MỤC LỤC
Mùn compost được tạo thành từ hệ thống bể ủ tiếp tục được đưa đi ủ chín trong nhà có mái che.Mùn compost sau khi ủ chín và ổn định còn lẫn nhiều tạp chất, sơ sợi chưa phân hủy được đưa qua máy sàng để loại bỏ các thành phần chưa phân hủy hết. Ảnh hưởng của độ ẩm: Nếu vật liệu quá khô không đủ ẩm cho sự tồn tại của vi sinh vật, nếu vật liệu quá ẩm thì không có lỗ hổng không gian và sẽ chứa đầy nước, vật liệu sẽ không xốp, diện tích bề mặt sẽ bị giảm, sẽ diễn ra quá trình lên men yếm khí, oxy sẽ không thể lọt vào được.
Hệ thống thoát nước không chỉ bảo vệ những khu vực chôn lấp rác khỏi bị xói mòn trong thời gian hoạt động mà còn tiêu thoát lượng nước thừa ngấm vào các ô rác và tạo ra nước rác. Dự đoán khối lượng nước rác: khối lượng nước rác và đặc tính địa chất của tầng đất nằm dưới đáy bãi là những yếu tố chính, quyết định khả năng pha loãng tự nhiên các chất ô nhiễm trong nước rác trước khi các chất này chảy đến nguồn nước ngầm. - Lớp bọc quanh đường ống thu gom nước rác bao gồm: một lớp đất có độ hạt ít nhất 5% khối lượng là hạt có đường kính 0,075 mm hoặc một màng lọc tổng hợp có hiệu quả lọc tương đương để ngăn chặn sự di chuyển các hạt quá mịn xuống hệ thống thu gom sao cho nước rác tự chảy nhanh xuống hệ thống thu gom.
Thuật ngữ “giới hạn thấp về cháy nổ” được hiểu là ở nồng độ thấp, tính theo thể tích, một chất khí trong hỗn hợp khí ở nhiệt độ 25oC và ở áp suất 101,325 kPa sẽ gây ra cháy trong không khí. Ngoài ra, trong thành phần của khí còn chứa một số khí khác nữa như hydrocacbon (CH2); Toluend (C6H5CH3); Benzen (C6H6) trong điều kiện bãi chôn lấp hoạt động ổn định sau thời gian từ 1 – 2 năm. Thông thường khí ga ở bãi chôn lấp có sản lượng lớn nhất là 5 năm đầu tiên, đạt được khoảng từ 4 – 14 m3CH4/1 tấn phế thải khô, và kéo dài khoảng 20 năm kể từ khi giai đoạn yếm khí đầu tiên xuất hiện.
Vì vậy vấn đề phòng ngừa an toàn cho tất cả những người điều hành hoặc làm việc trên bãi chôn lấp, nhất là các khu vực thoát tán khí ga, các khu vực có thể tích tụ khí ga, các ống dẫn thoát nước, nơi xử lý khí và nơi có hệ thống tập trung khí metan là rất cần thiết. Để đảm bảo việc thu hồi khí ga được tốt hơn, người ta còn thiết kế hệ thống phun nước vào bãi chôn lấp nhằm đảm bảo độ thủy phân của rác thải, giữ không cho oxy lọt vào các túi khí tạo ra các vi sinh vật ưa khí và kéo theo vi sinh vật kỵ khí ra ngoài và làm chậm quá trình sản sinh khí metan. Khi đã có hệ thống thu hồi khí trên bãi chôn lấp, phải kiểm tra nghiêm ngặt để xỏc định rừ mức độ giảm ụ nhiễm ở bói thải và cỏc khu vực lõn cận, củng như ngăn chặn khả năng gây cháy, nổ ở nơi tập trung khí metan, đồng thời tìm mọi biện pháp giảm các hiện tượng trên đến mức tối thiểu.
Những nơi khí metan có khả năng tập trung tới 5 – 15%, cần lắp đặt thiết bị đo để báo trước sự tập trung khí metan mà tìm cách khắc phục hoặc báo cho mọi người đề phòng tránh xa những nơi này. Các phương pháp khử nước (làm khô) bùn cặn trong điều kiện nhân tạo có thể bao gồm: lọc chân không; băng lọc; máy quay li tâm hoặc máy ép lọc. Thành phần của bùn và tỷ lệ 4:1 của phế thải rắn so với bùn là thích hợp nhất để áp dụng biện pháp kết hợp xử lý phế thải rắn và bùn trong cùng một bãi thải.
