MỤC LỤC
Thứ hai, thương hiệu giúp DN duy trì được lượng khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng do người tiêu dùng thường bị lôi kéo, chinh phục bởi những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, được ưa chuộng và uy tín. Thứ nhất: Thương hiệu tạo lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả hàng hoá mà họ tiêu dùng, nó cho người tiêu dùng biết được nguồn gốc, xuất sứ của sản phẩm, có được lòng tin về sản phẩm và không mất nhiều thời gian tìm kiếm và nghiên cứu sản phẩm.
Để thoả mãn tốt nhất lợi ích cho từng nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau, các công ty thường đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lí tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với từng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Mỗi thương hiệu phát triển với những cam kết và cống hiến khác nhau.Tuy nhiên, ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới khách hàng mỗi thương hiệu cần có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ theo một định hướng cụ thể, có tính nhất quán đối với ý nghĩa của sản phẩm.
- Thương hiệu là tài sản quí giá của DN do đó cần quản lí thương hiệu chặt chẽ, không ngừng nâng cao hình ảnh và uy tín cho thương hiệu, tạo sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển hợp lí và đảm bảo chất lượng và dịch vụ hậu mãi cho người tiêu dùng. Tóm lại, để xây dựng được một thương hiệu bền vững trên thị trường các DN cần không ngừng nỗ lực cố gắng trên mọi phương diện và trong tất cả các giai đoạn từ khi sản xuất đến khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ nhằm ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
Trước những khó khăn chung của đất nước về mọi mặt và tình hình biến động trên thế giới, để tồn tại xí nghiệp đã tiến hành tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lao động, bước đầu đã giảm được từ 3016 người xuống còn 2412 người, các phòng nghiệp vụ từ 14 phòng còn 7 phòng, tỷ lệ lao động gián tiếp từ 18,5% xuống còn 8%, năng suất lao động tăng 20%. Liên tục từ năm 1994 đến 1998 công ty đã đạt nhiều thành công, giá trị sản xuất tăng nhanh, thị trường nội địa được mở rộng đặc biệt đã mở thêm được mối quan hệ với một số khách hàng mới như: Mangharms (Hồng Kông), Texline (Singapore), Takarabuve (Nhật), Mỹ …Với những nỗ lực không ngừng trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm hệ thống quản lí chất lượng của công ty đã được BVQI ( Vương Quốc Anh ) công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000.
+ Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo từng chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của công ty, phân tính và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả. Đặc biệt các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi phải đúng chủng loại, mẫu mã và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nên sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp, theo trình tự qui định từ cắt, may, là, sản phẩm hoàn thành phải qua kiểm tra kĩ lưỡng, không có sai sót gì mới tiến hành đóng.
Với đặc điểm chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên yêu cầu về chất lượng, thời hạn giao hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm hết sức nghiêm ngặt, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận nhiều hơn, tạo ra năng suất cao hơn ngoài chú ý đào tạo mới các cán bộ công nhân viên, công ty cần không ngừng đầu tư mới các máy móc thiết bị hiện đại, chú ý tới xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường, có những biện pháp tích cực cổ vũ công nhân viên, cán bộ trong công ty để nâng cao tinh thần lao động giúp họ hăng say hơn trong công việc.
Phát triển thương hiệu đồng nghĩa với việc tạo lập vị thế của công ty trên thị trường do đó mục tiêu lâu dài của DN là nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng, thoả mãn khách hàng một cách tốt nhất chính là biểu hiện của việc phát triển thương hiệu THALOGA. - Xây dựng hệ thống khách hàng: Công ty đặt mục tiêu giữ vững khách hàng truyền thống như EU, Nhật, Mỹ..Đồng thời phát triển thị trường mới như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, xây dựng mạng lưới các nhà thầu phụ, nắm bắt thông tin, giá cả, thúc đẩy toàn diện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khai thác thị trường tại chỗ, giảm chi phí nhập khẩu và rút ngắn thời gian cung ứng.
Nâng cao nhận thức về thương hiệu là một biện pháp tích cực, là công việc đầu tiên có ý nghĩa quan trọng tạo thành công cho CTCP may Thăng Long trong qúa trình xây dựng và phát triển thương hiệu THALOGA ra thị trường bởi lẽ: khi những công nhân may nhận thức rừ ý nghĩa và lợi ớch đem lại từ một thương hiệu mạnh gắn với lợi ích cho bản thân họ, họ sẽ nỗ lực và có trách nhiệm hơn trong công việc, tạo ra những sản phẩm có chất lượng; Các cán bộ phòng ban sẽ nỗ lực trong công việc, sáng tạo và có nhiều hoạt động thiết thực để đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu còn các lãnh đạo khi đã có nhận thức đúng đắn sẽ đặt ra được mục tiêu và hướng đi đúng đắn cho mọi hoạt động của công ty đưa thương hiệu THALOGA trở thành một thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường nội địa. Thứ ba, công ty cần áp dụng một mức giá thống nhất hoặc phù hợp nhất cho từng địa phương và trên toàn quốc, ở tất cả các đại lý sản phẩm đều phải có chất lượng tốt như nhau và đầy đủ chủng loại để khẳng định và tạo niềm tin cho người tiêu dùng rằng: “Bạn hãy hoàn toàn yên tâm khi mua và sử dụng sản phẩm mang thương hiệu THALOGA của Thăng Long vì chúng tôi đảm bảo với bạn rằng sản phẩm của chúng tôi uy rín, chất lượng trên toàn quốc, tại bất kỳ đại lý nào” Chính lời cam kết của công ty sẽ là cầu nối giúp người tiêu dùng đến với công ty và giúp công ty chiếm lĩnh được thị trường.
- Nhà nước cần tuyên dương các DN có thành tích xuất sắc trong công tác xuất khẩu, tạo dựng văn hoá kinh doanh hướng tới sản xuất và xuất khẩu hàng hoá chất lượng cao, kinh doanh uy tín trên thương trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu qua việc trao giải thưởng xuất khẩu của thủ tướng chính phủ để các DN có cơ hội được quảng bá thương hiệu trên các thông tin đại chúng trong nước hoặc các chương trình phát thanh truyền hình của Việt Nam ra nước ngoài. Thông qua tình hình đó đưa ra những cơ chế chính sách thoả đáng và cởi mở cho ngành dệt may Việt Nam phát triển như có chế độ cho vay ưu đãi đối với các DN dệt may tạo điều kiện cho họ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, nỗ lực động viên các DN dệt may thực hiện theo chiến lược thương hiệu phát triển ngành dệt may đến năm 2010, xây dựng mức thuế hợp lý để các DN may có thể hạ được gia thành sản xuất, xúc tiến để tạo nên tiếng nói chung giữa các DN dệt may trong nước để tránh tạo nên sự cạnh tranh quá gay gắt giữa họ với nhau nhằm tăng khả năng vơi hàng ngoại nhập.