Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tại Hà Nội

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất

Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình CNH – HĐH

Biết được sự bất lợi của mình thế nhưng nhiều lao động lại không cố gắng khắc phục những yếu kém, mà trở nên buông xuôi, không muốn nỗ lực trong việc nâng cao trình độ kiến thức với mong muốn tìm được công việc mới tốt hơn. Một số người sau khi bị thu hồi đất tuy diện tích đất bị thu hẹp, nhưng đa số vẫn cố gắng tìm cách bám trụ với nghề nông như trồng lúa, chăm sóc hoa màu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà để kiếm sống. Tuy nhiên, họ chỉ biết lao động theo những phương thức đơn giản, chưa biết áp dụng những tiến bộ công nghệ mới, họ vẫn dựa nhiều vào những kinh nghiệm lâu năm của mình đã sản xuất.

Tuy nhiên, rất ít gia đình dành tiền đền bù đầu tư cho việc học nghề của con cháu, cũng như số gia đình đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh không nhiều.Nhiều người biết ăn tiêu chứ không biết cách tạo việc làm như thế nào. Ngoài ra, phần lớn nông dân bị thu hồi đất cảm thấy chưa thật hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nguyên nhân là do việc thu hồi đất kéo dài nhiều đợt dẫn đến việc tiền đền bù nhận được lẻ tẻ gây khó khăn cho việc đầu tư, ổn định, phát triển sản xuất.

Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, quốc gia nào cũng muốn thoát ra khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu để chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhằm có được năng suất sản xuất tăng, đời sống của con người nâng cao, từ đó mới có thể đưa được nền kinh tế của xã hội phát triển. Khi đất nước càng ngày càng áp dụng nhiều công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhằm tạo ra các hoạt động sản xuất mới, máy móc thay thế cho lao động, khi đó tình trạng thất nghiệp sẽ xảy ra. Đồng thời, tạo việc làm còn giúp cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, hạn chế được những vấn đề tiêu cực do những người lao động dư thừa trong xã hội gây nên, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo và giúp giải quyết được các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội.

Tạo việc làm cho người lao động bị thu đất chính là biện pháp cải thiện giúp người lao động sớm ổn định được đời sống cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân cũng như gia đình của lao động. Nếu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không gắn liền với quyền lợi và việc làm của người lao động bị thu hồi đất thì sẽ tạo ra sự mất ổn định trong xã hội, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa.

Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở một số địa phương

Về chính sách học nghề, thành phố hỗ trợ triền ăn trưa cho 124 học sinh thuộc diện này với mức 5000đ/học sinh/ngày thực học, mức hỗ trợ mỗi học sinh không quá 120.000 đ/tháng (hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng); hỗ trợ kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp tiếp nhận lao động di dời giải toả là 1 tỷ 500 triệu đồng; trích từ ngân sách hơn 1 tỷ 480 triệu đồng để dạy nghề ngăn hạn không thu học phí đối với 1.250 đối tượng chính sách xã hội, trong đó có đối tượng bị hộ thu hồi đất; Chương trình mục. Thành phố Đà Nẵng đã trình HĐND thành phố đề án: “Quỹ giải quyết việc làm từ ngân sách thành phố”, dự kiến 6 tỷ đồng/năm uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi để giải quyết v iệc làm cho các đối tượng bị mất đất do di dời giải toả.Riêng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm , trong 5 tháng dầu năm 2006, đã cho 19 hộ trong diện di dời, giải toả vay gần 350 triệu, giải quyết việc làm mới cho 29 lao động bị mất đất. Các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành sát sao công tác hỗ trợ cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong việc đào tạo, nâng cao trình độ cũng như tay nghề của người lao động, giúp họ có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp đề ra.Mức tăng thêm, phải tính toán đến sự cân đối của ngân sách đồng thời phát triển nguồn thu từ các nguồn ngoài ngân sách tùy theo tình hình thực tế.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức cho vay vốn nhằm đơn giản hơn thủ tục cho vay, song vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn, đảm bảo đúng đối tượng và công bằng; nâng cao ý thức, trách nhiệm vay và hoàn trả nợ vay đối với người được vay; khuyến khích học viên hoàn trả các khoản vay đúng hạn; thủ tục thanh toán đơn giản, dễ thực hiện..tiến hành tận dụng những mặt lợi thế ngay tại địa phương, tránh tình trạng phải ly hương để kiếm sống. Rút kinh nghiệm từ các địa phương khác sẽ giúp cho Hà Nội, thành phố có lượng lớn lao động bị thu hồi đất, sẽ tìm ra được những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất giúp cho người lao động có được việc làm, tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp, từ đó không chỉ cải thiện được thu nhập cho người lao động mà còn giúp cho nền kinh tế có thể ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đi lên sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn hà Nội

    Trên địa bàn Hà Nội có trên 5.100 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có trên 700 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và trên 1.400 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, mật độ di tích vào loại cao nhất nước.Hà Nội có nhiều danh làm thắng cảnh nổi tiếng như Cổ Loa, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ, khu phố cũ, lăng chủ tịch Hồ Chí Mình,. Ngoài ra, Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc như : làm tranh dân gian (tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ); gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa, dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng Ngũ Xã; nghề chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà; nghề sản xuất đồ da ở Kiêu Kỵ; lụa Vạn Phúc; nón Chuông; quạt Vác; khảm trai Chuyên Mỹ; hàng mây tre Phú Vinh; đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng … Hiện nay, chính quyền thành phố đã có nhiều chính sách phát triển các làng nghề truyền thống. Tuy tình trạng lao động tại Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, tình trạng thất nghiệp của Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn luôn ở mức cao nhất cả nước trong thời kỳ khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp có thể là một mối đe dọa đến sự ổn định trong nhiều năm về phát triển kinh tế.

    Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, lực lượng lao động tại Hà Nội cũng có những bước tiến mới về mặt chất lượng.Công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực.Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550 tỷ đồng, trong đó thành phố tập trung đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy nghề cho học sinh; tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma tuý.

    Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về lao động.
    Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về lao động.

    Thực trạng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội

    Số lượng lao động bị thu hồi đất

    Việc thu hồi đất tập trung nhiều nhất ở các quận, huyện như Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên. Sắp tới đây, nhiều xã trên địa bàn Hà Tây cũng cũng sẽ bị thu hồi phần lớn diện tích đất để thực hiện các dự án. Có khoảng 438 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư, trong đó 213 dự án đã có quyết định thu hồi đất để lập dự án.

    Tuy nhiên, sau khi rà soát lại quy hoạch của Hà Nội mới, bộ xây dựng đã buộc 107 dự án phải dừng lại. Như vậy, trung bình mỗi năm có gần 2 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển nghề hoặc tập trung sản xuất tại các trang trại lớn theo mô hình nông - công nghiệp.

    Cơ cấu lao động

    Trung bình mỗi ha đất thu hồi tại Hà Nội có tới gần 20 lao động bị mất việc làm.