MỤC LỤC
Để có thể đánh giá được các yếu tố về địa hình, địa chất khu vực dự án, cán bộ thẩm định căn cứ vào các kết quả khảo sát, kết luận của đơn vị tư vấn lập dự án, đặc biệt là kết luận của tư vấn thẩm định báo cáo đầu tư/dự án đầu tư (nếu có) và ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để kết luận dự án/công trình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào: động đất, đứt gãy, thẩm thấu, có đảm bảo hoạt động được bình thường không. Ví dụ: Khi thẩm định tác động tới môi trường của dự án thuỷ điện Ngòi Phát, cán bộ thẩm định đã xem xét Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai phê duyệt và đưa ra nhận định rằng dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều ngoài diện tích đất và rừng bị mất do xây dựng công trình và được khắc phục bằng việc đền bù cho các hộ dân. Ví dụ: Nội dung này mặc dù được đưa vào trong hướng dẫn thẩm định dự án thuỷ điện, nhưng trong quá trình thẩm định dự án thuỷ điện Sông Bung 5 cũng như một số dự án thuỷ điện khác thì cán bộ thẩm định thường ít chú trọng thẩm định phần này thậm chí có dự án cán bộ thẩm định không đưa ra bất kỳ nhận xét nào về phần này như dự án thuỷ điện La Ngâu xây dựng tại Bình Thuận.
Ví dụ: Năm 2008, khi thẩm định suất đầu tư của dự án thuỷ điện Sông Bung 5, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp tính suất đầu tư theo công suất lắp máy sau đó so sánh suất đầu tư này với suất đầu tư của gần 15 dự án thuỷ điện tương tự khác để đưa ra được kết luận về suất đầu tư của dự án này ở mức tương đối cao nhưng khi xét đến yếu tố giá cả biến động so với các năm trước thì suất đầu tư này được xem là chấp nhận được. Ví dụ: Dự án thuỷ điện Sông Bung 5 khi được thẩm định rủi ro thì cán bộ thẩm định hầu như đã tìm ra hết các rủi ro có thể xảy ra với dự án trong đó đáng chú ý có rủi ro về nguồn nước – đầu vào quan trọng nhất của dự án thuỷ điện – khi thời tiết hạn hán hoặc diện tích rừng giảm làm giảm khả năng giữ nước, giảm lưu lượng nước và ảnh hưởng đến khả năng phát điện của nhà máy. Thông thường, ở cuối đường hầm, hạng mục công trình tiếp nối với nhà máy là đường hầm áp lực như một số công trình thủy điện đã được xây dựng, tuy nhiên với điều kiện thực tế về địa hình ở đây quá dốc từ 350 đến 400, việc lắp đặt thi công đường ống rất khó khăn và tốn kinh phí, tư vấn thiết kế đã chọn giải pháp làm giếng đứng và tiếp theo là hầm áp lực (nối từ đáy giếng đến nhà máy) có độ dốc gần như bằng 0 thay cho phương án hầm áp lực, D=2.4m, cán bộ thẩm định cũng nhất trí với giải pháp này.
Trong đó, kế hoạch phát triển thuỷ điện cũng được đặt ra với sự tăng lên không ngừng về mặt công suất lắp máy tuyệt đối nhưng lại giảm dần về tỷ trọng của thuỷ điện trong tổng nguồn cung cấp điện Việt Nam. Sự tăng trưởng chậm dần của công suất cùng với sự giảm dần tỷ trọng thuỷ điện có thể được lý giải một phần do mục tiêu sử dụng các nguồn điện mới như điện nguyên tử, điện từ năng lượng mặt trời tại Việt Nam theo xu thế tất yếu của thế giới. Để có được lượng vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện như trên Tổng công ty điện lực Việt Nam cũng đã dự tính các nguồn có thể huy động tuy nhiên thiếu vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện nói chung và các dự án thuỷ điện nói riêng là không thể tránh khỏi.
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng chính phủ ngày 28/11/2005 Như vậy để giải quyết lượng vốn còn thiếu EVN cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn như: cổ phần hoá thêm các đơn vị sản xuất điện, phát hành trái phiếu quốc tế.
Nằm trong Chiến lược giai đoạn 2005-2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng thương mại đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động hướng theo thông lệ quốc tế, ngang tầm các khu vực Đông Nam Á, Sở giao dịch cũng nhận thức được định hướng kinh doanh của mình cũng như mục tiêu của đơn vị. - Việc thẩm định luôn phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình, cán bộ thẩm định phải luôn đảm bảo khách quan trong quá trình thẩm định, tham mưu một cách trung thực cho Lãnh đạo Sở giao dịch trong việc ra quyết định có đồng ý cấp tín dụng cho dự án hay không, đảm bảo lợi ích chính đáng cho Sở giao dịch trong việc cho vay dự án. - Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định cụ thể cho từng nhóm ngành bắt đầu từ những nhóm ngành chiếm tỷ trọng cho vay lớn hoặc nằm trong định hướng cho vay nhiều trong thời gian tới như: Điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu.
