Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toỏn lương căn cứ vào Bảng chấm cụng, bảng theo dừi sản phẩm hoàn thành theo từng phân xưởng sản xuất, lập Bảng thanh toán lương và BHXH, thưởng sản phẩm, Lương độc hại cho từng phân xưởng sản xuất. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng thanh toán lương và BHXH, kế toán lương lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi chi tiết chi phí lương tại từng phân xưởng sản xuất. Sau đó, kế toán lương chuyển cho kế toán giá thành làm cơ sở tính giá thành cho sản phẩm sản xuất.

Anh Trương Tuấn Long là tổ trưởng tổ pha chế nên có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,1. Chi phí sản xuất chung được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoài chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhấn công trực tiếp. Đó là những khoản chi phí nhằm phục vụ cho các khoản chi phí phục.

Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Việc tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác là một vấn đề cô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Đây cũng là cơ sỏ để xác định chính xác giá thành sản phẩm sản xuất.

Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí có nhiều yếu tố cấu thành, do đó công tác quản lý và hạch toán phức tạp hơn nhiều so với các khoản mục chi phí khác. - Chi phí nhân viên phân xưởng: chi phí lương và các khoản trích theo lương theo quy định của nhân viên quản lý phân xưởng. - Chi phí NVL : các chi phí về vật liệu, năng lượng phục vụ toàn phân xưởng - Chi phí Công cụ dụng cụ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ : là chi phí khấu hao các máy móc thiết bị nhà xưởng của phân xưởng. - Chi phí sản xuất phụ phân bổ: là chi phí sản xuất do các dịch vụ các hoạt động mà phân xưởng phụ cung cấp cho phân xưởng chính.

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KỲ 2
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KỲ 2

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung

Kế toán căn cứ vào bậc lương và vị trí của từng nhân viên để từ đó tính ra lương của các nhân viên quản lý trong từng phân xưởng. Các TSCĐ sử dụng trực tiếp cho họat đông sản xuất tại phân xưởng của chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ có giá trị rất lớn, đó là các dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc hiện đại, nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Các tài sản cố định được trích khấu hao nhằm đưa vào chi phí sản xuất giá trị hao mòn của các máy móc thiết bị nhằm tạo ra nguồn vốn để tái đầu tư cho TSCĐ mới.

Hàng năm đơn vị căn cứ vào số hao mòn lũy kế của tài sản cố định, từ đó có kế hoạch lắp đặt và thay thế máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí sản xuất chung, nó bao gồm toàn bộ các chi phí khấu hao cơ bản và chi phí sửa chữa của các TSCĐ có tại phân xưởng. Đơn vị hiện tại đang tiến hành quản lý, sử dụng và trích khấu hao các Tài sản cố định theo quyết định số 206/QĐ- BTC, khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Thẻ này được mở cho từng TSCĐ theo dừi chi tiết về chủng lọai, thời gian sử dụng, nguyờn giỏ, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của tài sản cố định. Cuối tháng, căn cứ vào thẻ TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành ghi sổ chi tiết TSCĐ và lập Bảng tính và Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Chi phí này được tập hợp trên Nhật ký chứng từ số 2, kế toán tập hợp các chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất ghi vào Bảng kê số 4 sau đó vào Nhật ký Chứng từ số 7 và Sổ cái TK 627.

Chi phí sản xuất phân xưởng cơ điện bao gồm: chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên tại phân xưởng cơ điện. Các khoản chi phí của phân xưởng Cơ điện khi phát sinh sẽ được tập hợp vào TK 1544 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng cơ điện”. Chi phí sản xuất của Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất chính.

Các yếu tố chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp đầy đủ vào các khoản mục chi phí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Cuối kỳ căn cứ vào các khoản mục chi phí phát sinh dựa vào Bảng kê số 4 và Nhật ký Chứng từ số 7, kế toán giá thành sẽ tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào TK 154 “Chi. TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng Đông dược TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng Thực phẩm chức năng.

Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ

Đơn vị áp dụng tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. Theo .phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho các thành phẩm hoàn thành từ sản xuất. Cuối tháng, kế toán giá thành tiến hành tập hợp và thống kê sản lượng sản phẩm dở dang tại từng phân xưởng và lập “Báo cáo sản phẩm dở dang”.

Tại phân xưởng Đông dược, giá trị bao bì tổng chi phí NVL là rất lớn nên giá trị SPDD được tính theo giá trị NVL chính và giá trị bao bì xuất dùng. Ví dụ: tính giá trị SPDD cuối kỳ cho sản phẩm Siro Bổ phế chỉ khái lộ (Chai 125ml) được sản xuất tại phân xưởng Đông dược. Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, đối tượng tính giá thành sản phẩm sản xuất tại đơn vị là sản phâẩ hoàn thành ở từng phân xưởng Sản xuất.

Đơn vị tính giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp tính giá giản đơn. Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm tất cả các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC phát sinh trong kỳ. Trong quá trình sản xuất 1 sản phẩm cụ thể, các nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ xác định số NVL chính, NVL phụ bao bì.

Cuối kỳ, nhân viên phân xưởng sẽ lập: “Bảng tổng hợp giờ công, chi phí NVL “ của phân xưởng mình và gửi lên cho kế toán giá thành. Căn cứ vào bảng đó, kế toán giá thành sẽ phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC cho từng mặt hàng. Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung của từng sản phẩm được tính và phân bổ theo số giờ công thực tế sản xuất mặt hàng đó.

Sau đó kế toán giá thành lập thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm sản xuất và “Báo cáo giá thành” của từng phân xưởng.