MỤC LỤC
Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế, nhưng là nước đi sau nên ngành công nghiệp có thể vận dụng được nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước, có thể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp hơn từ các nước công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI, Việt Nam đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực như dầu khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.
- Trong quá trình sản xuất, người chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tổ chức, sử dụng lao động như thế nào để có thể phát huy được năng lực, trách nhiệm của họ, có những động viên kịp thời giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp; quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm, hợp lý và phải quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, có các nỗ lực để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Các khâu sau sản xuất như: mẫu mã, bao gói sản phẩm, giao nhận kịp thời, đúng hạn, vấn đề dịch vụ và thời gian bảo hành cho sản phẩm, tiếp thị thị trường…Trong số đó, đặc biệt quan trọng là yếu tố về thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng, các yếu tố này cần được doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để đưa ra được các chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Lĩnh vực đầu tư: thực phẩm, điện tử, cơ khí, dệt may, giày dép, hàng mỹ nghệ, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, đồ chơi, sản phẩm nhựa, các loại bao bì, thép, công-ten-nơ, xe hơi, kính, hóa chất, hàng tiêu dùng, bảo trì máy kéo, sơn cao cấp các loại, keo dán công nghiệp, bình chứa ga, giấy vệ sinh và giấy ăn, lưới đánh cá, dược phẩm, nông dược, các cấu kiện bê tông…. Lĩnh vực đầu tư: cơ khí, điện tử, phụ tùng ô tô và các phương tiện vận tải, xe gắn máy, dệt may, da giày, thực phẩm, dụng cụ quang học, mỹ nghệ, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em, dược phẩm, thiết bị y tế, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, kính, sản xuất sản phẩm chi tiết máy cho đường thủy, bao bì các loại, công nghiệp giấy ( không có công đoạn sản xuất bột giấy), chế biến gỗ, in, sản xuất trang thiết bị và các sản phẩm dùng cho xử lý chất thải công nghiệp, hóa chất….
Sự ra đời của các KCN cũng đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp có VĐTNN và tăng nhẹ tỷ trọng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; năm 1995, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh là 52,9%, khu vực công nghiệp có VĐTNN là 39,3%, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là 7,9% thì đến năm 2007, các con số tương ứng là 16,8%, 70,6%, 12,6%. Quá trình phát triển các KCN Đồng Nai cũng chính là quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các KCN còn chưa thực hiện tốt, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài ở một số nơi, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN và giao đất cho các doanh nghiệp KCN. Việc xây dựng các hạng mục ngoài hàng rào KCN như hạ tầng giao thông, thoát nước tại KCN Hố Nai và một số KCN tại huyện Nhơn Trạch chưa theo kịp tiến độ xây dựng các công trình bên trong KCN là một bất cập, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp này.
Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, tác động của chủ trương thu hút mạnh mẽ đầu tư của khu vực kinh tế trong nước và kinh tế có VĐTNN, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Nước ngoài, tỉnh Đồng Nai đã sớm nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh thu hút tốt vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công. Cùng với tăng nhanh thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành các KCN tập trung đã thu hút lao động trẻ từ mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung, các tỉnh miền Tây Nam bộ hội tụ về Đồng Nai kiếm việc làm nên số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có VĐTNN cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1995 có 23.027 người, năm 2001 có 93.510 người và đạt 230.400 người vào.
Điều này cũng phần nào nói lên mặc dù công nghiệp điện, điện tử (nhất là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử) của Đồng Nai tuy phát triển và là ngành mang tính công nghệ cao, nhưng nhìn chung vẫn còn mang nhiều tính thủ công trong sản xuất. - Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ. Đây cũng là ngành thu hút nhiều lao động. - Ngành công nghiệp giấy. cầu lao động toàn tỉnh), đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển trên 500 lao động, trong đó công ty giày Việt Vinh (KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom) cần tới 5.600 lao động.
Lao động di cư tới các KCN đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, kinh doanh và thành công của các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Thiếu hụt lao động làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, tùy vào mức độ thiếu hụt mà tác động của nó có thể khắc phục được hoặc gây tác hại nghiêm trọng, như: doanh nghiệp phải giãn bớt đơn đặt hàng, thuê các đơn vị khác gia công sản phẩm…do đó, sản lượng của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ bị giảm sút, lợi nhuận giảm, thậm chí nếu không giao hàng đủ và kịp thời sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiêp đối với khách hàng.
- Để đào tạo được nguồn lực lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai, Sở LĐTB & XH cho biết sẽ tập trung vào các giải pháp như: bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo, dạy nghề; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo nghề theo góp ý, tư vấn của các doanh nghiệp và học sinh sau khi tốt nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế; Biên soạn, cải tiến các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, các mô đun đào tạo công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu bổ sung chương trình đào tạo ban đầu, xây dựng chương trình đào tạo lại và nâng cao cho lực lượng lao động đang làm việc, trong đó bao gồm các đối tượng là bác sỹ, kỹ sư, thợ bậc cao, công nhân đang trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp, lao động kỹ thuật công nghiệp, lao động nông thôn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; Tăng cường mời gọi xã hội hóa đào tạo nghề nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập thuộc tỉnh; Xây dựng nội dung kiểm định đào tạo làm cơ sở thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng đào tạo, thương hiệu hóa các loại hình đào tạo tiến đến đấu thầu chỉ tiêu đào tạo, hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động. - Cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 kịp thời, phù hợp nhằm tạo điều kiện và sự chủ động cho các địa phương triển khai xây dựng và phát triển các KCN theo quy hoạch một cách đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị và các công trình dịch vụ - tiện ích công cộng cần thiết khác; tránh thành lập KCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ quan, duy ý chí, gây nên sự lãng phí về đất đai và vốn đầu tư, đồng thời giúp các bộ, ngành có căn cứ theo dừi và kiểm tra việc phỏt triển cỏc KCN ở cỏc địa phương.