MỤC LỤC
Trên cơ sở đó, luận văn rút ra một số nhận xét, đánh giá thành tựu và bài học kinh nghiệm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh QB trong giai đoạn tiếp theo.
Cùng với hệ thống sông ngòi, trên địa bàn QB còn có mạng lới các hồ chứ nước tự nhiên và nhân tạo, có khả năng chứa nước, điều tiết lũ, chống hạn cho các khu kinh tế nông lâm, ngư nghiệp như các hồ Cẩm Ly, Thanh Sơn, Đồng Sơn, Vĩnh Trung, Vực Nồi, Đồng Ran, Vực Sanh, Cửa Nghe, Mù U, Vực Tròn, Tiên Lang, Bẹ, Trung Thuần, Khe Ngang, Phú Vinh, An Mã..với diện tích mặt thoáng trên 10 KM2, diện tích lưu vực gần 90 Km2. Vì vậy, trong chiến tranh phá hoại, QB trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, song quân và dân QB phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng vượt qua khó khăn, gian khổ, hi sinh đánh thắng không quân, hải quân Mỹ, bám trụ kiên cường, xây dựng và bảo vệ hậu phương, đảm bảo chi viện cho tiền tuyến, góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
Một số lĩnh vực đã kịp thời nắm bắt đổi mới tổ chức và công tác quản lý trong nông nghiệp đã đem lại hiệu quả, song còn nhiều lĩnh vực bị hụt hẫng, lúng túng, sản xuất đình đốn, nhiều cơ sở kinh tế Nhà nước trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp khủng hoảng nghiêm trọng, sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Sau khi hàn gắn vế thương chiến tranh, khôi phục kinh tế thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nền kinh tế đạt được một số thành tựu quan trọng, trong đó thành tựu lớn nhất là xác lập được vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, làm nền tảng cho việc tích lũy cơ sở vật chất và chuẩn bị tiềm lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiểu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất; củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích lũy của HTX, làm tròn nhiệm vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước. Đường lối đổi mới đã mang lại hiệu quả thiết thực: Đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao bình quân 5 năm 2001-2005 là 7,51 % trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 16%, giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,3%, tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người 10 triệu đồng/năm (năm 2005) [56,tr.58] vị thế đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế….
Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy QB, Đảng bộ nhân dân QB từng bước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và của Tỉnh ủy vào hoàn cảnh cụ thể để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo với sự phát triển phù hợp với xu thế chung của công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và phù hợp với quy luật phát triển của thời đại. Đến đây có thể nhận thấy một hiện tượng, khi quy mô của kinh tế tăng lên, việc tăng một phần trăm sẽ khó khăn do gốc so sánh lớn và một phần trăm tăng thêm có giá trị cao, hệ số tăng trưởng có xu hướng giảm dần nhưng sản phẩm xã hội vẫn tăng trưởng do chỉ số gốc các năm sau thường xuyên tăng cao.
Hiện các hộ gia đình, các đơn vị đã từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ mới chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng ở những nơi có điều kiện, mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ mới: nuôi tôm trên cát, phát triển các giống nuôi trồng mới như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nhân rộng mô hình lúa – cá, đưa các giống cá mới cá chim, các loại cá da trơn, phát triển các giống đặc sản như ốc hương, tôm hùm, cá chình.., nhờ vậy đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, có nguồn hàng xuất khẩu và nâng cao chất lượng đời sống. Để đạt được những kết quả trên, tỉnh QB đang khuyến khích các doanh nghiệp và thành phần kinh tế phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở tập trung đầu tư nguồn vốn, đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào tám cụm, điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; quan tâm hỗ trợ người sản xuất và doanh nghiệp đầu mối về thông tin thị trường, sản phẩm, chính sách về đất đai để họ yên tâm đầu tư sản xuất.
Phát động phong trào vệ sinh môi trường, duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng; triển khai công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tổ chức phòng chống các bệnh xã hội, củng cố công tác khám chữa bệnh, thực hiện các chức trách chế độ công tác trong bệnh viện, bệnh xá; xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới ngành dược, thực hiện chủ trương đưa thuốc đến tận người dân. Việc mở rộng mạng lưới phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm văn hóa nghệ thuật đã đem lại hiệu quả thiết thục: nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của quần chúng cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, thị trường, văn hóa xã hội, về đời sống và pháp luật cho mọi người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, xây dựng con người mới, hướng mọi hoạt động của con người theo đúng đạo lý của cuộc sống hướng tới chấn thiện mỹ.
Dọc theo chiều dài của tỉnh có ba tuyến giao thông: Quốc lộ 1A dài 122 km, đi qua 5 huyện thị được đảm bảo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp ba đồng bằng, hai cây cầu hiện đại là cầu Gianh và cầu Quán Hàu thay thế hoàn toàn cho việc vận chuyển bằng phà, đảm bảo lưu thông thông suốt trong mùa mưa bão, tránh được nạn ùn tắc giao thông trong mùa lũ lụt; Đường Hồ Chí Minh đi dọc phía Tây tỉnh, đi qua 6 huyện thị với chiều dài 385 km (nhánh phía Đông dài 170 km đạt tiêu chuẩn đường cấp ba miền núi, nhánh phía tây dài 215 km đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi) hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2003; đường 12A từ cảng Hòn La đi qua ba huyện và sang nước bạn Lào, với chiều dài 153 km. Hạ tầng năng lượng điện: Điện năng trước đây được cung cấp bằng máy phát điện diezen sản lượng năm 1990 là 16 triệu Kw/h cấp điện chủ yếu cho thị xã Đồng Hới, năm 1994 từ điện lưới quốc gia qua 1 trạm Đồng Hới, hiện nay dụ án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hòn La đã được thông qua với cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật vô cùng hiện đại.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), để giải quyết những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội, Đảng và Nhà Nhà nước ta đã thực hiện đổi mới đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế. Thực sự bước vào quá trình đổi mới từ sau ngày tái thành lập tỉnh năm 1989, sau hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, trải qua năm kỳ Đại hội đại biểu hội đồng nhân tỉnh và bốn kỳ kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH, QB đã phát triển được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần , cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhận thức được vai trò của các thành phần kinh tế, tỉnh đã khai thác mọi khả năng và nguồn lực trí tuệ và vật chất để thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; từ đó tạo sự chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện ba chương trình kinh tế là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hoạt động kinh doanh thương mại. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phải tập trung vận động đoàn viên, hội viên hưởng ứng thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”, “Xóa đói giảm nghèo”, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và các chính sách trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng đề ra.