MỤC LỤC
Hiện nay, chúng ta có thể thấy các hình thức hoạt động đa dạng và phức tạp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, v.v… Dù cho doanh nghiệp được tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận. Với những vai trò quan trọng đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với bản thân doanh nghiệp và là công cụ cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng quan tâm khác như: nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng,.v.v… tùy theo mục đích của họ. Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một số câu hỏi quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các yếu tố tài chính sẽ được sử dụng và quản lý như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh như mong muốn ban đầu hay không?.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà mình quan tâm. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà mình quan tâm.
Phân tích báo cáo tài chính là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà Nước, khách hàng, nhà cung ứng, v.v… Phân tích tình hình và khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, khoản phải trả, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với bảng cân đối kế toán áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán tỷ trọng của từng khoản mục, sau đó dùng phương pháp so sánh để xem xét sự biến động của tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn và đánh giá mức chênh lệch giữa các chỉ tiêu qua các năm.
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc giám sát các hoạt động của công ty, thực hiện các chế độ quy định, quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư hàng hóa tiền vốn của công ty, thực hiện công tác hạch toán kết quả kinh doanh định kỳ, kiểm tra quan sát việc thực hiện nguyên tắc, chế độ hạch toán trong công ty theo hướng dẫn của ngân hàng và Nhà nước. Yếu tố giỏ vốn hàng bỏn được lý giải bởi nguyờn nhõn do năm 2007 ở nước ta xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và tình trạng một số loại cá xuất khẩu không đảm bảo an toàn do sử dụng các hóa chất bảo quản đã tác động đến thị trường hóa chất, nhiều loại hóa chất bị ngăn cấm buôn bán trong khi nhu cầu thị trường không ngừng đòi hỏi dẫn đến giá cả các sản phẩm hóa chất tăng lên. Điều này thể hiện khả năng thanh toán nhu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, mặt khác vốn bằng tiền tập trung vào tiền gửi ngân hàng sẽ vừa có thể đảm bảo được yêu cầu về thanh toán, mang lại lợi nhuận, vừa xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng và có thể dễ dàng sử dụng các nguồn vốn vay khi cần thiết.
Điều này thể hiện giá trị tài sản của công ty đã giảm được tình trạng bị chiếm dụng vốn, bên cạnh khoản phải thu giảm thì lượng tiền mặt tăng như đã phân tích ở trên chứng tỏ rằng công ty đã tạo lập được niềm tin và uy tín đối với nhiều khách hàng hơn, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn và có chính sách thanh toán hợp lý giúp công ty tăng lượng tiền vốn trong kinh doanh. Xét về cơ cấu thì tỷ lệ này không cao nhưng xét về mức độ chênh lệch thì tăng tới 344.402.838 đồng tương ứng tỷ lệ 1.086,16 %, đây là một biểu hiện xấu đối với công ty, cho biết công ty chưa tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hợp lý mà nguyên nhân chính là do công ty phải tạm ứng rất nhiều trong quá trình kinh doanh, cụ thể chi phí trả trước ngắn hạn tăng 68,04 % so với năm 2006, bên cạnh đó thuế GTGT được khấu trừ cũng nhiều hơn dẫn đến tài sản lưu động khác tăng lên. Việc phân tích trên cho thấy: Việc phân bổ vốn ở công ty có sự cải thiện ngày càng tốt hơn, tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực kinh doanh, thu hút khách hàng, giảm các loại tài sản không cần thiết… Tuy nhiên vấn đề công ty cần hết sức quan tâm đó là phải có chiến lược sử dụng vốn hiệu quả để tránh tình trạng sử dụng vốn lãng phí ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.
Điều này cho thấy công ty có quan tâm hơn đến tăng năng lực kinh doanh thông qua việc đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn, điển hình là trong năm 2008 công ty tiến hành sửa lại nhà kho và trang bị thêm một số thiết bị bảo quản hóa chất cũng như nâng cấp hệ thống máy tính trong công ty giúp cho quá trình hoạt động và kiểm tra dễ dàng hơn. Từng bước đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa, bên cạnh nhóm sản phẩm hàng hóa đã và đã và đang mua bán kinh doanh, công ty có thể lấn chiếm phát triển thêm một số nhóm sản phẩm để vừa mở rộng quy mô vừa mở rộng mạng lưới tiêu thụ theo cả chiều rộng và chiều sâu như: các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), các sản phẩm hóa chất xây dựng (sơn chống thấm, vôi quét tường,… ). Từ thực tiễn tình hình tài chính của Ngàn Hương ta thấy không phải lúc nào các công ty cũng hoạt động thuận lợi, cũng đạt được các mục tiêu như mong muốn, những công ty có chiến lược phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cộng với việc sử dụng và quản lý tài chính hiệu quả thì mang lại những kết quả đáng khích lệ.
- Nhà nước nhanh chóng có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn nạn buôn lậu các loại hóa chất, hạn chế tình trạng mua bán hóa chất tràn lan trên thị trường khụng rừ nguồn gốc, đồng thời ban hành cỏc quy định về hoạt động hoỏ chất, quy định cụ thể về an toàn trong hoạt động hoá chất, về kinh doanh hoá chất, quản lý hoá chất độc hại, bị cấm, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hoá chất….