Chiến lược nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may trên thị trường EU của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hoá

Porter thì có 5 lực lượng tác động đến cạnh tranh của doanh nghiệp đó là các nhân tố cạnh tranh liên quan đến cùng một ngành của doanh nghiệp như về khách hàng, nhà cung ứng, hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và các sản phẩm thay thế. - Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố: năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, sự sáng tạo…bởi vì các yếu tố này chi phối tới việc nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo, mới lạ của hàng hoá.

Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá .1 Nhóm chỉ tiêu định tính

Uy tín thương hiệu được hình thành dựa trên chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hoá, các dịch vụ sau bán hàng, thời gian giao hàng,… Một thương hiệu có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có lợi thế trong cạnh tranh. Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của hàng hoá hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.

Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty trên thị trường EU

    Bên cạnh đó, hàng may mặc của công ty còn bị hàng may mặc của Trung Quốc lấn át về chất lượng, mẫu mã, giá cả, sự khác biệt, uy tín thương hiệu… những yếu tố này nếu được khai thác hiệu quả sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Bên cạnh đó, hàng may mặc của công ty cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh mà chưa được khai thác tốt như các chi tiết làm thủ công, những hoạ tiết thêu, ren, đan móc được nhiều khách hàng EU ưa chuộng và lao động Việt Nam nói chung cũng như lao động của công ty nói riêng vốn rất khéo léo trong các công đoạn này.

    Kinh nghiệm một số công ty về nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng may trên thị trường EU và những bài học kinh nghiệm cho mặt hàng

    Kinh nghiệm một số công ty về nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may trên thị trường EU

    Tập đoàn gia công và sản xuất hàng may mặc Esquel china holdings của Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất của Trung Quốc trên thị trường EU, hiện nay trung bình tập đoàn sản xuất 800 triệu sản phẩm/năm trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt trung bình 450 triệu USD/năm đó là con số tương đối lớn, hàng may mặc Trung Quốc nói chung và của tập đoàn nói riêng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với nhiều đối thủ khác trên thị trường EU với nhiều lợi thế về số lượng hàng xuất khẩu lớn, chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã. Đó là sự liên kết giữa các vùng, miền sản xuất các loại sản phẩm, các nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc, tạo thành các chuỗi sản xuất và Tập đoàn có lợi thế về độ ngũ thiết kế kiểu dáng công nghiệp rất phát triển, có những trung tâm thiết kế thời trang ở các thành phố lớn như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, các trung tâm này nắm bắt nhanh thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường EU.

    Những bài học kinh nghiệm cho công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may

    Nhờ những cố gắng vượt bậc trong giải quyết các vấn đề về môi trường và lao động, hàng may mặc của công ty đã có uy tín trên thị trường EU từ đó, góp phần giảm giá bán và tăng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường EU, cải thiện hình ảnh đối với người tiêu dùng EU. Đây là bài toán khó mà hàng may mặc của các công ty ở Trung Quốc đã thực hiện được, hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may đòi hỏi cần có nhiều biện pháp kết hợp trong sản xuất hàng nguyên phụ liệu, sản xuất hàng may mặc và xuất khẩu, giữa quy mô sản xuất với hạ giá thành trên mỗi sản phẩm.

    THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-XUẤT NHẬP KHẨU DỆT

    Giới thiệu khái quát về công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may .1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

      Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm: Nông, lâm, hải sản,Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, Các mặt hàng công nghệ tiêu dùng khác, Thiết bị phụ tùng ngành dệt may, Trang thiết bị văn phòng, Văn phòng phẩm, Thiết bị tạo mẫu thời trang, Phương tiện vận tải, Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, cao su, Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại, Phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp, Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm, Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu. Thứ nhất: Tổng giám đốc công ty có quyền nhận vốn(kể cả công nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và tiến hành giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị trực thuộc công ty theo phương án đã được Tổng công ty duyệt đồng thời Tổng giám đốc công ty được quyền ký hợp đồng kinh tế, khiếu kiện hợp đồng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhượng bán, thuê và cho thuê tài sản thực hiện theo quy định tại Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và được quyền ký hợp đồng vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty.

      Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006)
      Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006)

      Thực trạng xuất khẩu mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may

        Đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này đều đạt giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng nhưng tăng với giá trị nhỏ tăng 1,05 lần so với năm 2004, riêng đối với thị trường EU thì kim ngạch lại giảm, giảm 1.782(1000 USD) đạt 3.451(1000 USD) do năm 2005 EU đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU nói chung và hàng may mặc của công ty nói riêng đã giảm sút cần có biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam cũng như hàng may mặc của công ty trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty không cao khi mà thị trường nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU được tự do hoá, khi đó hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt sẽ đạt sự tăng trưởng cao, chiếm thị phần lớn, còn hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh thấp thì kim ngạch sẽ giảm sút, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU giảm mạnh nhất giảm tới 34,05% so với năm 2004.

        Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU

          Về đối thủ cạnh tranh trong nước công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ đã từng có tiếng không chỉ ở trên sân nhà như công ty May 10, công ty May Việt Tiến, công ty May Đức Giang, công ty An Phước..Công ty may 10 trung bình hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt trên 28 nghìn USD/năm chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, với chất lượng tốt được khách hàng EU chấp nhận và thời gian giao hàng tương đối đúng thời hạn tạo dựng được uy tín đối với các đối tác EU. Trong khi đó, công ty của nhà sản xuất Nooyon Dentelle De Calaise ở Srilanca chủ yếu xây dựng thương hiệu dựa vào mua bản quyền sử dụng thương hiệu nổi tiếng trên thị trường EU, nhưng công ty của ông hơn công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may là công ty của ông đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, khách hàng EU vẫn biết được đây là hàng may mặc của công ty ông, chính vì thế dựa vào thương hiệu này mà công ty của ông đã đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường EU.

          Bảng 8: Tốc độ tăng doanh thu mặt hàng may của công ty trên thị trường  EU qua các năm(2003-2006)
          Bảng 8: Tốc độ tăng doanh thu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU qua các năm(2003-2006)

          Đánh giá hoạt động nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty trên thị trường EU

            Thứ ba: Chưa khai thác tốt sự lên giá của đồng Euro so với đồng Việt Nam vì theo lý thuyết khi đồng Euro lên giá so với đồng Việt Nam thì việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ có lợi và được đẩy mạnh, trên thực tế đồng Euro và đồng USD là hai đồng tiền được công ty sử dụng trong thanh toán với các nhà nhập khẩu EU, nhưng việc công ty sử dụng đồng Euro để thanh toán chỉ chiếm 10%. Quan hệ của công ty với hội bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia EU thiếu tính chuyên nghiệp.Việc tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc tiếp xúc của công ty với các doanh nghiệp trên thị trường EU là chưa đủ cần phải có nhiều hình thức quảng cáo hơn nữa hoặc phải có hàng của công ty ở các trung tâm thương mại đặt tại một số quốc gia tiêu thụ hàng may mặc lớnhàng hoá.

            PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-XUẤT

            Phương hướng xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang thị trường EU đến năm 2010

              Họ yêu cầu hàng may mặc phải phong phú về mẫu mã, kích cỡ, đa dạng về chủng loại, mầu sắc đặc biệt hàng may mặc là loại hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của tính văn hóa, phong tục tập quán, sở thích…những mặt hàng này thì giá thấp cho nên người tiêu dùng có thể thay đổi một cách thường xuyên. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, thông qua gia công xuất khẩu để tạo lập uy tín của công ty trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng bằng những ưu thế như giá rẻ, chất lượng cao, giao hàng đúng thời hạn…Đồng thời thông qua gia công xuất khẩu công ty có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ hiện đại, tích luỹ đổi mới thiết bị để từng bước chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.

              Những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty trên thị trường EU

                Công ty trong một vài năm tới khi đã có điều kiện về tài chính nên nghiên cứu và thực hiện các tiêu chuẩn nhãn hiệu sinh thái của EU, để hàng may mặc của công ty sớm được dán nhãn sinh thái, trong khi hàng may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ đang có chiến lược thực hiện dán nhãn sinh thái, nếu họ thực hiện trước thì hàng may mặc của các doanh nghiệp này có sức cạnh tranh rất mạnh do đó công ty nên cố gắng thực hiện sớm. Để đa dạng hóa hàng may mặc xuất khẩu trước tiên công ty cần phải đa dạng hoá về chất liệu để tạo ra sản phẩm tuy nhiên để đa dạng hoá chất liệu không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trong nước mà vai trò của các ý tưởng thiết kế của đội ngũ thiết kế trong công ty là rất quan trọng vì nếu có nhiều nguyên phụ liệu mà ý tưởng thiết kế thiếu sáng tạo, thiếu ý tưởng mới thì hàng may mặc của công ty sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ.