MỤC LỤC
Chất lượng lao động cao được thể hiện ở trình độ tay nghề phù hợp với công nghệ của nước tiếp nhận lao động, thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị đầy đủ kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp và phong tục tập quán của nước sử dụng lao động, có thể thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1980 đã xuất hiện thuật ngữ “Hợp tác quốc tế lao động”, lúc đó được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thỏa thuận và ký kết giữa các quốc gia đó, là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức.
Trước đây, khi nước ta còn mối quan hệ mật thiết với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thì khái niệm “hợp tác quốc tế về lao động” có nội dung lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực trong quan hệ quốc tế và lao động. Vì vậy chúng ta có thể hiểu XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc những hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
Trong khoảng 40 năm trở lại đây, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã nâng lên một bước về chất do sự gia tăng cung cầu lao động trên thị trường thế giới, sự phát triển kinh tế trong phạm vi toàn cầu đang có sự biến đổi về chất và không đồng đều giữa các nước dựa trên cơ sở phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, bản thân bản thân các nước này lại đưa lao động kỹ thuật và các chuyên viên bậc cao (lao động chất xám) đi làm việc ở các nước phát triển có hai xu hướng: Một là tiếp nhận lao động kỹ thuật và lao động giản đơn từ các nước khác để khai thác tài nguyên của chính nước mình nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, điển hình là các nước khu vực Trung Đông.
Nhóm các nước phát triển vẫn cần nhu cầu lao động giản đơn trong các ngành dịch vụ, nông nghiệp, ngư nghiệp và một số ngành sản xuất nặng nhọc khác như Pháp, Hà Lan, Đức, Anh,…thường tiếp nhận lao động truyền thống từ Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô và một số người Nam Mỹ khác. Ngoài ra, ngay ở trong các nước này cũng có nhu cầu trao đổi lao động theo tưng thời kỳ như Malaysia một mặt vẫn gửi lao động đi làm việc ở Trung Đông nhưng một mặt vẫn tiếp nhận lao động từ Thái Lan sang làm việc ở các đồn điền, khai thác mỏ, đánh cá.
Đối với các nước nhận lao động sẽ thu được những lợi ích đáng kể trong việc đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng cảu đất nước, mở rộng quan hệ và nâng cao uy tín với nước lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung cách quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước. Nhìn chung bên cạnh những hạn chế không thể tránh khỏi, chúng ta có thể thấy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với nước ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nhau.
Chương trình việc làm quốc gia được hoạt động với 3 dự án (dự án vay vốn tạo việc làm; dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động) và 2 hoạt động (hoạt động giám sát, đánh giá; hoạt động nâng cao năng lực quản lý – việc làm). Để thực hiện được mục tiêu tạo việc làm cho một bộ phận lớn dân cư và giảm sự đói nghèo, chương trình việc làm quốc gia đã đưa ra một số định hướng cụ thể để giải quyết vấn đề việc làm như đẩy mạnh và hoàn thiện chương trình đi xây dựng các vùng kinh tế xã hội phát triển; mở rộng chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ, phát triển hình thức gia công tạo việc làm và sản xuất sản phẩm tiêu dùng xuất khẩu, khôi phục và phát triển các làng nghề cổ truyền,…Trong đó, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ) có một vị trí vô cùng quan trọng.
Tỉnh Nghệ An có khoảng 3 vạn người đi XKLĐ, hàng năm họ gửi về nước khoảng 40 triệu USD; Số lao động làm việc ở nước ngoài của tỉnh Phú Thọ hàng năm chuyển về khoảng 600 tỷ đồng, gần bằng với số thu ngân sách của tỉnh; Công ty VINACONEX tính đến giữa năm 2008 đã đưa trên 6 vạn lượt người đi làm việc ở nước ngoài, thu về mỗi năm 25 - 50 triệu USD. Vấn đề không chỉ dừng ở số lượng thị trường tăng lên mà quan trọng hơn là chúng ta đã tìm hiểu cặn kẽ mỗi thị trường khi đưa lao động Việt Nam đến làm việc, từ nhu cầu, chất lượng, tiêu chuẩn lao động, loại hình việc làm, thu nhập, điều kiện sống của người lao động, phong tục tập quán, cơ chế nhập cảnh..Từ đó tạo thuận lợi cho người lao động dễ hoà nhập và có cơ chế quản lý phù hợp với từng thị trường.
Hiện nay đã có khoảng 140 doanh nghiệp được cấp giấy phép hành nghề về XKLĐ, với hàng nghìn cán bộ nhân viên hoạt động ngày một chuyên nghiệp hơn có trụ sở ở 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó vẫn chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan, Macao và các nước ở khu vực Trung Đông.
Theo báo điện tử Trung Quốc thời báo, ngày 27/10/2008 và thông tin trên mạng của Cục huấn luyện nghề thuộc Uỷ ban lao động, để giảm gấp tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao, Viện hành chính giao cho Uỷ ban lao động nâng “ Kế hoạch có việc làm lập tức” lên mức trên 15 nghìn người, những nhà máy có chế độ làm ba ca giảm bớt lao động nước ngoài, tăng thuê lao động bản địa, phần chi phí phụ trội sẽ được chính phủ trợ cấp. Hồi tháng 5/2008 Chính phủ cho phép thêm 31 nghìn lao động có tay nghề nhập cư hàng năm, nhưng đã đến lúc phải xét lại chính sách này.Nước này đang tìm cách sa thải bớt nhân viên của họ, ngoài ra, để bảo đảm việc làm cho dân Úc, di dân có tay nghề phải tạm thời hạn chế tối đa hay được trả lương thấp hơn so với công dân Úc hoặc người thường trú.
