MỤC LỤC
Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số 70-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp với nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp. Quản lý ruộng đất bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Lập bản đồ, địa bạ về ruộng đất, thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với sự thay đổi về hình thể ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình hình canh tác và cải tạo ruộng đất; Thống kê diện tích, phân loại chất đất;.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước;. Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khúa XI kỳ họp thứ nhất quy định về danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính Phủ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Sở tài nguyên và.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;. Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV (sau đây gọi tắt là Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV) ngày 15/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương đã quy định rất cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Giúp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thực hiện đăng ký QSDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;. - Lưu trữ quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện theo hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của UBND xã, phường, thị trấn;. Trong thời gian qua các địa phương đã và đang tập trung thực hiện theo Nghị quyết số 07/2007/QH12, đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngành Quản lý đất đai tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quy định của UBND cấp tỉnh đối với khu đất đã có quy hoạch, kế hoạch SDĐ được duyệt, công bố mà chưa có dự án đầu tư, và các công trình;. Được Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện cung cấp, trích lục bản đồ địa chính mới nhất đã được pháp lý hoá (hoặc được trích đo địa chính khu vực đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, lập bản đồ trích đo ranh bao đối với khu đất không nằm trọn thửa đất trên bản đồ địa chính do đơn vị có chức năng thực hiện) và trích sao hồ sơ địa chính khu đất có quyết định thu hồi để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng;. Hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trích từ 30% đến 50% từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố (sau khi trừ các khoản chi để bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các chi phí có liên quan khác) để đảm bảo hình thành đủ mức vốn nhà nước cấp cho Quỹ; mức trích cụ thể do UBND tỉnh quyết định căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin đất đai thực hiện các yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu nắm bắt những thông tin về quy hoạch, kế hoạch SDĐ, về trích lục bản đồ địa chính ..;. - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, dịch vụ về thông tin đất đai; điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính;. Tóm lại: Việc thành lập các loại hình tổ chức dịch vụ trong quản lý và SDĐ đai đã làm giảm áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các quyền của người SDĐ theo hướng đơn giản, tiện lợi, dân chủ, công khai và minh bạch.
Thông qua hoạt động đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Ngành đã có những đóng góp đáng kể cho việc thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, trong đó đất đai đã tham gia trực tiếp như một nguồn vốn nội lực thông qua thị trường bất động sản và gián tiếp thông qua các chính sách pháp luật đất đai làm tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành như công nghiệp và xây dựng, sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ,. Chính vì vậy, chính sách quản lý đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xoá đói giảm nghèo không chỉ trước mắt mà còn cả lâu dài.Nâng cao an toàn pháp lý về quyền sử dụng đất thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong các giải pháp quan trọng trong việc tạo vốn từ đất đai; người sử dụng đất có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống. Thông qua hệ thống quản lý ngành từ Trung ương tới địa phương, việcquản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa nước ở mức trên dưới 4 triệu ha, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đang tiếp tục góp phần đảm bảo vững chắc chiến lược an ninh lương thực quốc gia trong thời kỳ 2010 - 2020 và những thập niên tiếp theo.
Còn đối với thế hệ cán bộ trẻ, đa số được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như nắm bắt tình hình thực tế của ngành.Điều đáng lo ngại là đội ngũ cán bộ công chức làm chức năng quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực đều trưởng thành từ cán bộ chuyên môn giỏi nhưng thiếu kiến thức quản lý, năng lực xây dựng văn bản pháp luật còn hạn chế. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai cần quán triệt sâu sắc định hướng phân cấp nội dung quản lý đất đai cho cấp địa phương để địa phương chủ động và đề cao trách nhiệm trong quản lý đất đai; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý đất đai ở cấp trung ương giảm sức ép từ phía các đối tượng chịu sự quản lý đất đai.
Sau thời gian triển khai ở một vài địa phương, phần mềm ViLIS đang ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý và chứng tỏ là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng dữ liệu đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý. Để giải pháp này nhanh chóng được áp dụng trên cả nước, cơ quan quản lý đất đai cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, mà ở đây cụ thể là hệ thống máy vi tính văn phòng, hệ thống mạng liên kết trên cả nước. Khả năng liên kết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của hệ thống cơ quan quản lý là một vấn đề phức tạp mà nguyên nhân đến từ nhiều phía, do hệ thống thông tin liên lạc còn kém, do mỗi cơ quan lại có phương thức hoạt động khác nhau, hay vì chính tính thụ động của đội ngũ cán bộ,….
Giải pháp thứ 3 và giải pháp thứ 4 sẽ khắc phục những khó khăn khách quan cản trở liên kết của hệ thống; hoạt động báo cáo tạo nên một luồng thông tin liên tục trên toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai.