Quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

MỤC LỤC

Khái luận về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Mặt khác, cũng cần có những quy định pháp luật nhằm gắn trách nhiệm của ngân hàng với việc thẩm tra kỹ lưỡng tài sản bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cho vay trên cơ sở cá thể hóa trách nhiệm của người tiến hành công việc thẩm định tài sản bảo đảm, quy định trách nhiệm của ngõn hàng trong việc theo dừi, giỏm sỏt, quản lý tài sản bảo đảm nhằm ngăn ngừa nguy cơ cán bộ, nhân viên ngân hàng lợi dụng sơ hở của pháp luật tiếp tay cho khách hàng lừa đảo ngân hàng. (ChươngI) quy định:. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay Tài sản bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành. Tài sản bảo đảm được phép giao dịch;. Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào;. Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản;. Tài sản bảo đảm phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật, trường hợp khác do Tổng giám đốc NHPT quyết định. Tài sản bảo đảm tiền vay 1. Các loại tài sản hiện có, bao gồm:. a) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và thuỷ nội địa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác;. b) Số dư bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của bên bảo đảm tại NHPT hoặc tại các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. c) Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, hối phiếu, các giấy tờ trị giá được bằng tiền. d) Tàu biển trong trường hợp được thế chấp theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam; tàu bay trong trường hợp được thế chấp theo quy định tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam. g) Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;. h) Tài sản gắn liền với đất, bao gồm: nhà ở, công trình kiến trúc khác gắn liền với đất và các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình kiến trúc khác; vườn cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng; các tài sản khác gắn liền với đất;. i) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

VIỆT NAM

Chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, bên cầm cố được xác định một cách cụ thể là khách hàng vay vốn, bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình đáp ứng các điều kiện như phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Luật định; có khả năng tài chính để trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng; khách hàng vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp lý, hợp pháp; có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi với phương án trả nợ khả thi. Tại điều 106 BLDS 2005 quy định “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khá do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”; chủ hộ gia đình “là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ”.

Hợp đồng bảo đảm tiền vay 1. Các tài sản bảo đảm

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường bùng nổ như hiện nay, giá trị của tài sản chắc chắn sẽ có sự biến động lên xuống thất thường, các ngân hàng thường chọn giải pháp: Nếu tại thời điểm kí kết hợp đồng, giá trị tài sản được định giá thấp hơn nghĩa vụ trả nợ, thì sẽ thay đổi định giá tài sản lên cao (cao hơn nghĩa vụ trả nợ), rồi ghi trong hợp đồng bảo đảm là tài sản bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Cách làm này sẽ giải quyết được bài toán về phạm vi bảo đảm nhưng lại đưa các ngân hàng, cụ thể là các cán bộ ngân hàng, đứng trước nguy cơ bị xử lý trách nhiệm do định giá khống. Vì vậy, cần sửa đổi các văn bản pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng liên quan đến vấn đề này, để giải quyết vướng mắc cho các bên khi xác lập giao dịch bảo đảm tiền vay. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của ngân hàng với khách hàng vay, bên bảo lãnh về quyền, nghĩa vụ của các bên trong bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay có giá trị pháp lý rất quan trọng, đặc biệt là khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Hợp đồng bảo đảm là cơ sở pháp lý để ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Chính vì có ý nghĩa quan trọng và cũng để tránh những tranh chấp nên pháp luật quy định rất cụ thể về hình thức và nội dung của Hợp đồng bảo đảm. Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản được thực hiện bằng việc ký kết hợp đồng bảo đảm, tức là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng. Hợp đồng bảo đảm có thể phải có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. * Nội dung của Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Pháp luật quy định trong hợp đồng bảo đảm tiền vay phải có các nội dung chủ yếu sau đây:. Tên và địa chỉ các bên;. Nghĩa vụ được bảo đảm;. Mô tả tài sản bảo đảm; giá trị tài sản bảo đảm. Riêng đối với tài sản hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản;. Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản bảo đảm;. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo đảm;. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Đối với hợp đồng bảo lãnh, phải có cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:. a) Các bên có thoả thuận khác;. b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;. c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;. d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định. Trên thực tế, thời gian qua đã có sự áp dụng không thống nhất tại các cơ quan công chứng, NHTM yêu cầu cơ quan công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, nhưng các cơ quan công chứng đã không chứng nhận hợp đồng, với lý do giá trị quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm cho khoản vay hoặc một phần khoản vay tại một điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng là chưa phù hợp với quy định; bởi theo ý kiến của các công chứng viên, Nghị định về bảo đảm tiền vay đã quy định “giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm” chứ không phải giá trị quyền sử dụng đất thế chấp nhỏ hơn số tiền vay như thỏa thuận của các bên.

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

So với pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm thì thời điểm đăng ký trong Dự thảo Luật phù hợp với một trong những mục tiêu cơ bản của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm là nhằm công khai hóa thông tin về giao dịch, loại bỏ được “khoảng trống” thông tin về giao dịch bảo đảm từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký đến khi thông tin có thể cung cấp được cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, hạn chế được rủi ro có thể phát sinh cho người thứ ba khi tham gia giao dịch. Trường hợp ngân hàng và khách hàng không thỏa thuận được về giá tài sản bảo đảm thì việc định giá được làm như sau: Trước khi xác định giá tài sản bảo đảm ngân hàng thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá đã được tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định, giá thực tế trên thị trường tại địa phương vào thời điểm xử lý, giá quy định của Nhà nước nếu có và các yếu tố liên quan khác.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐÀM TIỀN VAY Ở VIỆT NAM

Các nguyên tắc cơ bản chi phối việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay

Bởi trong bất cứ nền kinh tế nào, các ngân hàng luôn đóng một vai trò, vị trí quan trọng và sự thành bại trong kinh doanh của chủ thể này luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của rất nhiều chủ thể khác nhau, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế. Nó mạnh gần như quyền sở hữu (trong pháp luật La Mã cổ đại, có những thời điểm đã ghi nhận rằng trong các trường hợp bảo đảm vật quyền, bên bảo đảm phải chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm, sau đó nếu nghĩa vụ đã hoàn thành thì bên nhận bảo đảm trả lại tài sản cho bên bảo đảm) [25,tr.184].

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay

Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê có thời hạn từ một năm trở lên của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê thì bên bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm; nếu không đăng ký hoặc đăng ký sau thời hạn trên và sau thời điểm giao dịch bảo đảm đã đăng kỹ thì bên nhận bảo đảm được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình và có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm. Để hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng đạt kết quả, thực hiện một cách có hiệu quả vai trò “bà đỡ” của ngân hàng đối với nền kinh tế, đáp ứng vốn cho nhu cầu phát triển; về phía các NHTM cần nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm theo hướng nên thành lập bộ phận chuyên trách về định giá TSBĐ với đầy đủ phương tiện và nguồn thông tin tin cậy, việc định giá TSBĐ một cách khoa học, chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định số lượng vốn cho vay của ngân hàng cũng như tác động đến ý thức trả nợ của khách hàng.