Nếu áp dụng phương pháp chôn lấp bề mặt thì khi đổ bùn vào khu vực chôn lấp, sẽ tạo ra tình trạng trơn lầy bề mặt làm việc, gây ra mùi xú uế. Biện pháp thông thường là đổ rác xuống mương, sau đó đổ bùn vào cuối cùng là một lớp rác khô lên trên với tỷ lệ 4 tấn rác và 1 tấn bùn. Tuy nhiên loại rác độc hại như rác y tế hoặc rác công nghiệp thì cần áp dụng phương pháp thiêu đốt bởi nếu chôn lấp sẽ gây nên ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
Công pháp chôn lấp mang tính thuần hướng khí: làm với cấu trúc đường ra của ống dẫn tập trung nước rỉ rác tiếp xúc với khí quyển, lại vừa được bao quanh bằng sỏi hoặc đá tạp với kích cỡ nhất định tại chu vi đuờng ống dẫn bên trong tầng chôn lấp nên chịu trách nhiệm cung cấp ôxi – hay còn gọi là cấu trúc mang tính hướng khí. Công pháp chôn lấp mang tính thuần hướng khí theo hình thức cách tân: Cấu trúc này giúp loại bỏ nước rỉ rác ở tất cả các góc nghiêng trong cấu trúc chôn lấp mang tính hướng khí cũ và tạo chức năng thông khí, thải nhanh nước rỉ rác và mở rộng khu vực mang tính hướng khí, giảm nguy cơ tắc ống dẫn, đặc biệt thích hợp với chôn ở giữa các dãy núi /thung lũng có độ dốc thích hợp. Với biện pháp xử lý mang tính sinh vật học, có các công đoạn thay đổi như phương pháp hoạt tính bùn, thông khí (aeration) tiếp xúc, xoay sinh học (rotating biological contactor), xử lí chất kị khí; đồng thời tiến hành xử lý tính kị khí ở giai đoạn trước, đặc biệt gần đây đã chuyển sang công đoạn loại bỏ nitơ.
Nếu sử dụng hệ thống chống thấm khác thì hiệu quả chống thấm của hệ thống này phải tuân thủ các điều kiện chống thấm như với đáy δ tự nhiên (k≤ 1.10-7 cm/s) của điều này. Trường hợp lớp đất đá tự nhiên ở đáy ô chôn lấp rác thải không thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện chống thấm thì đáy và thành của ô chôn lấp phải được xử lý bằng một hệ thống hai tầng bảo vệ chống thấm như sau:. 1) Tầng bảo vệ thứ nhất nằm phía dưới được cấu tạo:. - Đáy ô chôn lấp phải được cấu tạo bởi một lớp đá cao ít nhất là 1,5m, sau đó là một lớp đất sét có chiều dày 60cm sau khi đã được đầm chặt. - Một màng tổng hợp chống thấm có chiều dày 1,5mm được đặt trên lớp sét 60cm này. 2) Tầng bảo vệ thứ hai ở phía trên là màng tổng hợp chống thấm có chiều dày ít nhất 1,5m. Hệ thống hai tầng bảo vệ bằng màng chống thấm nói trên phải được xử lý sao cho chúng có độ dốc bề mặt tối thiểu là 2%. Khi tận dụng moong, mỏ khai thác đá, khai thác quặng làm ô chôn lấp cần phải tuân theo những điều kiện sau đây:. 1) Moong, mỏ khai thác phải lộ thiên. 2) Trường hợp moong hoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí cao hơn so với mực nước ngầm, nếu lưu lượng nước thấm vào bình quân ngày tính cho một năm quan trắc liên tục nhỏ hơn 1,5.10-3 m3 nước trên 1m2 thì không cần thực hiện các biện pháp chống thấm cho đáy và thành ô chôn lấp. Nếu lưu lượng nước bình quân ngày thấm vào như đã nói trên lớn hơn 1,5.10-3 m3 nước trên 1m2 thì phải được thực hiện các biện pháp chống thấm. 3) Trường hợp moong hoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí thấp hơn so với mực nước ngầm, các biện pháp xử lý chống thấm phải được thực hiện theo quy định. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý và nghiên cứu áp dụng các công nghệ phụ nhằm xử lý khí thải từ lò thiêu đốt sẽ giúp cho quá trình xử lý hoàn thiện hơn, bảo vệ tốt môi trường không khí. Thiết bị đốt theo công nghệ RDF đã phát triển vào những năm 1970, để sản xuất ra nhiên liệu sử dụng cho các máy phát điện chạy bằng hơi nước dùng trong công nghiệp hay các mục đích khác mà không phải bổ sung nhiên liệu đốt.
Một lợi điểm của việc dùng thiết bị lọc túi là có tác dụng như một quá trình lọc thứ cấp các khí axít, các hạt calcium dính trên túi sẽ tác dụng với khí axít chưa được xử lý. Hiện nay than hoạt tính được sử dụng như là chất hổ trợ cho quá trình lọc. Than được bơm vào khí lò trước khi qua túi lọc để kiểm soát các chất hữu cơ dễ bay hơi và thủy ngân.