Sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện Gia Lâm trong phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2011 đến năm 2015

MỤC LỤC

Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về phát triển GDPT từ năm 2011 đến năm 2015

Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện (khóa XX), Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, mật trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Huyện đến cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm 2014 đối với phát triển văn hóa – xã hội nói chung và ngành giáo dục – đào tạo nói riêng, chủ động triển khai thực hiện. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên là: đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo, thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo; mở rộng quy mô giáo dục một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục; khuyến khích thành lập mới các trường phổ thông ngoài công lập, từng bước xóa bỏ hệ bán công; tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội; tập trung phấn đấu xây dựng chuẩn hóa trường lớp học; đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao năng lực quản lý của các cấp giáo dục. Đồng thời, ngành tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với đổi mới phương pháp dạy-học; tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của học sinh, nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; chủ động trang bị và quản lý việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học; đổi mới và phối hợp nhiều hình thức trong kiểm tra, thi và thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh đúng quy chế.

Nhận thức rừ chất lượng đội ngũ nhà giỏo và cỏn bộ quản lý giỏo dục là nhõn tố quyết định chất lượng giáo dục, Huyện ủy đã chỉ đạo ngành giáo dục và các sở, ngành liên quan kiên trì các giải pháp đồng bộ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tiếp tục thực hiện Chỉ thị Số 35 - CT/TU “về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô”, Chương trình 09 của Huyện Ủy, trong đó nhấn mạnh về GD & ĐT cần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đào tạo; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Công tác triển khai, đẩy mạnh XXH trên địa bàn Huyện tuy đã gặt hái những thành quả nhất định song còn một số bất cập như: việc giao quỹ đất sạch kêu gọi các dự án khuyến khích xã hội hoá đầu tư còn khó khăn do khả năng ngân sách còn hạn chế vì phải ưu tiên cho một số lĩnh vực khác cấp bách hơn; Việc thay đổi các cơ chế chính sách về giải phóng mặt bằng cũng gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư khi triển khai thực hiện các dự án; Sự phối hợp giữa các Phòng, Ban, Ngành trong việc rà soát xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, khu nhà ở đảm bảo phải có đủ trường học công lập và ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân còn chậm; Việc thực hiện thí điểm và đưa ra các tiêu chí về mô hình trường cung ứng dịch vụ trình độ, chất lượng cao còn chậm …. Ở các ngành, địa phương trong toàn Huyện, lãnh đạo các cấp đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng mà Đảng bộ thành phố, Đảng bộ Huyện Gia Lâm đề ra; Nhiều ngành, địa phương đã chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, gắn với thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, các nghị quyết Hội nghị Trung ương và.

Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế 1. Nguyên nhân của thành tựu

Bản thân ngành giáo dục đã biết tận dụng các thuận lợi và phát huy nội lực; đổi mới quản lý, chú trọng đến quản lý chất lượng; thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với những nội dung cụ thể, phù hợp, thiết thực vì vậy đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà, tạo điều kiện tốt để phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Tình hình kinh tế, chính trị diễn biến phức tạp, những yêu cầu cao, có tính chất đặc thù của địa bàn Huyện; những hạn chế, yếu kém nội tại của Thành phố nói chung, của Huyện nói riêng đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Thực tế trong giáo dục xuất hiện các mâu thuẫn giữa nhu cầu về phát triển số lượng và yêu cầu cao về chất lượng, giữa kế hoạch phát triển giáo dục với thị trường lao động, giữa đầu tư của nhà nước và đóng góp của nhân dân, giữa phân hóa giàu nghèo và những chính sách đảm bảo công bằng cho giáo dục.

Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, hiệu quả giải quyết công việc ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo, có việc, có lúc còn trì trệ; sự phối hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền còn bị động, thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp; một bộ phận cán bộ, đảng viên đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Một số kinh nghiệm

Sự thống nhất và đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ Huyện Gia Lâm thể hiện trong thực tiễn đó là các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và của Đảng bộ Huyện được quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng các cấp, các cấp chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng với đoàn thể, giữa quản lý nhà nước và quản lý ngành. Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giỏo dục theo hướng phõn định rừ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở.

Kinh nghiệm chủ yếu của việc đổi mới công tác quản lý giáo dục đó là: phải triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp; phải tăng cường vai trò và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, làm chuyển biến tốt hơn các mặt giáo dục ở các cấp quản lý giáo dục; phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lấy đánh giá chất lượng làm một động lực quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; các đơn vị cơ sở giáo dục phải thực hiện phát huy dân chủ trong trường học, huy động sự tham gia của giáo viên, học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động giáo dục của nhà trường; phải duy trì trật tự, kỉ cương, nề nếp trong nhà trường, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý giáo dục.