+ Thu các khoản tiền của người lao động theo đúng quy định của pháp luật, của công ty và đúng tiến độ yêu cầu; giám sát việc thu các khoản tiền mà người lao động có cam kết thanh toán trả cho công ty trong quá trình người lao động làm việc tại nước ngoài và các khoản tiền người lao động vay của công ty trước khi xuất cảnh nhưng không thanh toán trả công ty đúng hạn;…. Ngoài ra, tại công ty AIC luôn có những chính sách đãi ngộ dành cho những người thuộc diện chính sách, là con em thương binh, liệt sỹ, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…Hiện tại, công ty tìm kiếm nguồn lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là ở các địa phương, các tỉnh, huyện: Kiên Giang, Bình Thuận, Kiên Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Quảng Ngãi, hải Dương, Hải Phòng…Bên cạnh nguồn lao động phổ thông tìm kiếm ở các địa phương, công ty AIC còn ký hợp đồng hợp tác với nhiều trường Đại học lớn như Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà nội, Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Đại học Quản trị Kinh Doanh Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Cao Đẳng Sao Đỏ, Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định….
Việc tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc đã giúp cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ của khu vực này đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực mà thị trường lao động nội địa không đáp ứng được, bên cạnh đó còn có lợi cho công nhân nước ngoài bởi vì họ đã có được công việc và thu nhập cao hơn ở trong nước, đồng thời khi trở về nước họ sẽ dễ dàng kiếm được việc làm hơn do tiếp thu được những kỹ năng chuyên môn và công nghệ hiện đại hơn. Nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm giảm khẳ năng tiếp nhận lao động của thị trường Trung Đông và phải cạnh tranh gay gắt về đơn hàng với rất nhiều các doanh nghiệp XKLĐ khác trong nước và các nước khác như Ấn Độ, Philipines …khiến cho số lượng lao động của công ty giảm đi, mặt khác cũng có thể do thu nhập của người lao động ở Trung Đông bị giảm đi so với trước đây nên mức phí môi giới mà công ty nhận được từ người lao động cũng bị giảm đi.
Về phía cán bộ nhân viên làm việc tại một số văn phòng tại diện ở Trung Đông của công ty cũng có một số tồn tại đó là người đại diện của công ty làm việc tại thị trường này phần lớn chỉ đóng vai trò như một phiên dịch và vai trò của người đại diện còn rất hạn chế, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn chưa rừ ràng, cắt cử cỏn bộ cũn chưa đỳng yờu cầu, số lượng không đủ, trình độ cán bộ không đều …. Về phía người lao động, người lao động bỏ trốn đến làm ở các xí nghiệp bất hợp pháp thường không ký kết các hợp đồng lao động, không quy định trách nhiệm của hai phía nên có thể bị chủ sử dụng sa thải bất cứ lúc nào, khi có tranh chấp xảy ra thì không có cơ sở pháp lý để giải quyết, quyền lợi bị xâm phạm và không được bảo vệ, đặc biệt khi gặp các tai nạn lao động sẽ không có ai xử lý gây thiệt thòi lớn cho bản thân người lao động và khó khăn cho các cơ quan quản lý.
- Thứ tư, nguồn lao động của công ty cung cấp cho thị trường này chưa thật phù hợp, nhiều lao động còn hạn chế về khả năng ngoại ngữ, chưa có quan niệm đúng đắn về kỷ luật lao động của các nước Trung Đông.
Bản thân người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài cũng cần phải có một tổ chức, một đoàn thể nào đó đứng ra bảo đảm cho lợi ích và sinh mạng của họ, trong đó bao gồm cả việc họ ra đi tìm kiếm thu nhập để đem về sử dụng hoặc gửi cho thân nhân, gia đình của mình đang sinh sống ở trong nước. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách XKLĐ đối với hoạt động XKLĐ sang Trung Đông cũng giống như tất cả các chính sách chung cho XKLĐ phải nhằm vào mục tiêu đảm bảo lợi ích kinh tế cho các tổ chức, các doanh nghiệp cung ứng lao động cho thị trường này và cá nhân người lao động đi làm việc tại Trung Đông.
Bên cạnh việc phổ biến nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật pháp, đất nước, con người, phong tục tập quán của các nước ở Trung Đông mà người lao động sẽ đến làm việc, quyền nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng, nội dung của hợp đồng, nội quy nơi làm việc, nội quy ký túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao động thì công ty cần phải có một thời gian thỏa đáng để trang bị cho người lao động nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của họ khi làm việc ở Trung Đông – một khu vực mà hầu hết người dân đều theo đạo Hồi, có các luật pháp rất hà khắc. Cũng như nhiều doanh nghiệp XKLĐ trong cả nước, thực trạng của công tác XKLĐ tại công ty AIC hiện nay là sau khi có đơn hàng mới tiến hành đi tuyển người, do đó chất lượng lao động được tuyển khác nhau, thậm chí không phù hợp với nước nhận lao động, thời gian cung ứng lại kéo dài làm lỡ việc của đối tác đồng thời làm mất cơ hội của công ty…Chính vì vậy, công ty nên có một “ngân hàng lao động”, ngân hàng lao động ở đây được hiểu là có sự chuẩn bị nguồn lao động sẵn sàng trong phạm vi 2 – 3 tuần là có thể lên đường cung cấp cho đối tác để kịp thời giải quyết các công việc mà họ đang cần.