Vai trò của Chính sách Công nghiệp trong Phát triển Kinh tế: Lý thuyết và Thực tiễn Quốc tế

MỤC LỤC

Cơ sở và giới hạn của chính sách công nghiệp

Ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ, mặc dù các hãng đã chi một khoản nhất định đầu tư để cải tiến công nghệ và luôn sẵn sàng chấp nhận thua lỗ để có được kinh nghiệm nhưng khi thành công thì các hãng này không thể chiếm được toàn bộ lợi ích từ R&D, một phần lợi ích sẽ chảy đến các công ty khác theo cách sao chép các ý tưởng và kỹ thuật một cách tế nhị. Những điều kiện này bao gồm các điều kiện dẫn đến thất bại thị trường trong một số lĩnh vực như công nghệ, những vấn đề liên quan đến nền kinh tế quy mô… và các phản điều kiện của phân tích về thất bại của Nhà nước trong việc sử dụng CSCN như: năng lực của Nhà nước, sự đồng thuận các nhóm lợi ích, sự dễ dàng trong việc sử dụng các công cụ thích hợp và các trường hợp mà chi phí cơ hội của CSCN có xu hướng giảm… Những giả định đó càng nhiều và càng thuyết phục thì sự biện minh cho CSCN càng chính đáng.

Chính sách công nghiệp Nhật Bản

Sự áp dụng thành công các chính sách này đã khiến nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ổn định với tốc độ bình quân đạt 8,2%, tỷ lệ tăng của công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến là 11,3% đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản từ một nền công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang nền công nghiệp sử dụng nhiều vốn. Để khuyến khích và thúc đẩy những ngành mới và có tiềm lực tăng trưởng nhanh, Chính phủ đã ban hành đã ban hành các văn bản mang tính pháp lý như : kế hoạch 5 năm sản xuất tơ nhân tạo (năm 1953); các biện pháp khuyến khích công nghiệp hoá dầu (năm 1955); luật về các biện pháp tạm thời khuyến khích công nghiệp chế tạo máy (năm 1956), luật về các biện pháp tạm thời khuyến khích công nghiệp điện tử (năm 1957). Về việc điều chỉnh các ngành suy giảm, sau khi nền kinh tế Nhật Bản phải đương đầu với sự giảm sút tăng trưởng đầu những năm 70, ngành công nghiệp đã bị suy thoái kéo dài tập trung vào các ngành vật liệu cơ bản như tinh chế nhôm, tơ nhân tạo, dệt, đóng tàu… Để giải quyết tình hình này, Chính phủ Nhật Bản phải tiến hành điều chỉnh thông qua luật ổn định công nghiệp.

Các phân tích ở trên cho thấy CSCN trong thời kỳ sau khủng hoảng dầu mỏ đến trước năm 1990 có những dấu hiệu tích cực.Trước hết, đó là bởi vì các chính sách này được thực hiện trong một số nhỏ các ngành và đặt trọng tâm vào R&D, sự điều tiết ô nhiễm, việc tăng cường hỗ trợ các ngành suy giảm…cho nên nó là những chính sách phù hợp, ngay cả khi xem xét theo quan điểm lý thuyết về giới hạn CSCN đã được đưa ra ở chương 1.

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 1952 - 1955 (%)
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 1952 - 1955 (%)

Chính sách công nghiệp Trung Quốc từ khi cải cách kinh tế cho đến nay

Các ngành được lựa chọn để ưu đãi là những ngành công nghiệp sợi, dệt may, điện tử dân dụng, chế biến nông sản…Các biện pháp được Chính phủ sử dụng chủ yếu trong những năm đầu cải cách là các biện pháp kiểm soát trực tiếp về số lượng và giá cả, các biện pháp phân bổ vốn, kỹ thuật và ngoại hối thông qua các công cụ như hạn ngạch, quản lý giấy phép, quản lý danh mục hàng hoá đặc biệt, trợ cấp, thuế, thuế quan. Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp trong những ngành xuất khẩu, các ĐKKT sử dụng các chính sách ưu đãi như chính sách thuế, đất đai và các giấy phép xuất nhập khẩu và các khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước… Nhờ vậy, các ĐKKT thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư từ khu vực tư nhân và quan trọng hơn cả là đầu tư nước ngoài mà đi kèm theo nó là vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý..Do đó, các doanh nghiệp hoạt động ở đây đã tăng trưởng rất nhanh và trở thành những hãng lớn, có sức cạnh tranh quốc tế. Mặt khác, kinh nghiệm từ các nước NIEsII (Maylaysia, Thái Lan…) cho thấy CSCN dựa trên chế độ bảo hộ như Nhật Bản năm 50s, 60s và Hàn Quốc 70s, 80s không phải là phương pháp duy nhất để phát triển các ngành, các hãng đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần bước vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế ở tốc độ cao như hiện nay.

Song song với việc hợp lý hoá ngành và phát triển những ngành mũi nhọn như trên, chính phủ Trung Quốc còn tăng cường ưu đãi tài chính cho các ngành công nghiệp cơ sở như dầu khí, năng lượng, sắt thép… Tuy nhiên, các chính sách này đã tỏ ra kém hiệu quả vì nó không giải quyết được triệt để tình trạng một phần lớn các DNNN làm ăn thua lỗ.

Các bài học kinh nghiệm từ chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc

Đây là một nguyên nhân chính cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản, đồng thời nó cho phép Nhà nước có thể rút khỏi vai trò hỗ trợ phát triển ngành nào đó mà không gây ra cú sốc nào.Vì vậy, sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường nội địa là một biện pháp hữu hiệu cho sự giảm dần can thiệp của CSCN. Kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của CSCN được phân tích trong chương này cho thấy: việc thúc đẩy những ngành không có lợi thế so sánh có thể gây ra sự lãng phí nguồn lực to lớn cũng như các tổn thất hiệu quả khác còn trong trường hợp ngược lại, khả năng có được một CSCN tốt là cao hơn. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy khi không có điều kiện để phát triển tổng thể toàn bộ nền kinh tế, ta có thể thay đổi các điều kiện ban đầu để tạo ra một môi trường mới phù hợp cho sự phát triển hơn.

Sau đó, các nước này đã có những chính sách thích hợp để tạo ra những lợi thế so sánh động, phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao với trình độ đi từ thấp đến cao, đi từ nhập khẩu công nghệ đến cải tiến và tạo ra công nghệ mới.

Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó tới chính sách công nghiệp Việt Nam

Mặc dù là một nước chưa rơi vào tình trạng nguy cấp của ô nhiễm môi trường, bởi nguyên nhân chính là nền công nghiệp chưa phát triển, nhưng với mức tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay khoảng 7 - 8%/ năm, nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường thì mức độ ô nhiễm môi trường vào 2020 có thể gấp 4 - 5 lần mức độ hiện nay, vượt quá mức độ cho phép. Chất lượng đầu tư còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm còn nhiều yếu kém, các thủ tục hành chính còn rườm rà…Bộ máy hành chính còn quan liêu, kỹ năng chuyên môn chưa đủ và vẫn đang hoạt động trong một môi trường thiếu sự nhất quán và minh bạch…Những xu hướng nội tại trong bản thân nền kinh tế đã cho thấy năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam là rất thấp và chưa có triển vọng cải thiện nhanh. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, cơ cấu xuất khẩu gần như không thay đổi, chủ yếu vẫn xuất khẩu các sản phẩm “ thô ” (khoáng sản, nông lâm, hải sản ) như dầu thô, than, gạo, cà phê còn các sản phẩm có triển vọng cho việc nâng cấp công nghệ kỹ thuật và tạo ra năng lực cạnh tranh quốc tế hiện vẫn chưa hoặc chỉ tham gia không đáng kể.

Mặt khác, sự lạc hậu và chênh lệch lớn về trình độ công nghệ của nhiều ngành cũng như các khu vực kinh tế cho thấy sự thiếu thốn các chính sách hỗ trợ và ứng dụng R&D, các biện pháp chuyển giao công nghệ đồng thời các chính sách này không gắn liền với sản xuất cũng như không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.

Bảng 3.1. Cơ cấu GDP theo 3 nhóm ngành trong năm 1986-2002.
Bảng 3.1. Cơ cấu GDP theo 3 nhóm ngành trong năm 1986-2002.

Một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

- Trong công nghiệp, lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, trong thời gian tới vẫn phát triển những ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản như dầu, gạo, cà phê… và các ngành khai khoáng như khai thác than, dầu thô, quặng kim loại…Những ngành này mặc dù có giá trị gia tăng thấp nhưng lại là những ngành có khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vì vậy, chúng vẫn được đưa vào xem xét trong CSCN nhưng sự ưu tiên phát triển sẽ giảm dần. Đó là các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản, khoáng sản… Một số giải pháp chính là xúc tiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành đó tham gia tích cực vào hoạt động này; thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu cung cấp, tư vấn về thông tin, công nghệ; coi việc tăng cường áp dụng công nghệ là nội dung quan trọng trong việc phát triển ngành đồng thời sử dụng tối đa FDI bằng cách chuyển hướng đầu tư từ những ngành thay thế nhập khẩu, vốn được thực hiện một cách tràn lan, sang các ngành này. Bên cạnh đó, để thị trường hoạt động hiệu quả Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp lý vững chắc, không chỉ là một hệ thống luật lệ và quy định, mà còn là các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành pháp luật và giải quyết tranh chấp thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Các chính sách đối với SMEs nên tập trung vào những vấn đề sau: thiết lập các tiêu chuẩn để phân loại hợp lý từng quy mô của doanh nghiệp và các chính sách ưu đãi tương ứng, các biện pháp sửa chữa những bất lợi trong kinh doanh của SMEs liên quan đến hoạt động tài chính kế toán, thị trường tiêu thụ, các vấn đề cạnh tranh ….