MỤC LỤC
Các nhân viên hành chính của bệnh viện là những người vận hành hệ thống quản lý chất thải trong phạm vi bệnh viện cũng như ngoài bệnh viện ở các trạm xử lý chất thải của địa phương, khu vực cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn vệ sinh, những người bới rác tại các bãi đổ rác mặc dù chưa có nhiều bằng chứng ghi nhận những nguy cơ này. Trong một số trường hợp, một vài bệnh truyền nhiễm lây truyền và lan rộng ra cộng đồng xung quanh nhiều khi trở thành dịch, một bằng chứng được ghi nhận là vụ dịch tả hoành hành ở Trung Mỹ năm 1996-1997 mà nghi can chính là nước thải từ một bệnh viện truyền nhiễm ở Peru không được xử lý và thải ra lưu vực, kết quả là gây nhiễm bệnh và gây bùng phát thành dịch bệnh. Một báo cáo của cơ quan bảo vệ Hoa Kỳ (EPA) tại hội nghị chất thải y tế đã đánh giá số trường hợp nhiễm virus viêm gan B và C hàng năm do tổn thương gây ra bởi các chất thải sắt nhọn có trong số các nạn nhân có nhiều nhân viên y tế và các nhân viên trong hệ thống quản lý xử lý chất thải.
Lý do là việc tư vấn và huấn luyện cho những nhân viên do nhu cầu công việc phải tiếp xúc với chất thải rắn y tế nguy hại ở những quốc gia nghèo hay những quốc gia đang phát triển có thể không chặt chẽ cho lắm do vậy ngày càng có nhiều người tiếp xúc với chất thải bệnh viện cả bên trong lẫn bên ngoài các cơ sở y tế. Một nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan đã tìm ra một vài dấu hiệu liên quan giữa tỷ lệ sẩy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ liên quan tới việc tiếp xúc nghề nghiệp với các thuốc chống ung thư, nhưng các nghiên cứu tương tự được tiến hành tại Pháp và Mỹ lại không xác nhận kết quả này. Đa số các tác hại của chất thải phóng xạ trong cơ sở y tế được báo cáo qua các vụ tai nạn có liên quan đến việc tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ion hoá trong các cơ sở điều trị, như hậu quả từ các thiết bị phát tia X quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở, vận chuyển các dung dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
Brazil, đã phân tích và có đầy đủ các tài liệu để chứng minh trường hợp ảnh hưởng của chất thải phóng xạ trong y tế tới ung thư cộng đồng. Sự cố này có liên quan tới việc bỏ sót chất thải phóng xạ của một bệnh viện trong khi chuyển tới một địa điểm mới, do đó làm thất thoát tại địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã được niêm phong. Sau đó một người dân đã chuyển tới địa điểm nơi bệnh viện đã được di dời và vô tình nhặt được nguồn xạ và mang về nhà.
Hậu quả là có 249 người tiếp xúc chịu phơi nhiễm với nguồn phóng xạ này, nhiều người trong số đó hoặc chết hoặc gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ.
Chất thải rắn y tế được nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đến thu gom các túi chất thải tại khu vực trung chuyển của bệnh viện, các nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại. Cũng trong thời gian nêu trên, chính phủ đã phê duyệt dự án của bộ y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện kiểu Hoval bằng nguồn vốn vay của chính phủ cộng hoà Áo, hiện tại 25 lò đốt rác y tế này đã đi vào hoạt động và cải thiện đáng kể năng lực tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại của nhiều địa phương. - Môi trường thực hiện pháp chế chưa thuận lợi mặc dù đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành và qui chế quản lý chất thải y tế do bộ trưởng bộ y tế ban hành nhưng các văn bản pháp quy này chưa thực sự thấm sâu vào đới sống.
Từ khi Bộ Y Tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT theo đó các bệnh viện Trung Ương, các bệnh viện tại các thành phố lớn đã quan tâm đúng mức và có nhiều hoạt động cụ thể, quyết liệt để giải quyết vấn đề môi trường bệnh viện, quản lý và xử lý chất thải y tế. Hiện nay các nhà sản xuất trong nước đã chế tạo sản xuất được một số lò đốt rác y tế như lò đốt rác y tế VHI-18B sản phẩm của Viện Khoa Học Vật Liệu và Công Ty Trang Thiết Bị Công Trình Y Tế, lò này lắp đặt và vận hành tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, hay lò đốt rác y tế LD-YTI30 v.v. Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt thường có chi phí đầu tư và vận hành cao trong biện pháp xử lý chất thải rắn, nhưng lại có ưu điểm tốt nhất mà các giải pháp khác không có được như: xử lý triết để các nguy cơ lây lan mầm bệnh, thể tích lượng tro xỉ phải chôn lấp ít, có thể tái sử dụng nhiệt v.v.
Một đặc điểm quan trọng nữa của chế độ mưa là sự phân hóa rất phức tạp theo địa hình, trong khi phía Tây Nam của vùng núi Hàm Rồng - Pleiku, Đức Cơ, dãy núi Chưpok thuộc huyện Chưpăh có lượng mưa khá lớn - trung bình nhiều năm từ 2.250 - 2.900mm, thì các thung lũng lòng chảo hoặc những bồn đại nằm kẹp giữa hai hệ thống núi với đỉnh khá cao có tác dụng chắn cả hai luồng gió mùa đông cũng như mùa hạ, hằng năm lượng mưa ở đây chỉ 1.200 mm hoặc thấp hơn. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyển dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân mà việc xử lý chưa được triệt để đang là một trong những vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm giải quyết hàng đầu để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường sống. Lượng chất thải nguy hại tại các bệnh viện Y Học Cổ Truyền (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%), bệnh viện Điều Dưỡng & Phục Hồi Chức Năng (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%) phát thải ít nhất vì tại các bệnh viện này lượng chất thải chủ yếu là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nằm điều trị tại bệnh viện của bệnh nhân và cán bộ nhân viên trong bệnh viện.
Chất thải sinh hoạt sau mỗi lần thu gom (vào lúc 6h và 17h mỗi ngày) sẽ được tập trung vào một dãy hành lang dọc lối đi lại của bệnh viện sau đó mới vận chuyển về nhà lưu chứa để công ty Công Trình Đô Thị vận chuyển đến nơi tiêu hủy cuối cùng (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Mang Yang.v.v.). Vì không có khu lưu chứa riêng biệt hoặc có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhiều khi chất thải được vận chuyển ra khu tập kết rác nhưng công ty Công Trình Đô Thị chưa đến thu gom kịp sẽ có những nguy cơ rủi ro như: côn trùng xâm nhập, mùi, ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người thân cũng như cán bộ công nhân viên bệnh viện khi qua lại khu vực này. Khoảng 45% bệnh viện bao gồm các bệnh viện trong khu vực thành phố và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã ký hợp đồng với Công Ty Công Trình Đô Thị đến thu gom những túi đựng chất thải sinh hoạt của bệnh viện và vận chuyển đến nơi tiêu hủy là các bãi rác công cộng của thành phố, của huyện (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện 211, bệnh viện 331, bệnh viên đa khoa thành phố Pleiku.v.v).
Trên địa bàn tỉnh, ngoài những bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh được nâng cấp xây dựng mới lại trong những năm gần đây đã có những đầu tư để xây dựng khu lưu chứa chất thải, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế do Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ và Thiết Bị Công Nghiệp của trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt để xử lý chất thải rắn, lỏng của bệnh viện. Trong quá trình đốt thủ công bằng dầu gây ra khói bụi, mùi khét rất khó chịu phát tán ra không chỉ trong khuôn viên bệnh viện mà còn lan ra cả khu dân cư lân cận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và cả khu dân cư xung quanh bệnh viện.