MỤC LỤC
Tín dụng hộ nông dân là mối quan hệ tín dụng được thiết lập giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là hộ nông dân, thự hiện theo những điều khoản thoả thuận giữa hai bên. Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, những biến động thất thường của khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân.
Cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Điều này làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, và các ngân hàng có tỷ trọng cho vay hộ nông dân cao thường có lợi nhuận thấp hơn các ngân hàng có tỷ trọng đầu tư vào các đối tượng khác.
Khi thu hoạch nông dân bán sản phẩm, tạo ra tiền thừa chưa biết sử dụng vào đâu thì ngân hàng sẻ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó dưới các hình thức tiết kiệm, giúp các hộ nông dân dự trữ an toàn và tạo được khoản lời trên số tiền tiết kiệm đó. Nhà nước thúc đẩy các ngân hàng đặc biệt là NHNo&PTNT, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở những vùng trọng điểm, mở ra các nghành nghề mới thực sự cần thiết mang lại công việc làm và hiệu quả cao cho bản thân hộ nông dân. Bên cạnh đó để sản xuất có hiệu quả thì người nông dân cần tìm hiểu thị trường biết được nuôi con gì, trồng cây gì là mang lại hiệu quả cao nhất trên đồng vốn bỏ ra của mình, từ đó cải tiến các biện pháp kỹ thuật về giống, tiết kiệm vật tư để sản phẩm làm ra đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, thu được lợi nhuận cao.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các nghành nghề phát triển tạo công ăn việc làm cho ngưòi nông dân, nâng cao thu nhập của họ, đời sống văn minh, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị được rút ngắn lại, hạn chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị xã hội. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy mối quan hệ của các hộ nông dân Thông qua các hình thức đầu tư của ngân hàng (vay vốn qua tổ nhóm, uỷ thác đầu tư cho các doanh nghiệp…) các hộ nông dân tăng cường hợp tác kinh tế với nhau và các thành phần khác trong nền kinh tế.
- Doanh số cho vay hộ nông dân: Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hang cho hộ nông dân vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm. - Doanh số thu nợ hộ nông dân: Doanh số thu nợ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàngđã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho hộ nông dân trong một thời kỳ. Chỉ tiêu này cho biết dư nợ chiếm phần trăm trong vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng nhưng nguồn vốn huy động chưa có hiệu quả.
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng bỏ ra một đồng để đầu tư thu nợ được bao nhiêu đồng, hệ số thu nợ càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả thu hồi vốn ở ngân hàng càng cao. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng có hiệu quả cao, đồng vốn lưu chuyển mau thu hồi, rủi ro được hạn chế cho việc kinh doanh của ngân hàng.
Những quy định của pháp luật về tín dụng và các lĩnh vực có liên quan đế hoạt động tín dụng là cơ sở để xử lý, giải quyết khi xảy ra các tranh chấp tín dụng một cách hữu hiệu nhất. Nếu khách hàng có trình độ sản xuất phù hợp, có kinh nghiệm sản xuất và có trình độ quản lý khoa học thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ sẽ tốt và sản xuất nông nghiệp được mùa, họ sẽ có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng. -Hệ thống thông tin Ngân hàng sẻ giúp cho ngân hàng nắm bắt được các thông tin về khách hàng trước khi quyết định cho vay, từ đó giúp ngân hàng ngăn chặn các khoản vay có chất lượng không tốt ngay từ khi chưa xảy ra.
Đức Thọ là một huyện phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp với huyện Nam Đàn (Nghệ An), phía Đông giáp với thị xã Hồng Lĩnh, phía Nam giáp với huyên Can Lộc, con đường quốc lộ 8A chạy dài là con đường huyết thống của huyện nối liền huyện Hương Sơn sang nước bạn Lào. Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm còn chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, do vậy Đức Thọ có hai miền khớ hậu rừ rệt: mựa mưa từ thỏng 7 đến thỏng 11và mựa khụ từ thỏng 12 đến thỏng 6 năm sau.
Toàn huyện có 28 xã, 1 thị trấn, có hệ thống đường bộ, đường sông phân bố đều, thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế trong vùng và cả nước. Vùng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiên tai khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ thường xuyên xảy ra. Chính sách giảm lãi suất cho vay khu vực II, khu vực III đã tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với việc tính toán của người nông dân trong việc vay vốn và trả nợ.
Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm giúp đỡ. Cụ thể chủ trương chính sách về tăng cường phát triển chăn nuôi, chú trọng phát triển bò Laisind nhằm thực hiện tốt đề án 176 của UBND tỉnh.
Đặc biệt các nghị quyết của huyện Đảng bộ đã phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa bàn. Công tác xây dựng căn bản các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn đặc biệt là đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, giáo dục, điện, thông tin truyền thanh truyền hình, các bưu điện văn hoá phát triển hầu như ở các xã. Bên cạnh đó thì lĩnh vực an ninh quốc phòng được cũng cố, chính trị xã hội ổn định.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa phương. Kinh tế quốc doanh đã xếp sắp lại một bước; Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới mô hình hợp tác xã đa dạng và tự nguyện đang hình thành;.
Do vậy, rủi ro trong sản xuất của huyện khá lớn điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người nông dân và nề kinh tế của huyện.
* Phòng kế toán ngân quỹ có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác hạch toán theo quy định của Ngân hàng cấp trên, xây dựng kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh NHNo&PTNT huyện, quyết toán chỉ tiêu tài chính của các chi nhánh địa bàn, tổng hợp lưu trữ tài liệu về. NHNo huyện Đức Thọ đã tìm mọi biện pháp tận dụng tối đa các mối quan hệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, luôn bám sát mục tiêu, chỉ tiêu huy động vốn ở NHNo tỉnh giao và quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội cán bộ viên chức đã đề ra. Nguồn vốn huy động trong 3 năm qua không ngừng tăng lên điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng tăng và là cơ sở tốt để ngân hàng tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng của người dân.
Như vậy, nguồn vốn cung ứng của ngân hàng trong những năm qua đã tạo thêm sinh lực mới cho huyện, góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất ở nông thôn như phong trào xoá đói giảm nghèo, phát triển Hợp tác xã, hội nông dân,…cải thiện đời sống cho người dân. - Hiện nay các ngân hàng trên địa bàn đã và đang cạnh tranh gay gắt, nhằm duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, mở rộng quy mô kinh doanh, NHNo Đức Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình.