Thái Lan: Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa sau khi gia nhập WTO

MỤC LỤC

Kinh nghiệm của một số nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá (một số nước ASEAN và Trung Quốc)

Mặc dù Thái Lan là một trong 5 nước sáng lập ra ASEAN (8/1967), khối kinh tế khu vực được coi là phát triển năng động nhất hiện nay, đồng thời, Thái lan còn là thành viên của Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, ký ngày 17/9/1957), nhưng quá trình hội nhập thực sự của Thái Lan với nền kinh tế thế giới bắt đầu thể hiện rừ nột vào cuối những năm 80 thế kỷ XX, khi kinh tế Thỏi Lan rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Trong tình hình hiện nay, khi Thái Lan đang nỗ lực thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, từng bước thay thế những sản phẩm xuất khẩu có chi phí lao động cao, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự giảm sút khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trở nên thực sự cần thiết. Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, Cơ quan Quản lý đầu tư Thái Lan (BOI) đã cụ thể hóa thành 4 nhiệm vụ sau: Khuyến khích đầu tư công nghệ, nhằm làm tăng giá trị hàng hóa trong các ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, đồ chơi, giầy dép và một số ngành công nghiệp nhẹ); Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm trong những ngành vốn đã có khả năng cạnh tranh mạnh (chế biến nông sản, hải sản); Đầu tư nâng cao năng suất lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng (sản xuất phụ tùng ô tô, các ngành sử dụng công nghệ cao như IC, bán dẫn và màng silicon); Giảm chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp nói chung, đặc biệt là những ngành công nghiệp còn non trẻ.

Đối với nông sản Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia, để đáp ứng các luật chơi này, việc tổ chức lại sản xuất là yêu cầu bức bách, trong đó GAP - chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị sản xuất đến trước và sau thu hoạch, kể cả các yếu tố liên quan khác như môi trường, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi người lao động, là khó khăn nhất. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo.Khi Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những vụ kiện vô lý như là cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ.Khi là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các quy chế mới của WTO. Ông Phạm Quang Diệu, Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010 với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo, cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề.

Đối với mặt hàng công nghiệp

Nhìn lại tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tự do hoá các hoạt động kinh tế, chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước; xoá bỏ dần chế độ hai giá, từng bước tiến tới thiết lập chế độ một giá; mở cửa thị trường, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; tiến hành sửa đổi bổ sung và điều chỉnh kịp thời các chính sách và văn bản pháp quy; tăng cường việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. • Để có thể tận dụng có hiệu quả mọi cơ hội mang lại khi gia nhập WTO, tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế, ngành Công nghiệp đang và sẽ phát triển theo hướng lựa chọn, tập trung vào những ngành hàng, những nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh, huy động mạnh mẽ những năng lực còn tiềm ẩn, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp đầu tư mới và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, áp dụng rộng rãi những phương pháp quản lý tiên tiến, áp dụng mọi giải pháp cần thiết để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những định hướng như trên, Bộ đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý; Phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng mở rộng thị trường đi đôi với phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp tiềm năng theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách DNNN, khuyến khích mọi người đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tuyên truyền, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ, hệ thống kiểm.

Đối với sản phẩm dịch vụ

Một điểm yếu khác là mặc dù đã tách bạch giữa hoạt động kinh doanh thương mại và hoạt động cho vay chính sách theo chủ trương của Chính phủ, song việc cho vay theo chỉ định vẫn tiếp diễn, làm cho tình trạng nợ quá hạn vốn đã rất nghiêm trọng ở các ngân hàng thương mại có nguy cơ bị kéo dài, từ đó cản trở quá trình cổ phần hóa. Ngoài những hãng tên tuổi như Motorola, Siemens, Ericsson, Nokia… đến những hãng lần đầu tên được nhắc đến tên ở Việt Nam như Telenor của Na Uy đến Lucent Technologies của Mỹ… Chính vì sức hút lớn của thị trường viễn thông di động Việt Nam, mà chắc chắn rằng, khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp mạng di động Việt Nam sẽ chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài. Theo ông Hồ Công Việt - Trưởng phòng Kinh doanh mạng của Công ty VinaPhone, hiện nay việc đầu tư xây dựng thêm các mạng di động mới ở Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài không dễ dàng, bởi đến nay, nước ta đã có tới năm mạng di động (VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone, E- Mobile) đang hoạt động, sắp tới lại có thêm mạng di động 092 của Hanoi Telecom.

Một số vấn đề thương hiệu trong cạnh tranh

Vào quý 2-2008, việc vệ tinh VINASAT được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động, sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ viễn thông di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Theo nhiều chuyên gia viễn thông, việc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đang đẩy mạnh phát triển thuê bao di động, không nằm ngoài chiến lược thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường trước khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ. - Quảng cáo là một công cụ tiếp cận với khách hàng, 1 lôgô được thiết kế ấn tượng, bao bì bắt mắt, panô hoành tráng, sẽ giúp xây dựng nhãn hiệu, tạo nên sự đặc trưng, tận dụng được nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh.