MỤC LỤC
Do tính chất của đề tài nên số phiếu điều tra được phát ra trên phạm vi khá rộng, bao gồm khách hàng vay vốn các huyện thị, thành phố trên địa bàn (tại huyện Minh Hoá 50 phiếu, Tuyên Hoá 50 phiếu, Quảng Trạch 50 phiếu, Bố Trạch 50 phiếu, Quảng Ninh 50 phiếu, Lệ Thuỷ 50 phiếu và Thành phố Đồng Hới 200 phiếu). - Dùng các phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tương quan, phương pháp kiểm định ANOVA, Chi-squared và các phương pháp thống kê toán khác để phân tích, đánh giá và kiểm định độ tin cậy, mức ý nghỉa thống kê của các mối liên hệ đối với chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình từ các tài liệu sơ cấp thu thập được của các đối tượng vay vốn (cá nhân, doanh nghiệp,….);.
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: thông qua việc tập trung và ưu tiên vốn cho các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, là những nơi có nhu cầu vốn cực lớn, từ đó tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao sức mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện được các cơ hội đầu tư SXKD của mình: thông thường, các doanh nghiệp chỉ sử dụng đến vốn sử dụng ngân hàng sau khi đã huy động mọi nguồn vốn của bản thân, điều đó cũng có nghĩa là nếu không có tín dụng ngân hàng thì doanh nghiệp khó có khả năng thực hiện cơ hội đầu tư kinh doanh của mình, nhất là trong cơ chế thị trường, mất cơ hội là mất hết.
Cho nên nói đến chất lượng tín dụng là nói đến khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp,tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển. Chất lượng hoạt động tín dụng tốt cũng góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường giúp ngân hàng thu hút được càng nhiều khách hàng, tăng cường khả năng huy động vốn, tăng khả năng thu nhập thanh khoản, tăng khả năng sử dụng vốn, tăng dư nợ tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng và các dịch vụ đi kèm như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, ngoại hối. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay ngân hàng để phục vụ cho hoạt động SXKD hoặc nhu cầu đời sống của mình, do vậy mà chất lượng tín dụng ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ phía khách hàng .Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng.
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mở rộng, thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất, thiêu thụ. Vấn đề cơ bản là phải nắm chắc những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng và biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả để cũng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động của NHTM nói chung.
Có hệ thống quản lý nội bộ NHTM vừa để kiểm tra sự phù hợp của các nhiệm vụ và quy tắc nội bộ với các điều kiện pháp quy hiện hành và tập quán nghề nghiệp, vừa giám sát chất lượng thông tin tài chính được phỗ biến cho các bộ phận thừa hành và kế hoạch cũng như cho các cấp giám sát hay cho những người thứ ba. - Bốn là: Chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện nếu môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hoá thuận lợi trong việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng, cũng như kinh nghiệm về quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM một số nước trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để chúng ta nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về thực trạng chất lượng tín dụng của một NHTM nào đó.
Một số cơ chế chính sách khuyến khích tác động nhạy cảm đến nền kinh tế đã được từng bước tháo gỡ, giải quyết kịp thời, đồng bộ hơn tác động tích cực đến hoạt động kinh tế xã hội và Ngân hàng như: Cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vùng nguyên liệu, chế biến hàng xuất khẩu, phát triển cây công nghiệp, kinh tế trang trại, khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và khơi dậy làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ. Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam thông qua các nghiệp vụ: Huy động vốn; tức là khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong nước và nước ngoài đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước nếu cần thiết; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế; Kinh doanh ngoại hối, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh và toàn quốc. Các văn bản hướng dẫn thực hiện đều thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước và phát triển nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam về cho vay vốn đối với khách hàng thuộc các thành phần kinh tế được ban hành theo Quyết định số: 1627/2003/QĐ-NHNN ngày 31/12/2003 của Thống đốc NHNN và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng khác của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam.
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình luôn chú trọng công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh, trong các năm qua, với nhiều biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm huy động vốn trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và mọi tầng lớp dân cư để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Tiền gửi không kỳ hạn: Số tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ trọng trong tổng vốn huy động ngày càng giảm: Số tuyệt đối tăng từ 242.773 triệu đồng năm 2004 lên 359.451 triệu đồng năm 2008; tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động giảm từ 45,48% năm 2004 xuống còn 22,32% năm 2008; điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong họat động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn mặc dầu không ổn định nhưng đảm bảo có nguồn vốn giá rẻ cho mục đích tăng cường lợi nhuận, tỷ trọng chiếm thấp nhưng số tuyệt đối vẫn tăng trưởng chứng tỏ nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng trưởng cao hơn, ổn định hơn từ đó có thể chủ động cân đối được nguồn vốn cho đầu tư tín dụng.