chúng đẩy mạnh công cuộc khai thác Đông Dương như chúng đã thú nhận: “Trường đại học Đông Dương không nhằm mục đích nào khác là đào tạo những cán bộ có khả năng và học thức để trở thành những người giúp việc cần thiết cho bộ máy hành chính và cho những người thực dân trong những yêu cầu lớn lao về tổ chức và phát triển của Đông Dương”. Tới tận niên khoa 1938 – 1939 trở về sau, một mặt do nhu cầu những viên chức giúp việc cho chúng trong tình hình mới của cuộc đại chiến thế giới thứ hai kết hợp với ý định của bọn thực dân không muốn cho học sinh Việt Nam sang Pháp, một mặc khác để gây ảnh hưởng chính trị cho chúng chống lại ảnh hưởng của phát xít Nhật, số lượng sinh viên dần dần có tăng hơn trước nhưng cũng không là bao.

Báo chí Hà Nội đầu thế kỷ XX đến 1945

Trong Hoả lò Hà Nội đã xuất hiện các tờ báo của những người bị giam giữ như Người tù, Lao tù tin tức, Tạp chí lao tù… Riêng những người cộng sản có Đường Cách mạng, Đuốc đưa đường, Con đường chính, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tiêu sầu là của nhóm tù Việt Nam quốc dân đảng… Tất cả đều là viết tay in thạch. Trên mặt trận báo chí, những người cộng sản cùng một số trí thức tiến bộ lần lượt cho ra mắt bạn đọc Hồn trẻ (tập mới), Le travail (Lao động), Rassemblement (Tập hợp), Hà thành thời báo, Bạn dân, Thời thế, En avant (Tiến Lên), Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Tin tức, Đời nay, Ngày mới… (thời gian 1936-1939 xuất bản báo tiếng Pháp không phải xin phép).

Tổng khởi nghĩa 19-8-1945

Ở ngoại thành, uỷ ban nhân dân cách mạng thôn, xã được thành lập, bảo đảm các yêu cầu sản xuất và sinh hoạt; các tổ chức tự vệ canh gác, bảo vệ xóm làng được mở rộng. Tại đây Người đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương tại Hà Nội, quyết định những chủ trương về đối nội, đối ngoại trong tình hình mới, về mở rộng thành phần Chính phủ lâm thời đã được thành lập ở Đại hội quốc dân Tân Trào, về tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt nhân dân, chính thức tuyên bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà.

Xây dựng chính quyền mới 1945 - 1946

Sau khi phân tích toàn diện tình hình đất nước, Chủ tịch đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách và được Chính phủ hoàn toàn nhất trí: Một là, phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói; Hai là chiến dịch chống nạn mù chữ; Ba là, tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; Bốn là, mở phong trào giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm chính;. Văn Cao, Đỗ Nhuận viết nhạc hùng ca đấu tranh, Nguyễn Huy Tưởng làm kịch về khởi nghĩa Bắc Sơn, các hoạ sĩ tên tuổi sáng tác theo yêu cầu của cách mạng: Kẻ khẩu hiệu, làm áp phích, vẽ về đề tài đấu tranh cách mạng… Ngay những nghệ sĩ trước cách mạng chỉ sáng tác về đề tại truỵ lạc và điên loạn nay cũng có những tác phẩm ngợi ca cách mạng (như trường hợp Vũ Hoàng Chương).

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1947 - 1954

Quân đội ta đã thực hiện khẩu hiệu “mỗi người dân là một người lính”, “mỗi nhà là một pháo đài”, “mỗi phố là một chiến tuyến”, phát huy nhiều sáng kiến đánh địch, với mọi thứ vũ khí có trong tay, bám địch mà đánh với tinh thần “Sống chết với Thủ đô”. Từ ngày 15-1, sau khi có viện binh từ Hải Phòng, địch tiếp tục mở những cuộc tiến công mới trên đường vòng cung Vĩnh Tuy, ngã tư Trung Hiền, ngã tư Vọng, Bạch Mai, ngã tư Sở, Ô Cầu Giấy… Đến 25-1, chúng kiểm soát được vòng cung bao quanh thành phố.

Giải phóng thủ đô

Trung đoàn thủ đô, từng lập chiến công oanh liệt và ra đời ở Liên khu I, vinh dự giương cao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân chíên thắng trở về giải phóng Thủ đô, trong tiếng nhạc hùng tráng, giữa rừng hoa, rừng cờ và tình cảm thắm thiết của 20 vạn nhân dân Hà Nội đổ xuống đường đón mừng Uỷ ban quân chính và bộ đội. 15 giờ ngày 10-10, hàng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ chiến thắng, với sự hiện diện của Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố là Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng, phó chủ tịch cùng các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố.

Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1965)

Cùng với giáo dục phổ thông, thành phố quan tâm đến việc xây dựng, phát triển loại hình trường sở trung cấp chuyên nghiệp thuộc các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, y tế, văn hoá, thương nghiệp… nhằm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cơ sở cho những nhu cầu phát triển sản xuất của các địa phương. Về y tế, thành phố đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phát triển hình thức chữa bệnh ngoại trú, phối hợp Đông y và Tây y, vận động phong trào đào giếng nước ăn ở nông thôn, xoá bỏ thói quen bón phân tươi, chống bệnh đau mắt hột, bệnh giun sán.

Hà Nội - Điện Biên phủ trên không

Hà Nội trở thành biểu tưởng của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, cho lương tâm và phẩm giá con người.

Giữ vững phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá

Mừng ngày hội lớn của dân tộc, mỗi người Hà Nội càng ra sức phấn đấu lao động và sáng tạo xứng với lịch sử vừa mới sang trang.