Với những ngành đặc thù như trên, cán bộ thẩm định mặc dù hạn chế khi đánh giá kỹ thuật nhưng việc thẩm định đối với những ngành này cần tuyệt đối không được mắc những sai sót trầm trọng vì một số ngành như điện, xi măng, bất động sản nếu cấp tín dụng không thành công sẽ tạo ra thiệt hại không nhỏ vì những ngành này đều đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn.
Những định hướng trên là những định hướng mang tính tổng quát vì vậy đối với việc thẩm định mỗi ngành cụ thể, Sở giao dịch cần xây dựng những giải pháp cụ thể hơn để hoàn thiện công tác thẩm định. • Dự án đảm bảo đầy đủ các hồ sơ pháp lý và được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. • Có văn bản chấp thuận mua điện và thỏa thuận phương án đấu nối vào lưới điện quốc gia của EVN hoặc các đơn vị bán buôn, bán lẻ điện theo công suất lắp máy của dự án.
• Khách hàng cam kết chuyển toàn bộ hoặc một phần doanh thu từ dự án theo tỷ lệ hợp lý về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại Sở giao dịch.
Giải pháp này nếu được thực hiện sẽ giúp cho những cán bộ mới không có nhiều kiến thức kinh tế (ví dụ những cán bộ được tuyển dụng từ khối trường kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có những hiểu biết kỹ thuật về lĩnh vực thuỷ điện) sẽ dễ dàng theo kịp công việc thẩm định đồng thời những cán bộ đã có một số hiểu biết trước đó về các phương pháp thẩm định trong trường đại học nhưng chưa biết vận dụng những phương pháp này vào thực tế thẩm định dự án thuỷ điện như thế nào cho tốt cũng có thể tự tìm hiểu để nâng cao khả năng thẩm định cho mình. Với những nguyên lý chung cùng những ví dụ của từng phương pháp được nêu trong tài liệu, cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện Nậm Toóng chỉ cần tìm những số liệu trong quá khứ là có thể vận dụng thành công phương pháp mô hình hồi quy tương quan để dự báo cung cầu và đoán trước các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Nếu chuyên môn hoá đối với thẩm định dự án thuỷ điện được thực hiện sẽ giúp khắc phục tình trạng cán bộ thẩm định hiểu biết không nhiều về lĩnh vực kỹ thuật của dự án thuỷ điện mà vẫn được giao thẩm định dự án thuỷ điện và từ đó chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện sẽ được nâng cao bởi công tác thẩm định được giao đúng người, đúng việc để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đi cùng với hiệu quả này, phương thức tổ thẩm định chung về lâu dài sẽ giúp các cán bộ thẩm định của Sở giao dịch I biết thêm được nhiều phương pháp, cách thức thẩm định các nội dung khác nhau từ những đồng nghiệp ở các đơn vị khác và qua đó họ có thể học tập những điều mới, tổng kết thành bài học cho chính mình khi thẩm định dự án thuỷ điện.
- Nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư thuỷ điện, Tổng công ty điện lực Việt Nam nên cho bán cổ phần ở một số dự án nhà máy điện đang vận hành cho các tổ chức trong và ngoài nước để lấy tiền tăng đầu tư cho dự án mới, cho bán thêm cổ phần ở các dự án đã cổ phần hoá, EVN chỉ giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ. Đồng thời, khi xét những dự án mà chủ đầu tư đã vay vốn tại các ngân hàng khác, nguồn thông tin này có thể giúp cho cán bộ thẩm định phát hiện ra những ý định sử dụng cùng một tài sản để làm tài sản đảm bảo tại các ngân hàng khác nhau. Những cán bộ thẩm định mới cũng như cán bộ thẩm định cũ cũng cần biết thêm về các dự án thuỷ điện lớn và trong các chuyên đề này việc đào tạo cần chú ý đến khía cạnh kỹ thuật – khía cạnh mà hiểu biết của cán bộ thẩm định tại ngân hàng yếu nhất.
Việc này không những mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định khi có điều kiện tiếp xúc với nhiều dự án thủy điện mà còn mang lại hiệu quả cao cho xã hội trong việc giải quyết phần nào tình trạng thiếu điện.